Kinh nghiệm về lựa chọn các hình thức CTTC, lựa chọn đối tƣợng CTTC

Một phần của tài liệu Dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 37)

tượng CTTC

Thuê bắc cầu theo kiểu Nhật (Japanese - Style Leverage Lease): Nhƣ đã trình bày ở trên sự thành công của Shogun Lease ở Nhật là do chênh lệch lãi suất giữa Nhật và Mỹ. Đến giữa những năm 80 chênh lệch này giảm dần, do vậy Shogun Lease không còn căn cứ để tiếp tục phát triển. Năm 1985, Nhật Bản đƣa ra hình thức thuê bắc cầu mới có lợi ích thuế. So với cho thuê bắc cầu thông thƣờng (kiểu Mỹ)- ngƣời cho thuê đƣợc hƣởng lợi ích thuế do khấu hao nhanh và đƣợc miễn trừ thuế đầu tƣ; cho thuê bắc cầu kiểu Nhật cho phép trả chậm thuế đầu tƣ do thời hạn khấu hao đƣợc quy định ngắn hơn thời hạn của hợp đồng thuê. Theo cơ cấu này, thu nhập là “tổng các khoản tiền thuê cố định mà ngƣời thuê trả trong suốt thời hạn thuê và giá bán tài sản trên thị trƣờng ở cuối thời hạn thuê” và chi phí là “tổng khấu hao và lãi trả ngân hàng”. Bảng phân tích lỗ lãi thể hiện: trong nửa đầu của thời hạn thuê, chi phí vƣợt thu nhập, do vậy thuế thu nhập đƣợc giảm đi; đến nửa cuối của thời hạn thuê mới bắt đầu có lãi.

CTTC cân bằng tay ba (Square Trip): Phƣơng thức CTTC cân bằng tay ba là sản phẩm riêng có của Nhật Bản, lần đầu tiên đƣợc áp dụng vào năm 1984. Theo đó, công ty cho thuê của Nhật ký một hợp đồng cho thuê với một ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng này đồng thời ký một hợp đồng cho vay với khách hàng với cùng những điều kiện nhƣ trong hợp đồng CTTC. Hợp đồng cho vay này đƣợc sử dụng làm thế chấp cho hợp đồng cho thuê giữa ngân hàng và công ty cho thuê. Nhƣ vậy khách hàng có thể rút vốn thông qua hợp đồng vay và công ty cho thuê cung cấp tài trợ dƣới dạng hợp đồng cho thuê. (Xem Sơ đồ 1.3.1)

Sơ đồ 1.3.1: CTTC cân bằng tay ba

(1): Hợp đồng cho thuê (2): Hợp đồng cho vay (3): Tài trợ vốn

Cho thuê có ƣu đãi thuế: Chính phủ Nhật có quy định miễn thuế khấu lƣu (withholding tax) đối với lãi thu đƣợc từ các khoản vay (đối với thuê bắc cầu) hay thuê. Kinh nghiệm cho thuê ở một số nƣớc châu Á cho thấy dịch vụ cho thuê chƣa đƣợc nhìn nhận là một hình thức tài trợ, nên thu nhập từ hợp đồng cho thuê đƣợc coi là tiền thuê hơn là lãi suất và công ty cho thuê phải trả phần thuế khấu lƣu này.

Hàn Quốc lại thành công với mô hình “Quick Lease” vào thời điểm cuối thập niên 80. Đây là chƣơng trình kết hợp linh hoạt giữa những ƣu đãi của chính phủ đối với việc cho thuê cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với hình thức cho thuê giá trị nhỏ - Small Ticket Leasing- dƣới 50 triệu won (tƣơng đƣơng 50 nghìn USD). Theo đó, ngƣời cho thuê thông báo cho ngƣời môi giới hay nhà sản xuất (sau đây gọi là ngƣời cung ứng) các điều kiện của hợp đồng thuê. Sau đó, ngƣời cung ứng tập hợp những khách hàng thuê tiềm năng. Tiếp đến, ngƣời cho thuê duyệt đơn xin thuê và ký hợp đồng thuê cho những ngƣời thuê do ngƣời cung ứng giới thiệu. Việc thanh toán tiền thuê sẽ đƣợc đảm bảo bởi thƣ bảo lãnh của công ty bảo hiểm, chi phí bảo lãnh do

Ngân hàng nƣớc ngoài

Công ty cho thuê của Nhật

Khách hàng nƣớc ngoài

(1) (2)

ngƣời thuê chịu. Sự xuất hiện của những ngƣời trung gian có uy tín đã làm cho quy trình cho thuê đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng và an toàn. Quick Lease chính là cú huých cần thiết đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hàn Quốc trong quá trình đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ giúp doanh nghiệp tạo đà cho những bƣớc phát triển dài hơi hơn sau này.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA (1995- 2008)

2.1. Cơ sở pháp lý của dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam

Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX nền kinh tế Việt Nam chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc. Nhu cầu lớn về vốn, công nghệ để hình thành một nền sản xuất hàng hóa lớn đã đặt ra yêu cầu hoàn chỉnh cơ sở pháp lý, kỹ thuật cho hệ thống tín dụng, trong đó có hoạt động CTTC.

Pháp lệnh hợp đồng dân sự (29/04/1991) đƣa ra những nguyên tắc chung nhất về các giao dịch dân sự trong đó có đề cập đến hoạt động cho thuê tài sản. Tiếp đến là Bộ Luật Dân sự đƣợc quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 đã quy định chi tiết hơn về hoạt động cho thuê tài sản.

Năm 1992, Công ty tài chính quốc tế - IFC, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã hỗ trợ xây dựng nghiên cứu khả thi về việc thiết lập nghiệp vụ tài trợ thuê mua máy móc thiết bị ở Việt Nam. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, CTTC là khái niệm mới cả đối với doanh nghiệp, ngân hàng và các cơ quan chủ quản. Để thử nghiệm, Thống đốc NHNN đã ban hành thể lệ tín dụng thuê mua (Quyết định 149/QĐ- NH5 ngày 09/10/1995) tạo cơ sở pháp lý cho một số ngân hàng thƣơng mại quốc doanh thành lập thí điểm các phòng tín dụng thuê mua, công ty thuê mua trực thuộc để từng bƣớc triển khai một cách chính thức hoạt động này. Về bản chất, tín dụng thuê mua cũng giống nhƣ CTTC.

Để nâng tầm hoạt động cho thuê, Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/1995/NĐ- CP ngày 09/10/1995 về “Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt

động của công ty CTTC tại Việt Nam” và Thông tƣ 03/TT- NH5 của Thống đốc NHNN (ngày 09/02/1996) hƣớng dẫn chi tiết thi hành Nghị định 64.

Ngày 12/12/1997 Quốc hội thông qua Luật các tổ chức tín dụng, Luật này có hiệu lực từ ngày 01/08/1998, đã thừa nhận hoạt động CTTC là một hình thức cấp tín dụng do các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là các công ty CTTC thực hiện. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành các văn bản dƣới luật quy định chi tiết, cụ thể hơn nữa về hoạt động này, tạo thuận lợi cho các bên tham gia tuân thủ pháp luật và việc quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt động này đƣợc dễ dàng nhƣ: Thông tƣ 49/1999/TT- BTC của Bộ Tài Chính ngày 06/05/1999 về Hƣớng dẫn thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động CTTC, Thông tƣ 107/1999/TT- BTC của Bộ Tài chính về Hƣớng dẫn kế toán thuế GTGT đối với hoạt động đi thuê tài chính vào ngày 1/9/1999.

Hoạt động CTTC trong những năm đầu đƣợc triển khai ở Việt Nam với thái độ cẩn trọng cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Nghị định 64/CP sau gần 6 năm đi vào thực tiễn đã tỏ ra nhiều bất cập. Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2001/NĐ - CP ngày 02/05/2001 về Tổ chức và hoạt động của công ty CTTC thay thế cho NĐ 64. Ngày 06/09/2001, NHNN đã ban hành Thông tƣ 08/2001/TT- NHNN hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 16.

Ngày 19/05/2005 Chính phủ ban hành Nghị định 65/2005/NĐ- CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ16/CP. Để thực hiện tốt Nghị định 65, ngày 07/09/2006 NHNN ban hành Thông tƣ 07/2004/TT-NHNN “Hƣớng dẫn về hoạt động mua và thuê lại theo hình thức CTTC theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ- CP ngày 02/05/2001 và Nghị định số 65/2005/NĐ- CP của Chính phủ”. Tiếp theo đó là thông tƣ 06/2005/TT- NHNN về Hƣớng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ "Về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính" và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ "Quy định về

việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty CTTC".

Ngày 7/9/2006, Ngân hàng Nhà nƣớc đã có Thông tƣ số 07/2006/TT- NHNN hƣớng dẫn về hoạt động mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính quy định tại Nghị định số 16/2001/NÐ- CP ngày 2/5/2001 và Nghị định số 65/2005/NÐ- CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ. Để thống nhất thực hiện, NHNN ban hành Thông tƣ số 02/2007/TT-NHNN ngày 21/5/2007 sửa đổi nội dung khoản 5 của Thông tƣ nói trên. Ngày 25/07/2006, NHNN tiếp tục ban hành thông tƣ 05/2006/TT- NHNN về Hƣớng dẫn một số nội dung về hoạt động CTTC và dịch vụ ủy thác CTTC theo quy định tại nghị định 16/2001/NĐ- CP và nghị định 65/2005/NĐ- CP của Chính phủ.

Ngày 25/08/2008 Nghị định 95/2008/NĐ- CP đƣợc Chính phủ ban hành về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2001/NĐ- CP về loại hình công ty CTTC.

Trong số các nghị định nói trên, Nghị định 16, về cơ bản, là căn cứ pháp lý chủ yếu để triển khai dịch vụ CTTC ở Việt Nam.

Ngoài ra, CTTC ở Việt Nam hiện nay còn chịu sự điều chỉnh của các luật sau: Luật các tổ chức tín dụng (12/12/1997), Luật sửa đổi bổ sung Luật các tổ chức tín dụng (15/06/2004), Luật doanh nghiệp (2005), Luật dân sự (trong trƣờng hợp có phát sinh tranh chấp về tài sản thuê), các luật thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, luật doanh nghiệp,...

Từ những văn bản đã dẫn ra ở trên, nổi lên những quy định pháp sau đây điều chỉnh hoạt động CTTC ở Việt Nam:

2.1.1. Quy định về tư cách pháp nhân và hình thức hoạt động của công ty cho thuê tài chính

Công ty CTTC là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam, đƣợc thành lập và hoạt động tại Việt Nam dƣới các hình thức: Công ty CTTC Nhà nƣớc, CTCTTC cổ phần, CTCTTC trực thuộc của tổ

chức tín dụng, CTCTTC liên doanh, CTTC 100% vốn nƣớc ngoài. Các công ty CTTC có thể tồn tại dƣới 3 hình thức: CTCTTC trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; CTCTTC trách nhiệm hữu hạn một thành viên và CTCTTC cổ phần. Việc chuyển đổi sở hữu, thay đổi hình thức CTCTTC thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (Nghị định 95).

Nghị định 95/2008/NĐ- CP quy định CTCTTC liên doanh là CTCTTC đƣợc thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam và Bên nƣớc ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. CTCTTC liên doanh đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

CTCTTC 100% vốn nƣớc ngoài là CTCTTC đƣợc thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của một hoặc một số tổ chức tín dụng nƣớc ngoài và đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Ngoài các điều kiện đã đƣợc quy định, CTCTTC liên doanh hoặc 100% vốn nƣớc ngoài muốn hoạt động hợp pháp phải đƣợc tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nƣớc nguyên xứ cho phép hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam; có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trƣớc thời điểm nộp đơn, trừ trƣờng hợp Hiệp định đầu tƣ song phƣơng giữa Việt Nam và nƣớc nguyên xứ có quy định khác.

2.1.2. Quy định về hoạt động nghiệp vụ của công ty CTTC

CTTC đƣợc thực hiện các nghiệp vụ sau:

a. Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo các quy định của NHNN; đƣợc phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác có kỳ hạn trên một năm để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc khi đƣợc Thống đốc NHNN chấp thuận; đƣợc vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nƣớc; đƣợc nhận các nguồn vốn khác theo quy định của NHNN.

c. Mua và cho thuê lại theo hình thức CTTC (dƣới đây gọi tắt là mua và cho thuê lại). Theo hình thức này, công ty CTTC mua lại máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển và các động sản thuộc sở hữu của bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính các tài sản đó để tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình.

d. Tƣ vấn khách hàng những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ CTTC. e. Thực hiện các dịch vụ ủy thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt động CTTC và hoạt động khác khi đƣợc NHNN cho phép (điều 16, Nghị định 16).

2.1.3. Quy định về đăng ký tài sản thuê

Tài sản CTTC phải đăng ký tại Trung tâm đăng ký giao dịch có đảm bảo. Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn chi tiết việc đăng ký tài sản CTTC.

Đối với tài sản cho thuê là phƣơng tiện vận tải, tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản có giấy chứng nhận đăng ký, công ty CTTC giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký, bên thuê khi sử dụng phƣơng tiện đƣợc dùng bản sao có chứng nhận của Công chứng Nhà nƣớc và xác nhận của công ty CTTC, để sử dụng phƣơng tiện trong thời hạn cho thuê. Công ty CTTC chỉ xác nhận vào một bản sảo giấy chứng nhận đăng ký sau khi đã có chứng nhận của Công chứng Nhà nƣớc. Nếu tài sản trên tham gia hoạt động trên tuyến quốc tế, công ty CTTC giữ bản sao giấy chứng nhận đăng ký có chứng nhận của cơ quan công chứng (điều 19, Nghị định 16).

Tại NĐ 65/2005/NĐ- CP, khoản 7 điều 1 có bổ sung: Công ty CTTC đƣợc đăng ký sở hữu tài sản cho thuê tại cơ quan có thẩm quyền nơi công ty cho thuê tài chính đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh hoặc nơi bên thuê cƣ trú hoặc đặt trụ sở hoạt động. Bộ Công an, Bộ Tƣ pháp và Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm hƣớng dẫn thi hành quy định này.

2.1.4. Quy định về hạch toán tài sản thuê

Doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định thuê tài chính phải trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính nhƣ tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trƣờng hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê đƣợc trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng (Điểm 4, điều 9 Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính).

Nhƣ vậy, tại Việt Nam việc trích khấu hao nhanh tài sản thuê vẫn chƣa đƣợc quy định rõ trong luật. Ở các quốc gia khác, để khuyến khích ngành công nghiệp cho thuê phát triển, bên cho thuê và đi thuê có thể tùy thỏa thuận để quyết định bên nào sẽ phản ảnh tài sản thuê trên bảng cân đối kế toán và trích khấu hao. Thông thƣờng, bên cho thuê sẽ là bên trích khấu hao tài sản thuê vì có mức lợi nhuận cao hơn và sẽ tiết kiệm thuế hơn. Trong nhiều trƣờng hợp, bên cho thuê là thành viên của một tập đoàn tài chính lớn và nhƣ vậy số tiền thuế tiết kiệm đƣợc sẽ rất lớn do chi phí khấu hao của công ty thành viên đƣợc chuyển cho công ty mẹ trên bảng cân đối kế toán tổng hợp. Số tiền tiết kiệm từ thuế này sẽ đƣợc chuyển hóa một phần cho bên thuê thông qua việc giảm chi phí thuê - đây là một trong những lợi thế hấp dẫn của dịch vụ CTTC.

Theo Quyết định 206 nói trên thì bên thuê sẽ là ngƣời trích khấu hao tài sản thuê, do vậy ở Việt Nam vấn đề tiết kiệm thuế chƣa đƣợc thực hiện, làm giảm đi ít nhiều sự lựa chọn của doanh nghiệp với dịch vụ này. Do vậy, trên thực tế, doanh nghiệp tìm đến CTTC khi không thể tiếp cận vốn vay từ ngân hàng chứ không phải từ những ƣu thế mà dịch vụ này mang lại.

Một phần của tài liệu Dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 37)