Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu Inox bằng đường

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu inox bằng đường biển tại tập đoàn tân á đại thành (Trang 37 - 58)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.2.1 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu Inox bằng đường

biển tại Tập Đoàn Tân Á Đại Thành.

Sơ đồ 2.2: Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu inox tại Tập Đoàn Tân Á Đại Thành.

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh XNK).

Mở L/C Xin giấy phép nhập khẩu Đôn đốc bên bán giao hàng và bộ chứng từ Nhận bộ chứng từ nháp và kiểm tra bộ chứng từ Nhận thông báo chứng từ hợp lệ từ ngân hàng

Chuẩn bị hồ sơ khai trung tâm đo lường

chất lượng 3 Kiểm tra bộ chứng từ và tiến hành thanh toán Mở tờ khai hải quan Nộp thuế Bàn giao chứng từ cho Ten Logistic làm thủ tục nhận hàng Nhận hàng, kiểm tra hàng và ký biên bản xác nhận

Giải quyết tranh chấp phát sinh Nhận thông báo

hàng đến và đóng phí Local

Mở L/C:

Sao khi ký kết hợp đồng ngoại thương Tập Đoàn Tân Á Đại Thành tiến hành yêu cầu mở L/C tại ngân hàng Vietcombank.

Ðể được mở L/C, doanh nghiệp cần phải nộp tại ngân hàng các chứng từ như: - Giấy đăng ký kinh doanh.

- Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng (muốn mở tài khoản phải đóng ít nhất 500 USD vào tài khoản chuẩn bị mở) cùng với các giấy tờ sau:

+ Quyết định thành lập công ty.

+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng. Cách thức mở L/C:

Các giấy tờ cần nộp khi đến ngân hàng để mở L/C: - Ðối với L/C at sight:

+ Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng hoá được quản lý bằng giấy phép). + Quota (đối với hàng quản lý bằng hạn ngạch).

+ Hợp đồng nhập khẩu (bản sao).

+ Ðơn xin mở L/C at sight (theo mẫu in sẵn của ngân hàng). Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.

- Ðối với L/C trả chậm:

+ Giấy phép nhập khẩu (nếu có) hoặc quota nhập. + Phương án bán hàng để thanh toán nhập khẩu.

+ Ðơn xin mở L/C trả chậm (theo mẫu in sẵn của ngân hàng). Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.

+ Ðơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ (theo mẫu của ngân hàng). * Lưu ý khi làm đơn xin mở L/C:

- Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng nhà nhập khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình.

- Trên đơn phải có chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu. Nếu thực hiện nhập khẩu uỷ thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ ký: chữ ký của

giám đốc và kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu uỷ thác, và chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng của đơn vị nhận uỷ thác.

- Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến.

- Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần, để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Ký quỹ mở L/C:

Hiện nay các ngân hàng quy định tỷ lệ ký qũy (100%, dưới 100% hoặc không cần ký quỹ) đối với doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ vào:

- Uy tín thanh toán của doanh nghiệp.

- Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng. - Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp. - Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu.

- Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu. * Cách thức ký quỹ:

- Nếu số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng lớn hơn số tiền ký quỹ, ngân hàng sẽ trích từ tài khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quỹ. Phòng nhập khẩu trực tiếp làm phiếu chuyển khoản nội dung ký quỹ mở L/C, sau đó sẽ chuyển sang phòng kế toán để thực hiện.

- Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quỹ, giải quyết bằng hai cách sau: + Mua ngoại tệ để ký quỹ.

+ Vay ngoại tệ để ký quỹ.

Thanh toán phí mở L/C:

Ví dụ: Tại Vietcombank.

Ký qũy Phí mở L/C

100% trị giá L/C 0,075% trị giá L/C mở 30 - 50% trị giá L/C 0,1% trị giá L/C mở

Dưới 30% trị giá L/C 0,15% trị giá L/C mở (min 5 USD và max 200 USD) Miễn ký quỹ 0,2% trị giá L/C mở (min 5 USD và max 300 USD)

Khi mở L/C trả chậm: phải có sự bảo lãnh của ngân hàng, nên nhà nhập khẩu phải trả thêm 0,2% - 0,5% cho mỗi quý tùy vào từng mặt hàng nhập khẩu.

Xin giấy phép nhập khẩu.

Từ ngày 26-7, một số sản phẩm thép được quy định tại Thông Tư 12/2015/TT- BCT sẽ phải xin giấy phép nhập khẩu tự động do Bộ Công Thương cấp.

Bộ Công Thương đã ban hành Thông Tư 12/2015/TT-BCT quy định việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép.

Theo đó, một số mã hàng thép phải xin giấy phép nhập khẩu tự động như: Sắt thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm, các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng. Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng...

Đối với sản phẩm thép là hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh, hàng nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư này và được thực hiện theo các quy định quản lý hiện hành.

Thông tư 12 cũng quy định giấy phép nhập khẩu tự động, do Bộ Công Thương cấp cho thương nhân dưới hình thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng. Giấy phép nhập khẩu tự động có giá trị thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương xác nhận.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu tự động gồm: Đơn đăng ký nhập khẩu tự động, hợp đồng nhập khẩu hoặc các văn bản có giá trị tương đương 1 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân), hóa đơn thương mại, tín dụng thư hoặc

chứng từ thanh toán hoặc giấy xác nhận thanh toán qua ngân hàng, vận tải đơn hay chứng từ vận tải của lô hàng.

Trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ hoặc từ khu phi thuế quan, thương nhân không phải nộp vận tải đơn hay chứng từ vận tải, nhưng phải nộp báo cáo tình hình nhập khẩu của đơn đăng ký nhập khẩu đã được xác nhận lần trước theo mẫu.

Đôn đốc bên bán giao hàng và giao bộ chứng từ.

Sao khi ký kết hợp đồng nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, đòi hỏi cán bộ giao dịch ngoài việc phải đôn đốc và cập nhật tiến độ giao hàng cũng như thời gian nhận được bộ chứng từ gốc, vì nếu hàng về cảng mà chưa nhận được bộ chứng từ gốc cũng chưa nhận được hàng.

Do hàng nhập khẩu đòi hỏi thời gian lâu, đồng thời thời gian làm thủ tục thanh toán, khai và làm thủ tục hải quan cũng mất rất nhiều thời gian, người cán bộ giao dịch cần nắm rõ tồn kho cũng như nhu cầu hàng tháng để nắm rõ thời gian đôn đốc và hối thúc hàng về để đáp ứng kịp thời nhu cầu nguyên liệu cho việc sản xuất của nhà máy.

Kiểm tra chứng từ nháp và xác nhận chứng từ.

Nhằm đáp ứng nhanh chóng cho việc nhận hàng và xem xét lô hàng về gồm những mặt hàng nào, vì đa số hàng inox được nhập khẩu với số lượng lớn, có các khổ, bề mặt và dung sai khác nhau, hàng này thường cho phép giao hàng từng phần, việc kiểm tra và xác nhận chứng từ cũng rất quan trọng.

Các thông tin cần kiểm tra gồm các thông tin như sau:

Kiểm tra hợp đồng ngoại thương:

Số và ngày của hợp đồng. Tên và địa chỉ các bên mua. Tên và địa chỉ của bên bán.

Mô tả hàng hóa (tên hàng, số lượng, đơn giá, tổng trị giá).

Điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR…) và phương thức thanh toán. Thời điểm và địa điểm giao hàng.

Ngoài ra còn cần phải kiểm tra chặt chẽ các chứng từ yêu cầu phải xuất trình khi nhận hàng, đặc biệt là C/O vì đối với hàng nhập khẩu để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Mặt khác hợp đồng là nơi căn cứ để mở L/C ràng buộc nhà xuất khẩu giao hàng

đảm bảo quyền lợi khi doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán.

Tên doanh nghiệp xuất khẩu và tiêu chuẩn hàng hóa dựa trên tiêu chuẩn nào.

Vì đối với hàng inox nhập khẩu, nhà nước Việt Nam áp dụng một số chính sách tự vệ và biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội. Vì vậy xuất xứ hàng hóa và doanh nghiệp xuất khẩu rất quan trọng, cần xác định để công ty Tân Á Đại Thành có thể tính toán được các chi phí cho việc sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.

Kiểm tra hóa đơn thương mại:

Số và ngày của hợp đồng trên hóa đơn (nếu có): phải trùng với số và ngày trên hợp đồng.

Số và ngày của hóa đơn.

Tên và địa chỉ các bên mua bán: phải đúng với tên của doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng.

Mô tả hàng hóa (tên hàng, số lượng, trọng lượng đơn giá, tổng trị giá):

Phải đúng tên hàng hóa và đơn giá đã ký kết trên hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi của người nhập khẩu.

Điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR…) và phương thức thanh toán (nếu có): Phải đúng và trùng khớp với hợp đồng, vì chứng từ sai sót người mua có thể từ chối thanh toán nhưng việc nhận hàng cũng như chi phí mà người mua đã ký quỹ mở L/C cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp.

Kiểm tra Packing list:

Số và ngày của invoice trên Packing list. Mô tả hàng hóa (tên hàng, số lượng). Đơn vị tính.

Trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì. Quy cách đóng gói, loại bao bì.

Về mô tả hàng hóa phải đúng với hàng hóa đã ký kết trên hợp đồng và trên hóa đơn thương mại.

Kiểm tra Bill of Lading:

Những thông tin của ô shipper, consignee và notify. Đặc biệt, ô Consignee phải thể hiện tên và địa chỉ chính xác của công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Nam Đại Thành, vì chỉ có người trong mục này mới được nhận hàng.

Tên tàu, cảng bốc, cảng dỡ.

Tên hàng, số lượng, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì. Số cont, số seal.

Kiểm tra C/O:

Đối với C/O cần chú ý đến:

Ô thứ 1 product consigned from (hàng hóa gửi từ): tên địa chỉ của nước xuất khẩu hàng hóa, có thể không trùng tên và địa chỉ với người ký hợp đồng nhập khẩu, vì có thể doanh nghiệp nhập khẩu không mở được C/O nhờ doanh nghiệp có quyền mở C/O tại nước xuất khẩu, hoặc doanh nghiệp xuất khẩu không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đó ở nước xuất khẩu, mà có nhà máy sản xuất ở nước khác (nơi hàng hóa đi trực tiếp sang nước nhập khẩu), nên C/O được cấp tại nhà máy nơi sản xuất ra sản phẩm cho nên có sự khác nhau ở ô này. Do vậy khi kiểm tra bộ chứng từ, doanh nghiệp cần phải kiểm tra chặt chẽ.

Ô thứ 2 product consigned to (hàng hóa gửi đến): tên và địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu phải là tên và địa chỉ chính xác của Tập Đoàn Tân Á Đại Thành.

Ô thứ 3: Ngày tàu chạy phải trùng hoặc sau ngày tàu chạy ghi trên vận đơn. Ô thứ 7 và ô thứ 9: đây là hai ô quan trọng, doanh nghiệp cần xác định đúng tên hàng hóa, mã Hs code ở ô thứ 7 để được hưởng C/O, ở ô thứ 9 trọng lượng phải là Gross weight và giá tiền là giá FOB.

Nếu tên nhà xuất khẩu trên C/O không phải là tên của nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng thì cần click vào cột third party ở ô thứ 13.

Kiểm tra Mill test và tiêu chuẩn cơ sở:

Đối với hàng inox nhập khẩu cần phải xuất trình Mill test nhằm xác định chất lượng hàng hóa và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, trên mill test và tiêu chuẩn cơ sở cần kiểm tra các tiêu chí như sau:

Người chế tạo, người sản xuất: Manufacture. Tên nhà xuất khẩu.

Tiêu chuẩn cơ sơ: phải trùng với tiêu chuẩn đã ký kết trên hợp đồng.

Thành phần bao nhiêu Niken (% Ni), bao nhiêu Đồng (%Cu), Cacbon (%C),... Khổ hàng hóa: phải có các khổ và tiêu chuẩn về độ dày, độ bóng, bề mặt, được đề cập đến trong hợp đồng…

Nhận thông báo hàng đến và đóng phí Local Charge.

Khi hàng hóa được đóng hàng và giao hàng lên tàu, trên vận đơn ở mục notify sẽ là tên của người được thông báo đó là tên của công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Nam Đại Thành (đại diện pháp lý của Tập Đoàn Tân Á Đại Thành khu vực phía Nam).

Thông báo tàu đến thường được gửi trước khi tàu cập cảng 3 ngày. Thông thường hợp đồng do Tập Đoàn Tân Á Đại Thành được ký kết nơi nhận hàng là cảng cát lái, Hồ Chí Minh.

Sau khi nhận được thông báo tàu đến, người cán bộ giao dịch sẽ liên hệ với hãng tàu và yêu cầu xuất hóa đơn cước phí local charge, và cung cấp các thông tin cho hãng tàu để hãng tàu xuất hóa đơn, do hợp đồng là giá CIF phí local charge chỉ bao gồm: phụ phí xăng dầu tại nước xuất khẩu (EBC+CIC), phí chứng từ hàng nhập (DO), phí chứng từ đại lý (Handling), phí sếp dỡ tại cảng (THC), phí cân bằng cont (CIC), phí vệ sinh cont,… phía đầu Việt Nam.

Sau khi nhận được hóa đơn và kiểm tra các chi tiết trên hóa đơn, doanh nghiệp tiến hành thanh toán cho hãng tàu để nhận hàng, việc thanh toán này phải được thực hiện ít nhất trước một ngày lấy lệnh giao hàng.

Làm thủ tục hải quan nhập khẩu.

Mở tờ khai hải quan nhập khẩu là một trong các bước quan trọng nhất trong việc thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa, việc mở tờ khai thể hiện số lượng hàng hóa, đơn giá, số tiền thuế mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp. Nếu việc mở tờ khai sai sót sẽ dẫn đến việc không nhận được hàng, doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu các khoản chi phí lưu cont, lưu bãi, thiếu nguyên vật liệu sản xuất.

Sơ đồ 2.3: Quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. (Nguồn: Tổng cục hải quan – Bộ tài chính).

Tình hình khai báo hải quan điện tử của hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và hàng nhập khẩu nói riêng của TĐ Tân Á Đại Thành đang có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể là:

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa được thông quan bằng thủ tục hải quan điện tử từ năm 2012-2014. KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 1.KHAI BÁO HẢI QUAN 3. XUẤT TRÌNH 7. THÔNG QUAN 6. CHẤP HÀNH QUYẾT ĐỊNH 2. TIẾP NHẬN VÀ RA QUYẾT ĐỊNH HÌNH THỨC KIỂM TRA 4. KIỂM TRA 5. RA QUYẾT ĐỊNH 8. GIÁM SÁT THÔNG QUAN NGƯỜI KHAI HẢI QUAN CÔNG CHỨC HẢI QUAN

Bảng 2.3: Tổng Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa được thông quan bằng thủ tục hải quan điện tử từ năm 2012-2014.

ĐVT: Tỷ đồng (VND).

(Nguồn: phòng kinh doanh XNK –TĐ Tân Á Đại Thành).

Biểu đồ 2.2: Số lượng tờ khai của TĐ Tân Á Đại Thành (2012-2014). 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2012 2013 2014 số lư ợng t ờ k ha i năm

Biểu đồ thể hiện số lượng tờ khai

Năm Số lượng tờ khai

Tổng kim ngạch nhập khẩu qua thông quan điện tử

Số thuế đã nộp ngân sách nhà nước Trị giá nhập khẩu Tỉ lệ so với năm 2012 (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) 2012 330 12,5 100 268 100 2013 396 14,35 114,8 293 109,33 2014 425 16,7 133,6 310 115,67

Nhận xét:

Năm 2012 TĐ Tân Á Đại Thành đã làm thủ tục hải quan điện tử và thông quan 330 tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 12,5 tỷ VND, số tiền nộp thuế vào ngân sách, thu được từ hoạt động nhập khẩu là 268 triệu VND.

Năm 2013 tổng kim ngạch nhập khẩu tăng lên 14,35 tỷ VND với số lượng tờ khai hải quan điện tử là 395 tờ, tăng thêm nộp thuế nhập khẩu cho nhà nước 293 triệu đồng. Như vậy, tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2013 bằng 114,8% so với năm 2012, tức là

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu inox bằng đường biển tại tập đoàn tân á đại thành (Trang 37 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)