Đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh “lấy dân làm gốc” chúng ta có thể khẳng định đây là quan điểm có giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn:
Một là, quan điểm của Hồ Chí Minh về “lấy dân làm gốc” là một hệ
30
thừa và phát triển những tinh hoa truyền thống của dân tộc, kết hợp nhuần nhuyễn sáng tạo với những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam. Điều dó có tính chỉ dẫn việc hoạch định chủ trương “dựa vào dân” mà bác Hồ đã phân tích: “bất kỳ nơi nào có quần chúng thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa và hạng kém. Người lãnh đạo phải dùng dạng hăng hái làm trung kiên cho sự lãnh đạo, do hạng hăng hái đó mà nâng cao hạng vừa vừa và kéo hạng hăng hái lên. Phải học hỏi dân chúng nhưng “không phải dân chúng nói gì ta cũng cứ nhắm mắt làm theo” phải “tìm ra mâu thuẫn trong những ý kiến khác nhau cái nào đúng, cái nào sai” để vận dụng.
Hai là, quan điểm của Hồ Chí Minh về “lấy dân làm gốc” là quan điểm
hành động chứ không phải chỉ có ý nghĩa trên sách vở hay diễn đàn mà nó luôn gắn liền với thực tiễn. Trong nhiều năm hoạt động cách mạng, tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh luôn là một tấm gương mẫu mực về lòng yêu thương con người, biết dựa vào sức mạnh của dân để tiến hành cách mạng thắng lợi. Hòa chung với niềm vui chung của dân tộc, lo chung với nỗi lo của dân cuộc sống của Người luôn đạm bạc, giản dị, gần gũi với dân. Những lợi tự phê bình của Người thật xúc động “vì yêu mến và tin cậy tôi mà đồng bào đã giao vận mệnh nước nhà, dân tộc cho tôi gánh vác. Phận sự tôi như một người cầm lái phải chèo chống như thế nào để đưa chiếc thuyền Tổ quốc vượt khỏi những sóng gió mà an toàn đi đến bến bờ hạnh phúc của nhân dân… chỉ vì tôi tài hèn đức mọn cho nên chưa làm tròn đầy đủ những sự mong muốn của đồng bào”.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về “lấy dân làm gốc” không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong thời chiến mà còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay. Là cơ sở lí luận để Đảng ta vận dụng trong thời kì đổi mới. Có nhiều luận điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh lấy dân làm gốc được đánh giá như một chân lí mãi mãi trường tồn không bao giờ thay đổi.
31
Chƣơng 2