Nhóm giải pháp liên quan đến các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc đối vớ

Một phần của tài liệu Dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 83)

nước đối với dịch vụ cho thuê tài chính

Thứ nhất, điều chỉnh các chính sách về thuế, trích khấu hao tài sản cố định theo hƣớng nhƣ đã phân tích trong chƣơng 2.

Về thuế giá trị gia tăng: Cho phép khấu trừ VAT đầu vào của tài sản CTTC nhƣ trƣờng hợp doanh nghiệp tự mua sắm, số tiền thuế đƣợc khấu trừ này sau đó sẽ đƣợc bên thuê hoàn trả cho bên cho thuê. Đối với nghiệp vụ CTTC theo phƣơng thức “mua và thuê lại” hiện nay đang áp dụng mức thuế VAT 5%. Nghĩa là, doanh nghiệp đi thuê phải chịu thêm tiền lãi thuê tính trên khoản thuế VAT khi chuyển nhƣợng tài sản từ doanh nghiệp sang công ty CTTC, phần nợ gốc chỉ đƣợc khấu trừ dần theo thời hạn thuê. Thực chất giao dịch mua và thuê lại chỉ là sự chuyển đổi quyền sở hữu vốn mà doanh nghiệp đã đầu tƣ vào tài sản cho công ty CTTC. Bên đi thuê (doanh nghiệp) đã thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ về thuế khi mua tài sản bằng nguồn vốn của mình. Do vậy, đề nghị áp dụng thuế suất VAT 0% đối với tài sản CTTC trong giao dịch mua và thuê lại.

Về thuế nhập khẩu: Cần áp dụng các ƣu đãi về thuế nhập khẩu đối với các máy móc thiết bị CTTC nhằm mục đích sản xuất hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, hoặc gia công xuất khẩu.

Về trích khấu hao tài sản cố định là đối tƣợng của CTTC: Nhà nƣớc nên cho phép nghĩa vụ trích khấu hao tài sản cố định một cách linh hoạt, nghĩa là tùy vào sự thỏa thuận của hai bên để quyết định bên nào sẽ thực hiện nghĩa vụ này để hƣởng những lợi ích về thuế tốt nhất. Nhà nƣớc cũng nên cho phép các doanh nghiệp tự chủ trong việc trích khấu hao tài sản CTTC. Hiện nay chế độ trích khấu hao tài sản cố định đang đƣợc áp dụng theo quyết định 206/2003/QĐ- BTC của Bộ Tài chính. Theo đó, doanh nghiệp đƣợc phép trích khấu hao nhanh nhƣng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. Tuy nhiên, cách tính này vẫn chƣa đủ để giúp doanh nghiệp bảo toàn giá trị của tài sản cố định trong điều kiện tốc độ hao mòn vô hình về tài sản cố định ngày một tăng nhanh. Để tăng tính hấp dẫn của dịch vụ CTTC, Nhà nƣớc nên cho phép áp dụng phƣơng pháp tính khấu hao nhanh tài sản cố định cho thuê. Việc tính khấu hao này có thể căn cứ vào thời gian thu hồi vốn cần thiết (recovery period) thay vì dựa trên thời gian hữu dụng của tài sản (economic life). Có thể tham khảo mô hình Hệ thống thu hồi vốn theo gia tốc ACRS -Accelerated Cost Recovery System (xem Bảng 3.5).

Về chính sách lãi suất: Xây dựng, hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất của NHNN theo nguyên tắc thị trƣờng. Tạo lập khuôn khổ lãi suất điều hành của NHNN nhằm định hƣớng cho sự vận động của lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng bao gồm: xác định lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất thị trƣờng mở.

Bảng 3.2.1: Mô hình Hệ thống thu hồi vốn theo gia tốc ACRS của Mỹ

Loại tài sản Thời gian thu hồi vốn

Phƣơng tiện vận chuyển hạng nhẹ, thiết bị sử dụng trong

nghiên cứu & phát triển 03 năm

Máy móc, thiết bị, đồ dùng vật dụng cố định, xe tải 05 năm

Tài sản công ích có thời gian hữu dụng từ 18- 20 năm 10 năm

Tài sản công ích sử dụng lâu dài 15 năm

Về chính sách lãi suất: Xây dựng, hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất của NHNN theo nguyên tắc thị trƣờng. Tạo lập khuôn khổ lãi suất điều hành của NHNN nhằm định hƣớng cho sự vận động của lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng bao gồm: xác định lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất thị trƣờng mở.

3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến việc tăng cường năng lực hoạt động của công ty CTTC

3.2.3.1. Xây dựng chiến lược khách hàng để mở rộng thị trường, mạng lưới cung cấp dịch vụ, gia tăng thị phần của công ty CTTC

Các công ty CTTC phải thƣờng xuyên cập nhật thông tin của khách hàng, diễn biến của thị trƣờng từ nhiều kênh để đảm bảo cung cấp dịch vụ đúng, đủ, kịp thời và chất lƣợng cho khách hàng hiện tại, phát hiện và hiện thực hóa nhu cầu của khách hàng tiềm năng không chỉ dựa trên phƣơng châm “ở đâu có cầu là ở đó có cung” mà còn có khả năng định hƣớng khơi dậy cầu tƣơng lai để đáp ứng tốt nhất và nhiều nhất.

Trên cơ sở thu thập, phân tích xử lý dữ liệu; tiến hành đánh giá phân loại khách hàng, cụ thể hóa chính sách đến từng nhóm khách hàng.

3.2.3.2. Gia tăng nguồn vốn hoạt động và mở rộng mạng lưới hoạt động

Thứ nhất, tăng cƣờng nguồn vốn chủ sở hữu. Đa số các công ty CTTC ở Việt Nam có vốn điều lệ nhỏ, các công ty này cần tăng vốn điều lệ. Bằng cách tăng vốn thông qua tích luỹ hoặc tiến hành cổ phần hoá.

Thứ hai, phát hành trái phiếu để thu hút nguồn vốn từ nền kinh tế thông qua thị trƣờng chứng khoán.

Thứ ba, liên doanh liên kết với các công ty bảo hiểm trong nƣớc, các nhà cung ứng trong và ngoài nƣớc, các định chế tài chính để tạo nguồn cho thuê theo hình thức cho thuê hợp vốn, cho thuê trả góp hoặc gửi vốn có kỳ hạn tại các công ty với mức lãi suất hợp lý.

Thứ tư, triển khai nghiệp vụ bán các khoản thu từ các trƣờng hợp CTTC cho các định chế tài chính.

Thứ năm, nhận uỷ thác bằng tiền của các bên uỷ thác để mua máy móc thiết bị và động sản khác CTTC đối với bên thuê. Đồng thời sử dụng phƣơng thức mua hàng trả chậm.

Thứ sáu, duy trì một tỷ lệ ký cƣợc hợp lý vừa đảm bảo tăng tính an toàn trong suốt thời gian thuê vừa tăng năng lực tài chính vì nguồn vốn này có lãi suất bằng 0%.

3.2.3.3. Đa dạng hoá các sản phẩm CTTC

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống nhƣ cho thuê có sự tham gia của hai bên, cho thuê có sự tham gia của ba bên thì các công ty CTTC cần đẩy mạnh các sản phẩm nhƣ bán và thuê lại, cho thuê hợp vốn, đồng thời mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ nhƣ cho thuê giáp lƣng, cho thuê vận hành, cho thuê uỷ thác, cung cấp dịch tƣ vấn và bảo lãnh liên quan đến hoạt động CTTC hƣớng đến mô hình cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng.

Linh hoạt hóa phƣơng thức tính tiền thuê. Các công ty CTTC cần nghiêm cứu và áp dụng thêm các phƣơng pháp tính tiền thuê dựa vào khả năng khai thác tài sản thuê của khách hàng, cụ thể nhƣ: tính tiền thuê theo mùa vụ, tính tiền thuê tăng dần, giảm dần, tính tiền thuê theo lãi suất thả nổi, tính tiền thuê theo khấu hao gia tốc,…

3.2.3.4. Tăng cường công tác quản trị rủi ro

Một là, nâng cao chất lƣợng thẩm định bao gồm thẩm định tài sản thuê, dự án kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng thuê. Để thực hiện biện pháp này các công ty CTTC lƣu ý các điểm sau:

+ Xây dựng quy trình thẩm định chuẩn bao gồm quá trình từ tiền kiểm đên hậu kiểm, phù hợp với mô hình tổ chức với phƣơng châm gọn nhẹ, chặt chẽ, đảm bảo có sự phối lợp và kiểm soát trong toàn bộ quy trình.

+ Xây dựng phƣơng pháp tính khấu hao tài sản cố định linh hoạt + Mua bảo hiểm vật chất cho tất cả tài sản cho thuê

+ Thành lập trung tâm thông tin để không ngừng cập nhật dữ liệu và hệ thống hóa phân loại thông tin phục vụ cho công tác quản trị rủi ro

Hai là, tăng cƣờng quản lý tài sản trong và sau khi cho thuê. Để thực hiện đƣợc biện pháp này cần chú ý đến các vấn đề sau:

+ Thƣờng xuyên kiểm tra, bảo đảm kiểm soát đƣợc sản phẩm suốt quá trình cho thuê nhằm nắm đƣợc tình hình tài chính, thực trạng hoạt động cũng nhƣ việc sử dụng tài sản thuê của khách hàng có đúng mục đích và hiệu quả hay không nhằm chia sẻ và tháo gỡ khó khăn với khách hàng khi cần thiết

+ Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Thông qua hoạt động kiểm tra có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ CTTC. Công tác kiểm tra, kiểm soát ở đây

không chỉ do bộ phận chuyên trách thực hiện bởi bộ phận này thực hiện kiểm tra khi việc cho thuê đã hoàn tất mà tất cả các cán bộ tham gia vào công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh, ở tất cả các khâu trong quá trình từ khi thẩm định, giải ngân đến khi thanh lý hợp đồng, mỗi cán bộ phải là một mắt khâu trong quá trình kiểm tra.

Ba là, nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất phát sinh từ tƣơng quan giữa các lãi suất thu đƣợc từ hợp đồng CTTC và phải trả đối với hợp đồng nhận tiền gửi hoặc hợp đồng tiền vay. Do đó, để hạn chế thấp nhất rủi ro, các công ty CTTC cần tăng cƣờng quản lý rủi ro lãi suất bằng cách xây dựng hệ thống rủi ro lãi suất, trong đó xây dựng bảng liệt kê kỳ hạn đánh giá đƣợc mọi rủi ro lãi suất liên quan đến tài sản nợ, tài sản có. Đồng thời thành lập bộ phận theo dõi và dự báo tình hình lãi suất.

KẾT LUẬN

Một trong những quan điểm chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam đã đƣợc Đảng ta xác định: khoa học công nghệ là động lực để thực hiện thành công công cuộc này. Do vậy nhu cầu về vốn hiện vật là rất lớn để đổi mới công nghệ, kỹ thuật. Cho thuê tài chính chính là một trong những kênh tín dụng hữu hiệu đáp ứng nhu cầu này.

1. Cho thuê tài chính là một loại hình tín dụng trung và dài hạn không hủy ngang, có đối tƣợng là tài sản, trong đó bên cho thuê chuyển giao quyền sử dụng và hầu hết lợi ích và rủi ro cho bên đi thuê theo thời hạn đã thỏa thuận. Khi hết hạn cho thuê, quyền sở hữu tài sản có đƣợc chuyển giao hay không tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên.

Để hình thành và phát triển thị trƣờng CTTC, phát huy đƣợc vai trò, vị trí của ngành dịch vụ này trong hệ thống tín dụng và trong nền kinh tế cần phải tạo lập các tiền đề pháp lý và kinh tế.

2. Với tƣ cách là phƣơng thức tài trợ vốn trung và dài hạn, cho thuê tài chính đƣợc biết đến là một trong những đòn bẩy tín dụng đến quá trình tích tụ và tập trung sản xuất; điều hòa phân bổ vốn xã hội một cách hợp lý và hiệu quả; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới tài sản cố định- căn cứ quan trọng để nâng cao hiệu quả công việc, tăng năng suất lao động; đa dạng hóa các hình thức tín dụng, tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế.

3. Từ kinh nghiệm phát triển dịch vụ CTTC ở một số nƣớc châu Á cho thấy vai trò quan trọng của Nhà nƣớc đối với sự phát triển của ngành dịch vụ CTTC, đặc biệt trong giai đoạn đầu hình thành. Những quy định về mặt pháp lý cũng nhƣ các chính sách kinh tế tại các nƣớc này thể hiển rõ sự khuyến

khích đầu tƣ và do vậy đã làm cho kênh tín dụng này có đƣợc những lợi thế để cạnh tranh và phát triển. Ngoài ra, sự sáng tạo của Nhật Bản và Hàn Quốc khi cho ra đời những gói cho thuê đặc thù với điều kiện của từng nƣớc cũng là bài học quý để Việt Nam tham khảo trong quá trình vận hành dịch vụ CTTC trong thời gian tới.

4. CTTC đã hình thành gần 15 năm qua tại Việt Nam, bắt đầu từ chƣơng trình thí điểm. Kể từ đó, khung khổ và các điều kiện pháp lý điều chỉnh cho hoạt động CTTC đã đƣợc hình thành và tiếp tục có những bƣớc điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn. Tuy nhiên, để trở thành nền tảng vững chắc, cơ sở pháp lý của dịch vụ CTTC ở Việt Nam còn cần đƣợc tiếp tục hoàn thiện.

5. Dịch vụ CTTC ở Việt Nam trong thời gian qua bƣớc đầu đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định biểu hiện qua các chỉ tiêu: tăng trƣởng dƣ nợ, đa dạng hóa tài sản cho thuê, kiểm soát nợ xấu, … Tuy vậy, tốc độ phát triển của CTTC cả về lƣợng và chất vẫn còn dƣới mức tiềm năng. Sự vận động của dịch vụ CTTC trong những năm qua còn thiếu tính bền vững. Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho hiện trạng này. Nổi cộm lên là sự bất cập của các văn bản pháp lý; những chính sách kinh tế thay vì là động lực thì lại trở thành trở lực đến sự phát triển của ngành dịch vụ cho thuê ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ quan đến từ các công ty CTTC là chƣa chuẩn bị đƣợc đội ngũ chuyên môn giỏi, chƣa quan tâm đến công tác quảng bá, hoạt động còn dựa dẫm nhiều vào ngân hàng “mẹ” nên thiếu tính sáng tạo… Ngoài ra, các cơ quan hữu quan còn thiếu sự phối hợp trong khi triển khai dịch vụ CTTC.

6. Thị trƣờng CTTC ở Việt Nam trong thời gian tới đứng trƣớc nhiều thuận lợi. Đó là lƣợng cầu dồi dào về dịch vụ này đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những tác động tích cực từ quá trình hiện đại hóa, cổ phần hóa

trong hệ thống các ngân hàng thƣơng mại,… Bên cạnh đó là những thách thức về một thị trƣờng ngày càng cạnh tranh từ các yếu tố bên trong và ngoài nền kinh tế, những tác động bất lợi của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu,… Trƣớc bối cảnh đó, ngành dịch vụ CTTC ở Việt Nam cần phải hoạch định cho mình phƣơng hƣớng phát triển theo phƣơng châm tối đa hóa thời cơ, giảm thiểu hóa nguy cơ. Phƣơng hƣớng và chiến lƣợc hoạt động kinh doanh dịch vụ CTTC ở Việt Nam về lâu dài cũng nhƣ trƣớc mắt là: “ổn định, phát triển, an toàn và hiệu quả”; kết hợp hài hòa ba lợi ích: lợi ích của công ty CTTC, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của nhà nƣớc.

7. Để thúc đẩy thị trƣờng CTTC phát triển cần thực thi các giải pháp liên quan đến tạo tập môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng kinh tế nhằm khai thông những bế tắc hiện nay của ngành và các giải pháp tăng cƣờng năng lực hoạt động của các công ty CTTC để đảm bảo sự tăng trƣởng và phát triển bền vững của ngành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Tuấn Anh (2009), “Mối quan hệ giữa hoạt động của ngân hàng thƣơng mại và tăng trƣởng kinh tế”, Tạp chí ngân hàng, (17), tr.48-56. 2. Nguyễn Thị Cành (2008), “Khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của

các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế,

(212), tr.3-12.

3. Nguyễn Thị Cành, Trần Viết Hoàng, Trần Thọ Phú, Cung Trần Việt, Nick Freedman, David Ray (2006), “Chính sách tín dụng cấp tỉnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VN”, Báo cáo nghiên cứu chính sách - VNCI, (8).

4. Diễn đàn kinh tế và tài chính (2008), Rủi ro hệ thống ngân hàng ở Việt Nam xu hướng gần đây và triển vọng diễn biến, Đà Nẵng.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Hà Nội.

6. Bùi Hồng Đới (2003), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Đoàn Thanh Hà (2003), Một số giải pháp thúc đẩy dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Đoàn Thanh Hà (2009), “Thực trạng tiềm năng và giải pháp cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, (6), tr.43-49.

9. Trần Vũ Hải (2007), “Pháp luật về cho thuê tài chính- một số vấn đề cần

Một phần của tài liệu Dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 83)