Để đạt được những thành tựu trong công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thì không thể thiếu được những yếu tố đã làm nên những thành công ấy đó là:
* Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân
Đảngluôn luôn xuất phát từ lợi ích của nhân dân để xây dựng các chủ
trương, đường lối,chính sách, pháp luật Đồng thời với việc nâng cao ý thức trách nhiệm của người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, công tác giáo dục, tuyên truyền cần kiên quyết đấu tranh, phê phán những quan niệm và biểu hiện sai trái.
Người cán bộ được tín nhiệm đa số đều gần dân, luôn quan tâm đến đời
sống của nhân dân, nắm vững tình hình, hiểu rõ tâm trạng, yêu cầu, quan tâm đến việc bảo đảm an sinh, điều kiện sống, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân.
Người cán bộ, đảng viên phải thấu hiểu và thấm nhuần một cách triệt để: trung thành với cách mạng chính là trung thành với sự nghiệp của nhân dân. Họ dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của nhân dân lên
46
trên hết, trước hết. Cán bộ phải ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng, hết sức trung thành phục vụ nhân dân. Họ trung thành và quyết tâm phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc thì mới dám dũng cảm hy sinh quên mình vì nghĩa lớn. Lòng trung thành cao đẹp ấy được thể hiện bằng hành động thiết thực, cụ thể hàng ngày, trong từng công việc, phải biến khát vọng “phấn đấu cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, mọi người đều có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” của Hồ Chí Minh thành hiện thực.
Đảng và Nhà nước có các biện pháp để thực hành dân chủ thực sự trong dân, để nhân dân được tham gia, được nói, được bàn, được quyết định và giám sát những vấn đề thiết thân với mình. Cán bộ, đảng viên trung thành với lý tưởng, với đất nước, phải được thể hiện trong công việc hàng ngày, đó là: hướng tới phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân. Bảo vệ thành quả chính đáng của cách mạng, cũng có nghĩa là phải bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. Đó là đạo đức chân chính của người cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp.
Công tác tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, văn
hóa, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân, ngăn chặn lợi ích nhóm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả. Xử lý kiên quyết, kịp thời những hành vi tham ô, lãng phí, mất dân chủ, xâm hại đến lợi ích chính đáng của nhân dân.
Nhờ sự quan tâm của Đảng, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy rộng rãi, những thành tựu đạt được đã cho thấy được sức mạnh của Đảng ta trước và sau thời kỳ đổi mới đất nước là vô cùng to lớn.
* Nhân dân nhận thức được vai trò làm chủ của mình và thực hiện tốt vai trò làm chủ của mình
Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội,
47
Con người tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần thiết, mà những nhu cầu đó chỉ có được thông qua sản xuất. Lực lượng sản xuất cơ bản là đông đảo quần chúng lao động bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Cách mạng khoa học hiện nay có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song, vai trò của khoa học chỉ có thể phát huy thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội, của thời đại kinh tế tri thức. Điều đó khẳng định rằng, hoạt động sản xuất của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Thứ hai, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cách mạng xã
hội. Lịch sử đã chứng minh rằng, không có cuộc chuyển biến nào mà không là hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân. Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò quyết định thắng lơi của mọi cuộc cách mạng. Trong các cuộc cách mạng làm chuyển biến xã hội từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, nhân dân lao động là lực lượng tham gia đông đảo. Cách mạng là ngày hội của quần chúng. Tất nhiên, suy đến cùng, nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng là bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng nhân dân. Bởi vậy, nhân dân lao động là chủ thể của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội, đóng vai trò là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.
Thứ ba, quần chúng nhân dân người sáng tạo ra những giá trị văn hóa
tinh thần. Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, văn học, đồng thời, áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn. Những sáng tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức... của nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển nền văn hóa tinh thần của các dân tộc
48
trong mọi thời đại. Hoạt động của quần chúng nhân dân từ trong thực tiễn là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi sáng tạo tinh thần trong đời sống xã hội. Mặt khác, các giá trị văn hóa tinh thần chỉ có thể trường tồn khi được đông đảo quần chúng nhân dân chấp nhận và truyền bá sâu rộng, trở thành giá trị phổ biến.
* Công tác dân vận được triển khai sâu rộng
Luôn quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng về công tác dân vận, về đại đoàn kết dân tộc; không ngừng mở rộng các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp; thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Công tác dân vận là một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng, là một trong những nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng.
Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều xuất phát từ lợi ích và ý nguyện chính đáng của nhân dân, “việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh” – như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến địa phương có quan điểm dân vận vững vàng, tận tâm, hết lòng với công việc, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng; có phong cách gần dân, sát dân, học dân, không tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, luôn có thái độ dân chủ, tôn trọng nhân dân, gương mẫu trước nhân dân, đủ năng lực để vận động nhân dân. Đồng thời, quan tâm xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận vững mạnh, trong sạch.
Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền có vai trò chủ yếu, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò quan trọng. Có sự phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức trong hệ thống chính trị để tuyên truyền, vận động nhân dân
49
luôn thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng không ngừng đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động, khắc phục được tình trạng hành chính, quan liêu, xa dân, xa thực tế.