Đặc điểm sinh vật học của các giống đậu t−ơng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống đậu tương tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 50)

2. Tài liệu tiếng Anh

3.3Đặc điểm sinh vật học của các giống đậu t−ơng thí nghiệm

TT Tên giống Loại hình sinh tr−ởng Dạng cây Dạng Mầu thân mầm Mầu hoa Màu vỏ qủa Mầu vỏ hạt Mầu rốn hạt 1 DT84 (đc) Hữu hạn Đứng Trứng Tím Tím Vàng Vàng sáng Nâu nhạt 2 TN01 Hữu hạn Đứng Thoi Tím Tím Đen Vàng Nâu đậm 3 AK04 Hữu hạn Bán leo Thoi Tím Tím Vàng Vàng nhạt Nâu đậm 4 ĐT96 Hữu hạn Bán leo Thoi mác Tím Tím Vàng Vàng Nâu đen 5 ĐT99 Hữu hạn Bán leo Thoi mác Xanh Trắng Đen Vàng Trắng 6 ĐT92 Hữu hạn Đứng Trứng Tím Tím Vàng Vàng sáng Đen 7 Đ9901 Hữu hạn Bán leo Thoi Xanh Trắng Vàng Vàng Nâu 8 Đ9804 Hữu hạn Đứng Trứng Xanh Trắng Vàng Vàng Nâu 9 Đ2101 Hữu hạn Bán leo Trứng Tím Tím Vàng Vàng Nâu đậm 10 Đ2102 Hữu hạn Đứng Thoi mác Tím Tím Đen Vàng nhạt Nâu 11 TL2001 Hữu hạn Đứng Trứng Tím Tím Vàng Vàng sáng Nâu 12 TL2003 Hữu hạn Bán leo Trứng Tím Tím Vàng Vàng Nâu 13 TL2102 Hữu hạn Đứng Trứng Tím Tím Đen Xanh Nâu đậm 14 TL2106 Hữu hạn Bán leo Trứng Tím Tím Vàng Vàng Nâu 15 TL57 Hữu hạn Đứng Trứng Xanh Trắng Vàng Vàng nhạt Nâu nhạt Qua số liệu ở bảng 3.3 chúng tôi thấy, các giống đậu t−ơng tham gia thí nghiệm đều có dạng hình sinh tr−ởng hữu hạn, dạng thân đứng và một số có dạng bán leo, thân mầm của các giống có màu tím và màu xanh, t−ơng ứng có hoa mầu tím và hoa mầu trắng. Trong thí nghiệm có 11 giống trong tổng số 15 giống có hoa màu tím, còn lại 4 giống có hoa mầu trắng (DT99, Đ9901, Đ9804 và TL57). Lá các giống đậu t−ơng tham gia thí nghiệm có dạng hình trứng, hình thoi hoặc hình thoi mác; Màu vỏ hạt phần lớn các giống tham gia khảo nghiệm có màu vỏ hạt màu vàng (vàng sáng, vàng, vàng nhạt), giống TL2102 có vỏ hạt màu vàng hơi xanh; 2 giống có rốn hạt màu nâu nhạt (DT84 và TL57), 6 giống có mầu nâu, 4 giống có màu nâu đậm (TN01, AK04, Đ2101 và TL2102), 1 giống nâu đen (DT96), 1 giống có mầu đen (DT92), và 1 giống có mầu trắng (DT99).

3.2.2. Các giai đoạn sinh trởng và phát triển của các giống đậu tơng

cấu cây trồng thích hợp cho từng vùng và mùa vụ. Thời gian sinh tr−ởng của giống dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng giống, từng vụ, từng điều kiện chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh. Trong thí nghiệm chúng tôi theo dõi 2 giai đoạn sinh tr−ởng chủ yếu của đậu t−ơng đó là giai đoạn ra hoa và giai đoạn chín. Kết quả theo dõi thời gian sinh tr−ởng đ−ợc trình bầy ở bảng 3.4

Bảng 3.4. Các giai đoạn sinh tr−ởng và phát triển của các giống đậu t−ơng tham gia thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu năm 2004

Đơn vị: ngày

Từ gieo đến ra hoa Từ gieo đến chín TT Tên Giống

Vụ Xuân Vụ Thu Vụ Xuân Vụ Thu

1 DT84 (đ/ c) 38 34 91 78 2 TN01 54 41 111 90 3 AK04 58 38 115 82 4 DT96 39 40 99 84 5 DT99 41 32 88 74 6 ĐT92 48 41 121 89 7 Đ9901 51 42 115 89 8 Đ9804 44 43 121 89 9 Đ2101 55 42 112 86 10 Đ2102 57 42 112 87 11 TL2001 56 41 105 83 12 TL2003 56 42 127 89 13 TL2102 57 42 127 84 14 TL2106 41 43 127 88 15 TL57 48 44 125 90

- Giai đoạn từ gieo đến ra hoa

Hoa của đậu t−ơng th−ờng bắt đầu đ−ợc hình thành từ đốt thân chính thứ 4 đến đốt thứ 8 trở lên. Thời gian nở hoa của đậu t−ơng dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính của từng giống và thời vụ gieo trồng.

Khi cây bắt đầu ra hoa là thời kỳ cây đậu t−ơng b−ớc vào thời kỳ sinh tr−ởng sinh thực, tức là giai đoạn phát triển của các cơ quan sinh sản nh−: hoa, quả, hạt. Tuy vậy, các cơ quan sinh d−ỡng vẫn tiếp tục phát triển mạnh, vì vậy, cây đậu t−ơng cần nhiều dinh d−ỡng trong giai đoạn này. ở giai đoạn này, nốt sần cũng đ−ợc hình thành mạnh tăng c−ờng khả năng cố định đạm, cung cấp phần lớn l−ợng đạm cho cây, đến khi ra hoa sẽ là lúc chiều cao cây và diện tích lá đạt cực đại. Giai đoạn này quyết định đến số l−ợng hoa nở, số quả/cây, do đó ảnh h−ởng rất lớn tới năng suất của từng cây và quần thể cây trồng. Thời kỳ này cây rất mẫn cảm với yếu tố ngoại cảnh nh− nhiệt độ, độ ẩm.

Đậu t−ơng ra hoa sớm hay muộn chủ yếu là do giống quyết định. Tuy nhiên, giống chịu ảnh h−ởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh tác động, đặc biệt đối với những giống phản ứng chặt với ánh sáng. Vì vậy, tìm hiểu thời gian ra hoa của các giống ở từng thời vụ trồng có ý nghĩa rất quan trọng.

Qua nghiên cứu các giống đậu t−ơng tham gia thí nghiệm trong hai vụ năm 2004 (vụ Xuân và vụ Thu) chúng tôi có nhận xét nh− sau:

Nhìn chung thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống đậu t−ơng thí nghiệm trong vụ Xuân đều dài hơn vụ Thu.

+ Vụ Xuân, các giống đậu t−ơng thí nghiệm có thời gian từ gieo đến ra hoa muộn hơn đối chứng (DT84: 38 ngày sau gieo), biến động từ 39-58 ngày, trong đó giống AK04 ra hoa muộn nhất (58 ngày sau gieo), tiếp đến là 2 giống Đ2102 và TL2102 (57 ngày sau gieo).

+ Vụ Thu, các giống đậu t−ơng thí nghiệm ra hoa sớm hơn vụ Xuân, hầu hết các giống thí nghiệm đều ra hoa muộn hơn đối chứng (DT84: 34 ngày sau gieo), các giống thí nghiệm có thời gian ra hoa biến động từ 32-44 ngày, trong đó giống TL57 ra hoa muộn nhất (44 ngày sau gieo), giống DT99 ra hoa sớm nhất (32 ngày sau gieo).

- Giai đoạn từ gieo đến chín (thời gian sinh tr−ởng)

Thời gian từ gieo đến chín của các giống đậu t−ơng thí nghiệm vụ Xuân đều dài hơn vụ Thu, do vụ Xuân giai đoạn đầu nhiệt độ, ẩm độ thấp đã kéo dài thời kỳ cây con. Nhìn chung các giống đậu t−ơng thí nghiệm có thời gian sinh tr−ởng dài hơn đối chứng ở cả 2 thời vụ.

+ Vụ Xuân, thời gian sinh tr−ởng của các giống biến động từ 88-127 ngày trong thí nghiệm giống DT99 có thời gian sinh tr−ởng ngắn nhất (88 ngày sau gieo), giống đối chứng (DT84: 91 ngày), các giống còn lại có thời gian sinh tr−ởng dài hơn đối chứng, trong đó 3 giống TL2003, TL2102 và TL2006 có thời gian sinh tr−ởng dài nhất (127 ngày sau gieo).

+ Vụ Thu, thời gian sinh tr−ởng của các giống đậu t−ơng thí nghiệm biến động từ 74-90 ngày, trong đó 2 giống TN01 và TL57 có thời gian sinh tr−ởng dài nhất (90 ngày), giống DT99 có thời gian sinh tr−ởng ngắn nhất (74 ngày sau gieo).

Với thời gian sinh tr−ởng này các giống đậu t−ơng thí nghiệm thuộc nhóm có thời gian sinh tr−ởng từ trung bình đến dài ở vụ Xuân, trong vụ Thu các giống này đều thuộc nhóm chín từ ngắn đến trung bình.

3.2.3. Đặc điểm hình thái của cácgiống đậu tơng thí nghiệm

Đ−ờng kính thân, số đốt trên thân chính, số cành cấp I, chiều cao đóng quả... ngoài việc để phân biệt giống còn là chỉ tiêu liên quan chặt chẽ tới năng suất, các chỉ tiêu này biểu hiện bên ngoài qua mức độ sinh tr−ởng, mức độ thích nghi của giống trong điều kiện ngoại cảnh cụ thể. Vì vậy qua đặc điểm hình thái bên ngoài

ng−ời ta thấy đ−ợc khả năng sinh tr−ởng của giống và có thể dự đoán đ−ợc phần nào khả năng cho năng suất của giống đó.

Nhìn chung các giống thí nghiệm cây có hình dạng đốt ngắn, thân to, lá xanh đậm là những cây có khả năng sinh tr−ởng tốt, cho năng suất cao. Ng−ợc lại những giống thân cao, lóng dài, lá vàng, thân nhỏ th−ờng là những giống sinh tr−ởng yếu, cây dễ bị đổ, khả năng cho năng suất thấp. Kết quả theo dõi đặc điểm sinh tr−ởng trong 2 vụ (Xuân và Thu) đ−ợc trình bày trong bảng 3.5

Bảng 3.5. Đặc điểm sinh tr−ởng và phát triển của các giống đậu t−ơng thí nghiệm trong năm 2004. trong năm 2004.

Chiều cao cây Số cành cấp I Số đốt / thân chính TT Tên giống

Vụ Xuân Vụ Thu Vụ Xuân Vụ Thu Vụ Xuân Vụ Thu

1 DT84(đ/c) 61,2 56,3 1,8 1,7 11,9 11,4 2 TN01 85,2** 53,5 ns 6,6** 4,2** 14,0** 12,9** 3 AK04 72,4* 64,0 * 5,6** 3,3** 15,3** 13,7** 4 DT96 69,3 ns 56,5 ns 4,5** 2,7** 15,0** 13,4** 5 DT99 48,6** 42,5** 2,8ns 2,4 ns 12,2ns 11,2 ns 6 ĐT92 85,7** 62,1 ns 8,7** 1,7 ns 18,1** 14,2** 7 Đ9901 75,3** 71,2** 9,3** 1,6 ns 14,1** 14,5** 8 Đ9804 105,0** 90,5** 9,5** 2,2 ns 17,3** 15,2** 9 Đ2101 83,5** 59,4 ns 9,0** 2,0 ns 12,5ns 13,7** 10 Đ2102 79,5** 75,7** 10,5** 2,4* 15,6** 15,1** 11 TL2001 74,8** 66,6** 3,5** 1,8 ns 16,8** 15,9** 12 TL2003 88,2** 65,6* 4,5** 1,4 ns 16,5** 14,2** 13 TL2102 120,0** 75,4** 6,2** 1,2 ns 20,5** 15,2** 14 TL2106 80,0** 73,5** 6,9** 2,0 ns 15,4** 13,9** 15 TL57 92,7** 91,6** 7,4** 2,1 ns 17,8** 16,0** CV(%) 6,2 6,7 9,8 19,1 5,7 2,9

LSD05 8,483 7,451 1,061 0,697 1,469 1,827

LSD01 11,444 10,052 1,432 0,940 1,981 2,464 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú: *: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. **: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 99%. ns: Sai khác không có ý nghĩa.

Qua số liệu bảng 3.5 chúng tôi thấy chiều cao cây của các giống đậu t−ơng thí nghiệm vụ Xuân cao hơn vụ Thu.

- Vụ Xuân năm 2004, chiều cao cây của các giống biến động từ 48,6-120 cm. Trong thí nghiệm giống DT99 có chiều cao cây thấp nhất (48,6 cm), thấp hơn đối chứng (DT84: 61,2 cm) một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 99%, giống DT96 có chiều cao cây t−ơng đ−ơng đối chứng (sai khác không có ý nghĩa). Các giống còn lại có chiều cao cây cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% (AK04) và 99% (đối với 11 giống còn lại).

- Vụ Thu năm 2004: Chiều cao cây của các giống thí nghiệm thấp hơn vụ Xuân, biến động từ 42,5-91,6 cm. Trong thí nghiệm giống DT99 có chiều cao cây thấp nhất (42,5cm), thấp hơn đối chứng (DT84: 56,3 cm) chắc chắn ở mức độ tin cậy 99%, 4 giống TN01, DT96, Đ2101 và ĐT92 có chiều cao t−ơng đ−ơng giống đối chứng (sai khác không có ý nghĩa). Các giống còn lại có chiều cao cây cao hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95% (AK04 và TL2003) và 99% (7 giống còn lại).

Qua theo dõi các giống đậu t−ơng thí nghiệm chúng tôi thấy trong vụ Xuân các giống phân cành cấp I nhiều hơn vụ Thu.

- Vụ Xuân năm 2004, số cành cấp I biến động từ 1,8 cành đến 10,5 cành. Trong thí nghiệm giống DT99 có số cành cấp I (2,8 cành) t−ơng đ−ơng đối chứng (sai khác không có ý nghĩa). Các giống còn lại có số cành cấp I cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 99%.

- Vụ Thu năm 2004: các giống đậu t−ơng thí nghiệm phân cành ít hơn, biến động từ 1,2-4,2 cành/ cây. Trong thí nghiệm 4 giống TN01, AK04, DT96 và Đ2102 phân cành cấp I nhiều hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95 và 99%. Các giống còn lại có khả năng phân cành cấp I t−ơng đ−ơng đối chứng (DT84: 1,8 cành), sai khác không có ý nghĩa.

Qua theo dõi các giống đậu t−ơng thí nghiệm đ−ợc thực hiện trong năm 2004, chúng tôi thấy ở vụ Xuân các giống đậu t−ơng thí nghiệm có chiều cao cây cao hơn so với vụ Thu, do vậy số đốt trên thân chính ở vụ Xuân nhiều hơn số đốt trên thân chính ở vụ Thu, biến động từ 11,9-20,5 đốt. Trong thí nghiệm 2 giống DT99 và Đ2101 có số đốt trên thân chính t−ơng đ−ơng giống đối chứng (sai khác không có ý nghĩa), các giống còn lại có số đốt trên thân chính nhiều hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 99%.

- Vụ Thu số đốt trên thân chính của các giống thí nghiệm biến động từ 11,2- 16,0 đốt. Trong thí nghiệm giống DT99 có số đốt t−ơng đ−ơng giống đối chứng (sai khác không có ý nghĩa). Các giống còn lại có số đốt trên thân chính nhiều hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 99%.

3.2.4. Khả năng chốngchịu của các giống đậu tơng

Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, nên công tác phòng trừ sâu bệnh là một vấn đề rất quan trọng trong sản xuất đậu t−ơng. Bằng các biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học, thuốc trừ sâu vi sinh vật th−ờng xuyên sẽ góp phần hạn chế ở mức tối đa ảnh h−ởng của sâu bệnh đến cây trồng.

Trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống thì việc chọn tạo ra những giống có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất, nên khi đ−a giống có khả năng chống chịu tốt vào sản xuất sẽ giảm đáng kể chi phí cho phòng trừ sâu, bệnh hại. Đặc biệt sẽ làm giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ

thực vật trong sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi tr−ờng sinh thái cũng nh−

góp phần tích cực trong bảo vệ sức khoẻ cho ng−ời lao động.

Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại và chống đổ của các giống đậu t−ơng tham gia thí nghiệm năm 2004 (vụ Xuân và vụ Thu) đ−ợc trình bầy ở bảng 3.6 Bảng 3.6. Khả năng chống chịu bệnh và chống đổ của các giống đậu t−ơng tham gia

thí nghiệm. Vụ Xuân Vụ Thu TT Tên giống Lở cổ rễ (% số cây bị bệnh) Chống đổ (điểm) S−ơng mai (điểm) Chống đổ (điểm) 1 DT84(đ/c) 3 1 3 1 2 TN01 5 1 1 1 3 AK04 1 3 1 1 4 DT96 3 3 3 1 5 DT99 1 1 1 1 6 ĐT92 1 1 1 1 7 Đ9901 3 3 5 3 8 Đ9804 1 1 1 1 9 Đ2101 1 3 1 1 10 Đ2102 1 1 1 1 11 TL2001 5 1 1 2 12 TL2003 3 3 1 2 13 TL2102 1 1 1 2 14 TL2106 3 3 1 1 15 TL57 1 1 1 5 Ghi chú:

Bệnh s−ơng mai: Điểm từ 0-5 (điểm 0: tốt; điểm 5: kém). Khả năng chống đổ: Điểm từ 0-5 (điểm 0: tốt; điểm 5: kém).

- Vụ Xuân và vụ Thu năm 2004. Các giống đậu t−ơng thí nghiệm đã đ−ợc phun thuốc trừ sâu định kỳ, do vậy tại cả 2 vụ thí nghiệm chỉ xuất hiện bệnh lở cổ rễ ở vụ Xuân và bệnh s−ơng mai ở vụ Thu.

- Vụ Xuân năm 2004:

+ Bệnh lở cổ rễ: Bệnh lở cổ rễ hại chủ yếu ở thời kỳ cây con. Trong thí nghiệm giống TN01 và giống TL2001 bị nhiễm bệnh nặng nhất (đánh giá ở điểm 5), 4 giống DT96, DT9901, TL2003 và TL2106 bị nhiễm bệnh t−ơng đ−ơng đối chứng (DT84 ở điểm 3) 8 giống còn lại có khả năng chịu bệnh tốt (không bị nhiễm bệnh, đánh giá ở điểm 1)

+ Khả năng chống đổ của các giống đậu tơng thí nghiệm tơng đối tốt (đánh giá từ điểm 1 đến điểm 3). Trong thí nghiệm 6 giống AK04,

DT96, Đ9901, Đ2101, TL2003 và TL2106 có khả năng chống đổ kém hơn đối chứng (đánh giá điểm 3), các giống còn lại khả năng chống đổ tốt,

tơng đơng đối chứng (điểm 1).

- Vụ Thu năm 2004:

+ Các giống đậu t−ơng thí nghiệm bị bệnh s−ơng mai, trong thí nghiệm giống Đ9901 bị bệnh nặng nhất (đánh giá ở điểm 5), nặng hơn đối chứng; giống DT96 khả năng nhiễm bệnh t−ơng đ−ơng đối chứng (điểm 3); các giống còn lại có khả năng chống chịu tốt hơn đối chứng (điểm 1).

+ Khả năng chống đổ của các giống đậu t−ơng thí nghiệm biến động từ điểm 1 đến điểm 5, trong thí nghiệm giống TL57 chống đổ kém nhất (đánh giá ở điểm 5), giống Đ9901 khả năng chống đổ trung bình khá (điểm 3); 3 giống TL2001, TL2003 và TL2102 có khả năng chống đổ khá (điểm 2); các giống còn lại có khả năng chống đổ tốt, t−ơng đ−ơng đối chứng (điểm 1).

Qua 2 vụ thí nghiệm chúng tôi thấy, trong thí nghiệm có 4 giống đậu t−ơng là DT99, ĐT92, Đ9804 và Đ2102 có khả năng chống chịu bệnh và chống đổ tốt nhất (điểm 1).

3.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suấtvà năng suất của các giống đậu tơng

Khả năng hình thành quả và hạt của các giống đậu t−ơng là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng nhất để đánh giá giống. Đó cũng là kết quả của quá trình sinh tr−ởng phát triển của cây đậu t−ơng. Giống tốt hay xấu đ−ợc phản ánh bằng năng suất hạt.

Năng suất hạt là kết quả tổng hợp hàng loạt các yếu tố cấu thành năng suất nh− tổng số quả trên cây, số quả chắc trên cây, số quả 1 hạt, số quả 2 hạt và số quả 3 hạt, khối l−ợng hạt trên cây và khối l−ợng 1000 hạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu t−ơng thí nghiệm đ−ợc trình bầy ở bảng 3.7

Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết các giống đậu t−ơng

Số quả c/ cây Số hạt chắc/ quả KL 1000 hạt (gr) NSLT (tạ/ ha)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống đậu tương tại huyện mai sơn tỉnh sơn la (Trang 50)