Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc vào xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 57)

Thứ nhất, việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách

pháp luật của Nhà nước tại một số địa phương chưa thực sự hiệu quả.

Nguyên nhân chủ yếu là do ở một số nơi, các cấp ủy đảng, chính quyền còn xem nhẹ vai trò của việc thực hành dân chủ, nên công tác chỉ đạo chưa sâu sát, còn đối phó, mang tính hình thức; đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức chưa nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở; người dân thiếu hiểu biết pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở nên chưa chủ động, tích cực tham gia vào quá trình này. Cụ thể:

Hiện tượng tham nhũng khá phổ biến hiện nay đang là một vấn nạn nhức nhối, một mặt, làm thất thoát tài sản của nhân dân; mặt khác, còn làm suy yếu bộ máy nhà nước và đặc biệt là làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Thực chất, tham nhũng cũng chính là một biểu hiện của vi phạm dân chủ, lợi dụng quyền lực mà nhân dân giao phó để bòn rút tiền của nhân dân. Vì lợi ích cá nhân mà chà đạp lên lợi ích của nhân dân, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, xa dân..., đó là cách ứng xử của một bộ phận cán bộ lãnh đạo suy thoái, biến chất hiện nay. Điều này làm cho một số người dân không khỏi hoang mang, dao động, hoài nghi việc xây dựng Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, nhất là khi Đảng ta đã nhiều lần coi chống tham nhũng là nhiệm vụ cấp bách nhưng tình

50

hình vẫn chưa mấy khả quan, các vụ tham nhũng vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm.

Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước còn chưa phù hợp với nguyện vọng của đông đảo người dân lao động, một số chính sách đưa ra nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc, cơ chế giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật còn lỏng lẻo. Vẫn còn biểu hiện của cơ chế “xin – cho”, bao cấp, độc quyền, lợi ích nhóm... làm tổn hại đến lợi ích của đông đảo người dân. Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân còn thấp, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Khoảng cách chênh lệch về mức sống, mức hưởng thụ các phúc lợi xã hội, trình độ văn hóa... của các tầng lớp dân cư ngày càng xa; các chính sách an sinh xã hội chưa thực sự thỏa đáng, hiện tượng bất bình đẳng trong xã hội vẫn còn tồn tại. Đây cũng là một dấu hiệu của việc thực thi dân chủ chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.

Thứ hai, một bộ phận nhân dân chưa nhận thức và thực hiện tốt quyền

làm chủ của mình

Trình độ văn hóa, hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên họ không quan tâm hoặc không đủ khả năng thực hiện quyền làm chủ của mình. Từ đó, trên thực tế đã và đang diễn ra hai thái cực:

Một là, một bộ phận nhân dân thờ ơ với quyền dân chủ, không ý thức

đầy đủ giá trị của nó, không hiểu được rằng dân chủ vừa là quyền vừa là trách nhiệm của công dân, thậm chí họ tự đánh mất quyền làm chủ xã hội của mình. Chẳng hạn, khi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, không ít người cầm bút gạch bừa, thậm chí nhiều người còn nhờ người khác đi bỏ phiếu hộ một cách vô trách nhiệm.

Hai là, một bộ phận khác lại hiểu sai về dân chủ, đồng nhất dân chủ với

51

hành vi vi phạm pháp luật của họ bị xử lý thì liền cho rằng Nhà nước đã vi phạm quyền dân chủ của họ.

Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, chỉ có một Đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam. Những người Việt Nam có lòng yêu nước chân chính đều khẳng định vai trò không thể thay thế của Đảng trong tiến trình lịch sử của dân tộc cũng như trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, các lực lượng chống phá thì lại không ngớt công kích và cho rằng, nhất nguyên về chính trị là độc đoán, là chuyên quyền, là vi phạm dân chủ; rằng, cần phải đa nguyên, đa đảng để có đảng đối lập làm đối trọng với Đảng Cộng sản, như vậy mới thực sự “dân chủ”. Trên thực tế, các tổ chức phản động trong và ngoài nước đã ngấm ngầm thành lập những tổ chức đảng nhằm hạn chế vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong khi đó, một bộ phận nhân dân do trình độ hiểu biết còn hạn chế hoặc do những nguyên nhân khác nhau đã rơi vào bẫy của các thế lực phản động, ủng hộ chế độ đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam làm phức tạp thêm tình hình an ninh, chính trị trong nước. Mặt khác, một số hạn chế trong công tác xây dựng Đảng, sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên nếu chậm được khắc phục cũng sẽ làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây thực sự là thách thức không nhỏ trong việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Thứ ba, năng lực của một số cán bộ làm công tác dân vận chưa cao

Công tác dân vận còn gặp nhiều hạn chế, yếu kém là do các nguyên nhân sau:

Một số cấp ủy Đảng chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của công tác dân vận; chưa thấy hết trách nhiệm và chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo, chỉ

52

đạo công tác này. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý còn thiếu gương mẫu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Năng lực của một số cán bộ, đảng viên làm công tác dân vận chưa cao. Phương pháp lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận chậm được đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thực tiễn.

Tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội ở một số cơ sở yếu kém, giảm sút vai trò lãnh đạo, phối hợp thiếu chặt chẽ, không sát dân, không làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân.

Chưa xác định rõ trọng tâm, trọng điểm và bố trí đủ nguồn lực cho việc triển khai, thực hiện chủ trương, chính sách công tác dân vận. Phương pháp vận động, tập hợp quần chúng chưa phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên, người theo đạo.

Việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, đoàn thể chưa thực sự đáp ứng yêu cầu.

2.3 Một số định hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của khối đại đoàn kết dân tộc ở nƣớc ta hiện nay

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc vào xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)