Các giải pháp giảm nhẹ tai biến phục vụ quản lý mơi trƣờng và phá t

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trường, bờ biển tỉnh quảng nam (Trang 131 - 141)

C. CÁC KIỂU BỜ BIỂN

A. Khu vực Cửa Đại (Hội An)

3.5.2. Các giải pháp giảm nhẹ tai biến phục vụ quản lý mơi trƣờng và phá t

triển bền vững vùng bờ biển tỉnh Quảng Nam

3.5.2.1. Đề xuất quy hoạch và sử dụng bờ biển trên cơ sở địa mạo

Về lâu dài và cĩ thể tránh đƣợc những tác động khơng mong muốn do cả thiên nhiên và con ngƣời gây ra, trƣớc hết cần cĩ quy hoạch sử dụng các nguồn tài nguyên trên dải bờ biển, trong đĩ cĩ địa hình, một cách đúng đắn và khơn ngoan. Nghiên cứu địa mạo cĩ những đĩng gĩp quan trọng trong quy hoạch bờ biển xuất phát từ mối quan hệ phản ứng-quá trình, hay nĩi cách khác từ hệ địa mạo phản ứng- quá trình đã và đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong địa mạo học từ vài chục năm gần đây (chẳng hạn, phản ứng lại với mực nƣớc biển dâng là quá trình xĩi lở làm đƣờng bờ giật lùi về phía đất liền, cịn quá trình tích tụ, mở rộng diện tích lục địa phản ứng lại mực nƣớc biển hạ thấp). Từ những mối quan hệ nhƣ vậy, địa hình bờ biển luơn là đối tƣợng nhạy cảm nhất với những thay đổi kể cả các hợp phần trong hệ địa mạo bờ, cũng nhƣ các điều kiện từ bên ngồi, nhƣ biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng. Điều này dẫn đến địa hình bờ biển dễ bị tổn thƣơng do mực nƣớc biển dâng.

Tài nguyên địa hình trên dải ven biển và đáy biển ven bờ tỉnh Quảng Nam rất đa dạng và phong phú cả về nguồn gốc lẫn hình thái của chúng. Các thành tạo địa hình do biển, kể cả các bề mặt tích tụ lẫn các thành tạo mài mịn đều cĩ giá trị sử dụng trong thực tiễn (là mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất nơng-lâm- thủy sản, v.v.) lẫn trong nghiên cứu khoa học (quá trình tiến hĩa địa mạo của đồng bằng ven biển, theo dõi quá trình tiến hĩa các thành tạo địa chất lộ ra trên địa hình mài mịn ở khu vực An Hịa, v.v.). Tuy nhiên, hiện nay, tồn bộ rìa phía biển của các bề mặt tích tụ này đều đang bị xĩi lở khá mạnh mẽ, đặc biệt ở khu vực Cửa Đại, Cử Lở và bãi Bà Tình. Xĩi lở khơng những làm mất đất, mà cịn phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch ở đây.

Trƣớc tình trạng nhƣ vậy, ở đây, chỉ nêu một vài nhân xét về đinh hƣớng quy hoạch phát triển du lịch. Cĩ thể nĩi rằng, nguồn tài nguyên phục vụ phát triển du lịch trong phạm vi của tỉnh rất phong phú, đặc biệt là đoạn bờ biển từ phƣờng Cửa Đại hƣớng lên tới Đà Nẵng. Trên đoạn này cĩ thể bố trí nhiều tuyến và điểm du lịch với khả năng đi lại thuận lợi theo đƣờng ven biển Hội An-Đà Nẵng. Các hình thức

122

du lịch gồm tắm biển bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), bãi biển phƣờng (Cửa Đại), ngắm cảnh (đƣờng đèo Hải Vân, Cù Lao Chàm), văn hĩa (Đơ thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn), v.v.

Một điều đáng quan tâm khi xây dựng hạ tầng cơ sở cho du lịch, nhƣ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, v.v. cần thiết phải cân nhắc chiều rộng của dải bờ biển dễ bị tổn thƣơng do mực nƣớc biển dâng trong khoảng thời gian đƣợc đự đốn cho 10 năm, 20 năm hoặc 50 năm hoặc tai biến xĩi lở đã và đang diễn ra, để tránh xảy ra những thiệt hại khơng mong muốn nhƣ cơng trình resort đang xây dựng tại phƣờng Cửa Đại (Hội An) phải bỏ lại do xĩi lở (hình 3.60).

Hình 3.60: Cơng trình đang xây dựng phải bỏ lại do xĩi lở (trái, 2013), và xĩi lở

nền mĩng cơng trình ở phƣờng Cửa Đại (phải, 2009)(ảnh Trần Văn Bình)

3.5.2.2. Một số giải pháp khắc phục giảm nhẹ thiệt hại do tai biến xĩi lở - bồi tụ

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích tổng hợp các tài liệu cĩ liên quan đến vến đề và thực tế cho thấy rằng, để giảm nhẹ thiệt hại do quá trình xĩi lở - bồi tụ bờ biển, các khu vực cửa sơng là rất khĩ khăn và phức tạp, việc này địi hỏi phải đƣợc tiến hành một cách đồng bộ, tồn diện các giải pháp từ tầm vĩ mơ đến vi mơ, cả trực tiếp và gián tiếp, cả giải pháp cơng trình và phi cơng trình, đều phải đƣợc nghiên cứu sâu sắc để đƣa ra các phƣơng án phù hợp với từng đoạn bờ cụ thể. Các giải pháp ở tầm vĩ mơ phải nằm trong nội dung quản lý ở khu vực, vùng lãnh thổ và qui hoạch tổng thể cho phát triển kinh tế - xã hội. Các giải pháp phi cơng trình cần phải huy động đƣợc sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cƣ, sự phối hợp liên ngành từ các cấp lãnh đạo thuộc tất cả các lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Các giải pháp cơng trình cần phải phù hợp với qui luật tự nhiên trên cơ sở xác định đƣợc các tác nhân

123

gây xĩi lở, nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp, đồng thời cơng trình phải cĩ đƣợc hiệu quả và tác dụng lâu dài, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng và nhà nƣớc, khơng gây tác động tiêu cực đến mơi trƣờng và xĩi lở các khu vực lân cận. Xuất phát từ đĩ, trong khu vực nghiên cứu tác giả đề xuất một số giải pháp sau.

a. Giải pháp phi cơng trình

Giải pháp phi cơng trình ở đây, trƣớc hết là tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về các tai biến do thiên tai và các nguyên nhân cơ bản (trong đĩ cĩ cả tác động của con ngƣời) gây xĩi lở-bồi tụ, để họ cĩ ý thức thực hiện nghiêm chỉnh các luật nhƣ: Luật bảo vệ Mơi trƣờng, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật khai thác tài nguyên, .v.v... Ngồi ra, để tránh thiệt hại khơng mong muốn cần phải cĩ giải pháp quy hoạch chiến lƣợc phát triển vùng bờ biển, đồng thời chỉ ra mức độ xĩi lở tại các đoạn bờ đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra, nhằm giảm thiểu thiệt hại dẫn đến tai biến và các rủi ro đi kèm.

b. Các giải pháp cơng trình

Cần nghiên cứu và đánh giá sâu sắc về các điều kiện địa chất, địa mạo và các quá trình thủy thạch động lực tại khu bờ để đƣa ra những biện pháp cơng trình cụ thể phù hợp với từng đoạn bờ, tránh xảy ra biến cố nhƣ cơng trình kè mềm tại Cửa Lở tiêu tốn rất nhiều tiền nhƣng khơng cĩ hiệu quả.

Khu vực cửa Đại: Hiện nay, bãi biển phƣờng Cửa Đại chƣa cĩ cơng trình

nào làm giảm năng lƣợng sĩng, mà chỉ cĩ một số đoạn bờ với chiều dài từ 200- 500m, đƣợc xây dựng kè lát mái hoặc tƣờng bảo tại các khu vực khách sạn, nhƣng chƣa mang lại hiệu quả cao. Trên những đoạn cơng trình kè này, hiện tại đang bị tác động trực tiếp của sĩng, nên một số đoạn cũng đã bị sĩng biển đánh sập và đang đe dọa đến các cơng trình bên trong đĩ, điều này sẽ rất nguy hiểm khi phải đối mặt với tình hình thiên tai nhƣ hiện nay. Do vậy, để giảm thiểu thiệt hại do sĩng biển trực tiếp gây ra, tại đây cần cĩ giải pháp bảo vệ bờ hợp lý nhƣ xây dựng kè chắn sĩng xa bờ, cĩ tác động làm giảm năng lƣợng sĩng, đồng thời chú ý đến quá trình vận chuyển trầm tích ven bờ, tránh hiện tƣợng bồi lấp Cửu Đại. Ngồi ra, cũng cần kết hợp với giải pháp quy hoạch lâu dài cho khu vực nhƣ nuơi bãi hay cảnh báo xĩi lở ở

124

mức độ cao, để tránh đƣợc những thiệt hại khơng mong muốn xảy ra, đồng thời tạo nên cảnh quan vùng bờ là bãi tắm, khu du lịch sinh thái.

Khu vực Cửa Lở: Cửa Lở cĩ vai trị điều tiết sự trao đổi nƣớc giữa hạ lƣu

sơng Tam Kỳ, Trƣờng Giang với biển, đặc biệt là tiêu thốt lũ lụt tại khu vực. Do vậy, cũng đã đƣợc tỉnh Quảng Nam đầu tƣ xây dựng hệ thống kè mềm nhƣ đã nĩi đến ở trên và khơng cĩ tác dụng. Nên giải pháp chống xĩi lở ở đây cần xây dựng hệ thống kè phá sĩng xa bờ, nằm song song với đƣờng bờ phía nam Cửa Lở. Với giải pháp này, thì đƣờng bờ sẽ đƣợc ổn định hơn.

Khu vực bờ biển tại bãi Bà Tình: Với dạng địa hình bờ biển bãi Bà Tình là

vùng lỏm, nằm trong nhƣ một vịnh biển nửa kín, mũi phía bắc và phía nam đƣợc cấu tạo đá gốc là đá bazan cĩ vai trị nhƣ kè chắn sĩng tự nhiên. Với những nhận định về đặc điểm địa mạo, cấu trúc địa chất và động lực tác động dẫn đến xĩi lở bờ biển ở đây mà nguyên chân chính là do sĩng. Sự phân bố các trƣờng sĩng điển hình tại khu vực này là sĩng hƣớng đơng bắc cĩ tác động mạnh nhất. Do đĩ, cần thiết kế kè chắn sĩng đến từ hƣớng đơng bắc là chủ yếu. Cơng trình kè sẽ đƣợc thiết kế dạng nổi hay chìm, sẽ làm giảm tối đa sự tác động của sĩng, (với tốc độ giĩ 9m/s, năng lƣợng sĩng chỉ ≤0,5m [27]), đồng thời đảm bảo bờ biển ổn định và cảnh quan mơi trƣờng vùng bờ (hình 3.61). Tuy nhiên, với kè nổi sẽ tạo cảnh quan đẹp hơn.

108.689 108.69 108.691 108.692 108.693 108.694 108.695 108.696 108.697 108.698 108.699 108.7 15.473 15.474 15.475 15.476 15.477 15.478 15.479 15.48 0 100 200m Hải đăng Baõi B à T ình Đ ươøng giao th ông 0.5 0.7 1 1.2 1.5 (m) : Hướng sóng : Đường đẳng độ cao sóng Hs(m) : Ranh giới đá gốc : Thềm đá gốc : Kè phá sóng K hu vư ïc q ua ân sự

Hình 3.61: Trƣờng độ cao sĩng hữu hiệu tại vùng biển bãi Bà Tình (giĩ đơng bắc, V = 9m/s; kè nổi) [27]

125

KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu địa mạo vùng bờ biển tỉnh Quảng Nam cĩ thể đƣa ra một số kết luận sau:

1. Đặc trƣng về địa hình khu vực nghiên cứu là cĩ tính phân dị từ tây sang đơng. Trên lục địa là đồng bằng ven biển bị phân cắt mạnh bởi các hệ thống sơng Thu Bồn, sơng Tam Kỳ và sơng Trƣờng Giang, ngồi ra cịn cĩ dải cồn cát song song với bờ biển. Đƣờng bờ biển kéo dài theo hƣớng theo hƣớng tây bắc-đơng nam, đồng thời bị phân cắt bởi các cửa sơng và mũi nhơ đá gốc. Địa hình đáy biển ven bờ phần lớn là đồng bằng nghiêng thoải đang chịu tác động mạnh bởi các yếu tố động lực hiện đại, cịn địa hình đáy tại khu vực các cửa sơng đang biến đổi phức tạp bởi các cồn cát ngầm di động, các gờ cao và rãnh trũng.

2. Trên cơ sở các nguyên tắc nguồn gốc-hình thái-động lực, địa hình khu vực nghiên cứu đƣợc phân chia thành 36 đơn vị địa mạo. Trong đĩ, phần địa hình lục địa ven biển cĩ 5 nhĩm gồm 26 đơn vị và phần địa hình đáy biển ven bờ cĩ 2 nhĩm gồm 10 đơn vị, thuộc các nguồn gốc, hình thái và động lực khác nhau.

3. Nghiên cứu địa mạo dải bờ biển tỉnh Quảng Nam đã tìm ra đƣợc nguyên nhân gây ra xĩi lở bờ biển trong suốt thời gian dài từ năm 1965 đến nay, cũng nhƣ trong thời gian ngắn từ năm 2013-2014, nguyên nhân chính gây ra xĩi lở khốc liệt tại khu vực phƣờng Cửa Đại (Hội An), khu vƣc Cửa Lở-Tam Hải và bờ biển bãi Bà Tình-Tam Quang (Núi Thành) đĩ là năng lƣợng sĩng biển cao vào mùa giĩ đơng bắc, mà đặc biệt hơn nữa là sĩng biển trong khi cĩ giĩ bão. Sau một trận bão bờ biển bị giật lùi vào đất liền hàng chục mét, đồng thời lấy đi lƣợng lớn cát từ bãi biển, gĩp phần bồi tụ tại các cửa sơng. Cịn nguyên nhân gây ra xĩi lở bờ biển tại bãi Bà Tình, ngồi những yếu tố tác động của sĩng, một phần do hậu quả của con ngƣời trong việc khai thác tài nguyên khống sản.

4. Kết quả nghiên cứu địa mạo cho thấy hiện tƣợng xĩi lở bờ biển khơng chỉ xảy ra trên những đoạn bờ cát mà cịn đã và đang xảy ra mạnh mẽ trên đoạn bờ đá bazan đã bị phong hĩa.

5. Việc nghiên cứu địa mạo dải ven bờ biển tỉnh Quảng Nam, qua việc đo đạc, thành lập các trắc diện địa hình trên mỗi đoạn bờ, bãi và tính tốn cán cân trầm

126

tích trên đĩ, cho thấy xu thế phát triển của bãi biển cũng nhƣ đƣờng bờ, đồng thời tìm ra đƣợc đoạn bờ bị xĩi lở liên tục cĩ tính dài hạn (trong nhiều năm) cũng nhƣ ngắn hạn (trong 1 năm). Điều này cĩ ý nghĩa quan trọng cho việc cảnh báo tai biến xĩi lở-bồi tụ. Từ đĩ, cĩ những giải pháp phù hợp làm giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ bờ biển, phục vụ quản lý mơi trƣờng bờ và cĩ chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

127

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Nguyễn Tác An (chủ nhiệm) (2007), Áp dụng bước 3,4,5 mơ hình quản lý tổng hợp

đơi bờ cho tỉnh Quảng Nam, Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án, Lƣu trữ thƣ

viện Viện Hải dƣơng học, Nha Trang, 404 tr.

2. Vũ Tuấn Anh (2010), Nghiên cứu động lực hình thái vùng biển cửa sơng Thu Bồn, Luận án Tiến sĩ địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên-Hà Nội.

3. Bách khoa tồn thư Địa lý-Xơ viết (1988), Nxb Bách khoa Tồn thƣ Xơ-viết,

Maxcơva.

4. Đào Đình Bắc (chủ trì), Đặng Văn Bào, Vũ Văn Phái, Cát Nguyên Hùng, Nguyễn Hiệu (2002), Nghiên cứu tai biến thiên nhiên trên cơ sở phương pháp địa mạo phục

vụ phát triển đơ thị dải đồng bằng ven biển Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Báo cáo đề tài

đặc biệt cấp ĐH Quốc gia, Hà Nội, 166 tr.

5. Ngơ Ngọc Cát và nnk (2001), Đánh giá điều kiện địa chất cơng trình phục vụ

nghiên cứu sạt lở bờ biển miền Trung, Báo cáo tổng kết đề tài nhánh thuộc đề tài

KHCN -5, Lƣu trữ Viện Địa Lý.

6. Cơng ước 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển. Nxb TP HCM, 1996, 272 tr.

7. Nguyễn Văn Cƣ và nnk (1990), Nghiên cứu các quá trình thủy thạch động lực vùng

bờ biển mở, Báo cáo tổng kết đề tài 48B-02-01, Tập 1, Viện khoa học Việt Nam, Hà

Nội. 170tr.

8. Trần Văn Bình, Trịnh Thế Hiếu (2010)Sự biến đổi hình thái địa hình bãi và đƣờng bờ tại một số khu vực bờ biển Nam Trung Bộ theo thời gian (2007 – 2008”,Tạp chí

Khoa học và Cơng nghệ biển T10(2), tr. 15-29.

9. Trần Văn Bình, Lê Đình Mầu (2012),Quá trình xĩi lở - bồi tụ và hiện trạng đĩng - mở cửa tại khu vực đầm Ơ Loan (Phú Yên)”. Tạp chí Tạp chí Khoa học và Cơng

nghệ biển, T.12(3), tr. 24-33.

10. Trịnh Thế Hiếu (chủ nhiệm) (2000), Báo cáo tổng kết đề tài, Điều tra khảo sát đặc điểm sinh thái và mơi trường làm cơ sở định hướng phát triển bền vững một số lồi

hải đặc sản vùng ven bờ tỉnh Quảng Nam, Lƣu trữ thƣ viện Viện Hải dƣơng học,

Nha Trang.

11. Trịnh Thế Hiếu và nnk (2001), Sự biến đổi và xu thế phát triển khu vực bờ cửa Đại, Hội An, tỉnh Quảng Nam”, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị Biển Đơng – 2000, tr.75-90.

12. Trịnh Thế Hiếu (2003), “Về tiềm năng khống sản rắn vùng biển Việt Nam”, Tuyển

tập nghiên cứu biển, T.XIII, tr. 63-72.

13. Trịnh Thế Hiếu, Lê Phƣớc Trình, Tơ Quang Thịnh (2005), “Hiện trạng và dự báo sự biến động bờ biển và các cửa sơng ven biển Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị

60 năm Địa chất Việt Nam, Hà Nội, tr. 359-366.

14. Trịnh Thế Hiếu (2006), “Tài nguyên khoảng sản rắn vùng bờ tỉnh Quảng Nam-hiện trạng khai thác và vấn đề mơi trƣờng”, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ biển. T.6(4) 2006. tr. 37-47.

15. Trịnh Thế Hiếu (chủ trì), Nguyễn Đình Đàn, Phạm Bá Trung, Trần Văn Bình (2008), Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh

128

thái đất ngập nước ven biển Quảng Nam. Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài cấp tỉnh,

64 tr.

16. Trịnh Thế Hiếu, Trần Văn Bình (2011), “Hiện trạng khai thác và xu thế biến đổi tài nguyên thiên nhiên tại dải ven biển Nam Trung Bộ”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị

KHCN biển tồn quốc lần thứ V, Hà Nội.

17. Nguyễn Hiệu (2003), Nghiên cứu biến động địa hình khu vực cửa sơng Ba Lạt và

lân cận phục vụ quản lý đới bờ. Luận văn thạc sỹ địa lý, lƣu trữ tại thƣ viện Khoa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trường, bờ biển tỉnh quảng nam (Trang 131 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)