Điều kiện để thực hiện tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc vào xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 34)

Về mục đích “lấy dân làm gốc”, quan điểm của Hồ Chí Minh là để giải phóng người dân thoát khỏi tình trạng bị nô lệ về chính trị, bị kiệt quệ về kinh

22

tế, tối tăm về tinh thần, tư tưởng, văn hóa giáo dục do xã hội cũ gây nên. Để hiện thực hóa tư tưởng “lấy dân làm gốc” theo Hồ Chí Minh cần được đảm bảo những điều cơ bản sau:

Thứ nhất, phải thấy được sức mạnh to lớn của nhân dân.

Người không chỉ tiếp thu tư tưởng “lấy dân làm gốc” đã có trong thống phát triển các tư tưởng đó trở nên hoàn thiện hơn. Hơn nữa, Người đã tiếp thu quan điểm sâu sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin về quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản của xã hội, là chủ thể chân chính sáng tạo nên lịch sử. Quần chúng nhân dân đóng vai trò là lực lượng quyết định sự thành bại của mọi cuộc cách mạng trong lịch sử.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn quán triệt sâu sắc bài học “lấy dân làm gốc” và nêu cao tinh thần cách mạng của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Người cho rằng: “… cách mệnh là việc chung của cả nhân dân chứ không phải là việc của một, hai người” [12; tr.261] và Người xác định lực lượng chính trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc là nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định: “dân là gốc của nước,gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Từ chỗ coi “lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết, không ai chiến thắng được lực lượng đó” [14; tr.20]. Người dạy cán bộ “Quan tâm đến đời sống của quần chúng thì quần chúng sẽ theo ta, ta được lòng dân thì ta sẽ không làm tốt công tác” [8; tr.63]. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đất nước giành được độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nước ta là là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì nhân dân là chủ” [16; tr.515], “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân..Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương đều do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã đều do dân tổ chức. Nói tóm lại, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [15; tr.698]. Dân là

23

chủ của nước, mọi lợi ích, quyền hạn đều thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền bầu đại diện đứng đầu Chính phủ, đứng đầu đất nước và dân cũng có quyền bãi miễn họ nếu như cán bộ đó không làm tròn trách nhiệm với nước, với dân. Sức mạnh của dân là vô địch “dân như nước, mình như cá”, lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết” [14; tr.101].

Từ việc xác định vai trò và sức mạnh to lớn của nhân dân, Người đã tập hợp nhân dân ta trong mặt trận dân tộc thống nhất, lãnh đạo nhân dân ta từng bước giành thắng lợi, Người nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Và lịch sử đã cho thấy, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và đại thắng Mùa Xuân năm 1975 là kết quả của tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc ta vì “Độc lập, tự do, hạnh phúc” để xây dựng một xã hội không có áp bức, không có chiến tranh.

Theo Người để huy động sức mạnh của nhân dân thì phải “phát huy dân chủ đến cao độ”. Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp đấu tranh cách mạng và đưa sự nghiệp đó tiến lên. Người nói: “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [12; tr.249]. Nhân dân không chỉ giữ vai trò quyết định trong sự nghiệp cách mạng. Mà còn là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần.

Do đó, Người yêu cầu tất cả các cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự kiểm soát của nhân dân. Người căn dặn cán bộ, đảng viên rằng: Mỗi cán bộ trước hết là người “đầy tớ của dân”, “công bộc của dân” [14; tr.22] nên phải hết lòng phục vụ nhân dân, lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân, phải biết nhìn xa trông rộng, phải gần gũi, liên hệ mật thiết với nhân dân.

Mặt khác, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh đến trách nhiệm, nghĩa vụ làm chủ của mỗi người dân, gắn thực hiện dân chủ với xây dựng ý thức tổ chức kỷ

24

luật, chấp hành kỷ luật, kỷ cương, pháp luật của Nhà nước. Người nói: “Dân chủ là quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa cửa để đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không có chìa khóa, nhà không có cửa sẽ bị mất cắp hết…Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ” [18; tr.279 - 280].

Thứ hai, tin tưởng và bảo vệ quan tâm đến lợi ích của nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh để thực sự “lấy dân làm gốc” thì cần phải tin tưởng, tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân. Và bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về sự phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân: “Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích làm cho lợi ích quốc dân”.

Đối với cán bộ Người thường xuyên nhắc nhở rằng: “Việc gì có lợi cho dân, chúng ta phải hết sức làm, việc gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh” [14; tr.47]. “Muốn được dân yêu, muốn được lòng dân thì trước hết phải yêu dân, phải đặt quyền lợi của nhân dân lên hết thảy, phải có một tinh thần chí công vô tư” [14; tr.48]. “Phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. [14; tr.54]. Điều này có nghĩa là muốn cho dân thực sự tin yêu mình thì trước hết mỗi cán bộ phải thực sự yêu dân, làm cho dân tin mình, phải phục vụ lợi ích của nhân dân, không được làm “quan cách mạng” ra oai, ra lệnh đối với dân. Đặc biệt cần phải kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện xâm phạm lợi ích của nhân dân, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những thói mệnh lệnh, cửa quyền ức hiếp nhân dân, không chú ý giải quyết những kiến nghị của nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh, bảo vệ lợi ích của nhân dân còn là tiêu chí để phân biệt bạn thù, Người nói: “…Ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân, cho Tổ quốc đều là kẻ thù” [17; tr.454]. Phải liên lạc mật thiết với nhân dân, tin tưởng nhân dân, gần gũi

25

dân, phải làm tốt công tác quần chúng là một trong những yêu cầu về tư cách của người đảng viên đảng cộng sản người cán bộ cách mạng. Người đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải “học hỏi dân chúng vì dân chúng rất khôn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng”, “có lực lượng dân chúng thì to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được, không có dân thì việc gì làm cũng không xong, Người rất tâm đắc câu nói của dân vùng đất lửa Quảng Bình: “Dễ vạn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” [12; tr.212].

Trong bài Chính phủ là công bộc của dân, Người căn dặn: “Người xưa

nói: Quan là công bộc của dân. Ta cũng có thể nói Chính phủ là công bộc của dân. Các công việc của Chính phủ phải làm vào một mục đích duy nhất là mưu hạnh phúc, tự do cho mọi người. Cho nên chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi nhân dân lên hết thảy. Việc gì có lợi cho nhân dân thì làm, có hại cho dân thì tránh” [14; tr.22]. Theo Người, cán bộ thì phải yêu dân, phục vụ lợi ích của nhân dân, phải là đày tớ của nhân dân, phải thấu hiểu nguyện vọng của dân. Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, gần gũi dân, học hỏi dân. Lấy dân làm gốc là phải đáp ứng những lợi ích chính đáng của nhân dân, chăm lo đời sống của nhân dân. Sinh thời, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn chú ý chăm lo đời sống nhân dân, “Tất cả vì Tổ quốc giàu đẹp, vì hạnh phúc của nhân dân”. Đó cũng chính là khẩu hiệu hành động và mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân ta. Người nêu lên giá trị của tự do, đồng thời cũng nhấn mạnh đến việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, Người nói “Chúng ta giành được độc lập, tự do rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không có ý nghĩa gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Người cũng nêu lên trách nhiệm của người cán bộ đối với dân là: “Nếu dân đói,chính phủ có lỗi. Nếu dân rét Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân ốm, Đảng và Chính phủ có lỗi” [9; tr.518]. Hồ Chí Minh luôn

26

quan tâm đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, luôn trăn trở để tìm ra con đường mang lại hạnh phúc cho nhân dân, với Người giành độc lập, tự do cho dân tộc cũng có nghĩa là mang lại cho dân cơm ăn áo mặc, nhà ở với một cuộc sống đầy đủ sung túc. Người nói: “Chúng ta giành được độc lập, tự do rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Do đó chúng ta phải thực hiện ngay: “Phải làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành” [14; tr.152]. Mục đích của chúng ta là đi đến bốn điều đó. Đi đến để dân xứng đáng với tự do, độc lập và giúp sức cho tự do, độc lập.

Thứ ba, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và tạo điều kiện để nhân

dân làm chủ.

Để nhân dân thực sự làm gốc thì phải phát huy quyền làm chủ của dân. Nhân dân phải thực sự làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì nhân dân là chủ”. Ngay từ đầu Người đã xác định quần chúng nhân dân đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường”. Trong nhiều năm giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Bác Hồ luôn yêu cầu các cơ quan Nhà nước phải ban hành những quy định về quyền dân chủ của nhân dân và thể chế hóa bằng Hiến pháp và Pháp luật. Người cũng rất quan tâm đến vấn đề xây dựng chính quyền và rèn luyện tư cách đội ngũ cán bộ, đảng viên, Người chỉ rõ: “Các cơ quan Nhà nước từ toàn quốc đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là đều gánh vác việc chung cho dân chứ không phải là đè đầu dân… việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải thì ta phải hết sức tránh, chúng ta phải yêu dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. [14; tr.56 - 57]

Người đòi hỏi cán bộ,đảng viên phải có tinh thần trách nhiệm với dân, phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân. Người phê bình nghiêm khắc những

27

cán bộ có thái độ quan cách mạng, vi phạm quy chế dân chủ, ức hiếp dân và yêu cầu “phải lập tức sửa đổi ngay”.

Để cán bộ, nhân dân nhận thức được quyền hạn, nghĩa vụ của mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra ý kiến khái quát nhưng rất cụ thể về các mặt quyền hạn và nghĩa vụ của công dân, của người làm chủ. Người nói : “Nhân dân có quyền lợi làm chủ thì cũng có nghĩa vụ làm tròn bổn phận của công dân, giữ đúng đạo đức công dân”. Người đã chỉ rõ Người làm chủ đất nước thì cũng phải có thái độ xây dựng đất nước, người dân có quyền bàn bạc những công việc chung của đất nước, có quyền được ứng cử, đề cử vào các cơ quan nha nước theo luật quy định, có quyền phê bình hoặc đề nghị bãi miễn những nhân viên chính quyền tỏ ra không xứng đáng. Người giải thích: “Chính phủ cộng hòa dân chủ là gì? Là đầy tớ chung của dân, từ chủ tịch nước đến các làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đầy tớ, là công bộc của dân. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ, nếu Chính phủ sai thì phải phê bình”. Theo Người giúp đỡ Chính phủ là phải làm tròn nghĩa vụ, “phải chăm lo việc nước như việc nhà”, Người còn nói: “Làm chủ sao cho ra làm chủ, không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, làm bao nhiêu thì làm”. Những lời chỉ dạy của Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của dân chính là động lực thúc đẩy sự sáng tạo của dân, là nền tảng để củng cố lòng tin của dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Có phát huy được quyền làm chủ và thực hiện dân chủ mới tạo ra động lực để nhân dân nhận thức rõ và thực hiện tốt nghĩa vụ người làm chủ, phấn đấu và cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp cách mạng. Thực tế cho thấy một số cán bộ, đảng viên có nhận thức sai lệch, họ cho rằng phát động phong trào quần chúng là biện pháp tạo ra công cụ để thực hiện mục tiêu chính trị. Nhận thức sai lệch này dẫn tới họ không biết dựa vào dân. Hồ Chí Minh thường nhắc nhở “Chúng ta đánh giặc và xây dựng một xã hội mới bằng những việc làm muôn hình, muôn vẻ của hàng chục triệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28

con người”. Biết bao giọt nước mới hợp lại thành biển cả, một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có một cái nền rất vững chắc thì mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng hay tòa lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế chỉ nhìn thấy cái ngọn mà quên gốc” [20; tr55]. Như vậy, chỉ có thực hiện dân chủ và phát huy quyền làm chủ của dân mới củng cố, giữ vững được cái gốc trong dân, mới bảo vệ và củng cố được thành quả cách mạng, mới xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ tư, làm tốt công tác dân vận.

Thế nào là làm tốt công tác dân vận? Dân vận là gì? Theo Hồ Chí Minh dân vận có nghĩa là “phải vận động tất cả các lực lượng của mỗi người dân không để sót một người nào, góp thành lực lượng toàn dân để thực hành những công việc do chính phủ và đoàn thể giao cho” [15; tr.698]. Theo Hồ Chí Minh để dân thực sự “làm gốc” thì chúng ta không thể chỉ gần gũi dân, thấy được lòng dân, phát huy quyền làm chủ của dân mà chúng ta còn phải làm tốt công tác “dân vận”. Phải vận động mọi tầng lớp dân nhân cùng chung sức đồng lòng nhất trí với nhau. Để làm tốt công tác này thì phải thực hiện như thế nào? Hồ Chí Minh cho rằng đây là một công tác đặc biệt quan trọng và căn dặn cán bộ, đảng viên làm dân vận phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ, không được lãnh đạo chung chung, không dược nói suông. Người cán bộ phải đi xuống dân, gắn bó với dân, tăng cường đối thoại với dân, nghe dân nói, xem dân làm, thấy được cách sinh hoạt, làm việc, cuộc sống của dân và quan trọng hơn là phải đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân, biết họ đang nghĩ gì cần gì, muốn cái gì, lo cái gì… từ đó đề ra hoặc sửa đổi bổ sung các chủ trương chính sách làm cho ý Đảng hợp với lòng dân, xây dựng, củng cố mối quan hệ gắn bó, đoàn kết giữa các giai cấp, tầng lớp để tạo thành phong trào cách mạng sâu rộng và phát huy sức mạnh to lớn

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về lấy dân làm gốc vào xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 34)