Điều kiện tự nhiên ở huyện Sóc Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển của giống lúa bắc thơm số 7 và một số chỉ tiêu sinh, hoá học đất ở sóc sơn hà nội năm 2005 (Trang 61 - 64)

* Vị trí địa lý:

Sóc Sơn là huyện ngoại thành ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 35 km theo Quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên. Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên - Thái Nguyên, Phía Đông giáp huyện Hiệp Hoà - Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Đông Anh - Hà Nội.

Sóc Sơn có đầu mối giao thông thuận tiện nối liền thủ đô Hà Nội với trung tâm công nghiệp, các khu trung tâm dịch vụ lớn trong khu vực tam giác kinh tế phía Bắc, các tỉnh phía Bắc và đông Bắc n−ớc ta nh− Quốc lộ 2, Quốc

lộ 3, Quốc lộ 18, đồng thời có cả đ−ờng sắt, đ−ờng thuỷ đi qua đây là một lợi thế mạnh cho giao l−u phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.

ở vị trí này, Sóc Sơn có cụm cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, sân bay lớn và hiện đại của Miền Bắc, đồng thời là trung tâm giao l−u Quốc tế của thủ đô. Đây là trung tâm dịch vụ có khả năng thu hút lao động, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và là thị tr−ờng lớn cho phát triển các ngành kinh tế huyện.

* Địa hình

Sóc Sơn có địa điểm của một huyện Trung du với 3/4 diện tích đồng bằng và ruộng bậc thang, 1/4 đất đồi núi có lợi thế về tiềm năng phát triển cây lâm nghiệp, cây ăn quả . Đất có độ dốc cao và bậc thang, thoải dần theo h−ớng Tây Bắc - Đông Nam.

Đất canh tác có cốt từ 3,5 - 13 m, đồi núi cao trung bình 100m, đỉnh cao nhất là núi Hàm Lợn 462,7m.

Căn cứ vào đặc điểm địa hình, mức độ thủy chế và điều kiện tự nhiên thích nghi của cây trồng mà Sóc Sơn hình thành 3 vùng sinh thái khác nhau:

+ Vùng đồi gò gồm 5 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Minh Trí, Minh Phú có tổng diện tích 12.470 ha bằng 40,7% tổng diện tích toàn huyện.

Độ cao địa hình 15-200m, s−ờn núi có độ dốc từ 5 - 200, thế mạnh vùng này là sản phẩm rừng chè, cây ăn quả theo mô hình nông - lâm kết hợp. Vùng này có tỷ lệ v−ờn tạp cao có thể bố trí cây trồng ăn quả từ 1000 – 1500 ha chủ lực là vải, nhãn, xoài, na . Trong chăn nuôi cần tập trung phát triển trâu bò, dê, ong tiến tới mở mang thêm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nh− khai thác chế biến cao lanh, cát vàng.

+ Vùng đất giữa bao gồm 7 xã: Phù Linh, Tiên D−ợc, Hiền Ninh,

Quang Tiến, Mai Đình, Tân Minh và Thị trấn Sóc Sơn có tổng diện tích 7557ha bằng 24,65% tổng diện tích toàn huyện, có độ dốc cao địa hình từ 10 - 15m. Đây là vùng đất có tầng canh tác mỏng, bị rửa trôi nghèo dinh d−ỡng sản

xuất l−ơng thực gặp khó khăn và kém hiệu quả. Vùng này chủ yếu thích hợp với cây màu, cây công nghiệp. Riêng cây ăn quả có thể trồng từ 300- 400ha bao gồm vải thiều, nhãn lồng, na dai.

+ Vùng ven sông gồm 14 xã ven sông Cầu, sông Cà Lồ: Trung Giã, Tân H−ng, Bắc Phú, Việt Long, Xuân Giang, Đức Hoà, Xuân Thu, Kim Lũ, Đông Xuân, Phủ Lỗ, Phú C−ờng, Phú Minh, Tân Dân, Thanh Xuân có tổng diện tích 10.620ha bằng 34,65% diện tích trong huyện, độ cao địa hình từ 3,5 - 9m có gần 1000ha đất trũng (một vụ) th−ờng hay bị ngập úng ở cuối vụ xuân đến giữa vụ mùa sản xuất bấp bênh. Thế mạnh của vùng này là sẽ đ−ợc phát huy nếu chuyển sang công thức (Lúa + Cá+ Vịt). Riêng cây ăn quả ở vùng này có thể trồng đ−ợc 150 ha chủ lực là nhãn, vải, b−ởi.

Với đặc điểm địa hình chia làm 3 vùng rõ rệt tạo điều kiện cho việc định h−ớng phát triển kinh tế theo đặc điểm và thế mạnh của từng vùng tạo nên sự phát triển đa dạng về kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Sóc Sơn.

* Khí hậu thủy văn

Sóc Sơn nằm ở vị trí mang đặc tr−ng của khí hậu vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, chịu ảnh h−ởng của chế độ nhiệt đới gió mùa nội chí tuyến, có 2 mùa rõ rệt là mùa Đông lạnh và mùa m−a. Nh−ng do địa hình phức tạp có cả đồi núi cao, đất bậc thang và đồng bằng nên Sóc Sơn có đặc tr−ng của khí hậu Trung du.

Nhiệt độ không khí trung bình trong năm 230C, ngày nóng nhất 380 C, lạnh nhất 50C, l−ợng m−a trung bình trong năm 1480mm, số ngày m−a phùn 40 ngày/năm, số giờ nắng trung bình 1620 giờ nắng/năm.

Về hệ thống sông ngòi: Sóc Sơn có 3 tuyến sông chính chảy qua.

- Sông Cà Lồ chảy qua phía Tây Nam huyện có chiều dài 56 Km, cao độ mực n−ớc tại xã Phú C−ờng là +8,99m, cao trình đê 10,5m, mặt đê rộng 3,5 - 5m.

- Sông Công chảy qua phía Bắc huyện với chiều dài 11 Km là sông nhánh nhập với sông Cầu tại Trung Giã, cao độ mực n−ớc 9,3m.

Hệ thống sông ngòi này tạo điều kiện cho Sóc Sơn có khả năng phát triển vận tải thuỷ. Ngoài ra huyện có nhiều hồ giữ n−ớc ở các vùng đồi gò trong đó có một số hồ lớn nh−: Hàm Lợn, Đồng Đò, Đồng Quan, Cầu Bãi, Hoa Sơn .... nhìn chung nguồn n−ớc của huyện khá phong phú, đáp ứng t−ơng đối đủ cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp một l−ợng n−ớc đáng kể cho vùng đồi gò và tạo điều kiện cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển của giống lúa bắc thơm số 7 và một số chỉ tiêu sinh, hoá học đất ở sóc sơn hà nội năm 2005 (Trang 61 - 64)