Khả năng chống chịu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển của giống lúa bắc thơm số 7 và một số chỉ tiêu sinh, hoá học đất ở sóc sơn hà nội năm 2005 (Trang 57 - 60)

* Khả năng chống đổ

Theo dõi bằng ph−ơng pháp trực quan và đánh giá theo thang điểm của IRRI, đ−ợc đánh giá từ điểm 1 đến điểm 9 (điểm càng cao khả năng chống đổ càng kém).

- Điểm 1: Khả năng chống đổ tốt: cây khoẻ, không bị đổ. - Điểm 3: Khả năng chống đổ khá: cây hơi nghiêng.

- Điểm 5: Khả năng chống đổ trung bình: hầu hết các cây nằm nghiêng. - Điểm 7: khả năng chống đổ yếu

- Điểm 8: khả năng chống đổ rất yếu: toàn bộ các cây nằm nghiêng. * Khả năng chống chịu sâu bệnh.

Điều tra mức độ sâu hại và lúc xuất hiện sâu bệnh hại và báo cáo ở giai đoạn nặng nhất. Mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại lấy 5 điểm, mỗi điểm lấy 4 khóm (mỗi lần nhắc lại lấy 20 khóm) điều tra và đánh giá mức độ hại).

Rầy nâu:

Theo dõi ở giai đoạn sinh tr−ởng 3-9 trên đồng ruộng.

Sự đánh giá này chỉ có ý nghĩa khi mật độ rầy tối thiểu trên đối chứng nhiễm cần có nh− sau:

- 10 con/ khóm lúc đẻ 10-15 ngày sau cấy. - 25 con/khóm lúc đẻ nhánh rộ.

- 120 con/ khóm khi bắt đầu làm đòng. - Lúc đó theo dõi các cây và đánh giá.

Điểm 0 : Không bị hại

Điểm 1 : Hơi biến vàng trên một số cây

Điểm 3 : Lá biến vàng bộ phận ch−a bị cháy rầy

Điểm 5 : Lá bị héo rõ, cây bị lùn

Điểm 7 : Hơn 1/2 số cây bị héo, cháy rầy

Điểm 9 : Tất cả số cây bị chết

Sâu đục thân:

Theo dõi ở giai đoạn 3 - 5: Số nõn bị chết. Theo dõi ở giai đoạn 8 - 9: Số bông bị bạc.

Khi thấy trên ô đối chứng có hơn 10% số nõn bị chết hoặc bông bạc, mới theo dõi số nõn chết hoặc số bông bạc và tổng số dảnh hoặc bông có mặt. Tính tỷ lệ % và đánh giá:

Điểm 1 : 1 - 10%

Điểm 3 : 11 - 20%

Điểm 5 : 21 - 30%

Điểm 7 : 31 - 50%

Điểm 9 : 51 - 100%

Đạo ôn hại lá

Theo dõi ở giai đoạn sinh tr−ởng 2 - 3, −ớc l−ợng thực tế % diện tích lá bị bệnh với dạng hình vết bệnh phổ biến.

Điểm 0: Không cho thấy vết bệnh

Điểm 2: Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đ−ờng kính 1 - 2mm, có viền nâu rõ rệt. Hầu hết các lá d−ới đều có vết bệnh.

Điểm 1: Các vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, ch−a xuất hiện vùng sản sinh bào tử.

Điểm 3: Dạng hình vết bệnh nh− ở bậc 2 nh−ng vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm 4: Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm dài 3mm hoặc dài hơn, diện tích vết bệnh trên lá d−ới 4% diện tích lá.

Điểm 5: Vết bệnh điển hình chiếm 4 - 10% diện tích lá Điểm 6: Vết bệnh điển hình chiếm 11 - 25% diện tích lá Điểm 7: Vết bệnh điển hình chiếm 25 - 50% diện tích lá Điểm 9: Hơn 75 % diện tích lá bị bệnh

Sâu cuốn lá

Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh tr−ởng dinh d−ỡng theo thang điểm sau:

Điểm 0: Không có cây bị hại Điểm 1: 1 - 10% cây bị hại Điểm 3: 11 - 20% cây bị hại Điểm 5: 21 - 35% cây bị hại Điểm7: 36 - 60% cây bị hại

Điểm 9: 61 - 100% cây bị hại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển của giống lúa bắc thơm số 7 và một số chỉ tiêu sinh, hoá học đất ở sóc sơn hà nội năm 2005 (Trang 57 - 60)