Đối với phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 31)

CTTC là bộ phận hữu cơ trong hệ thống tín dụng xã hội. Sự phát triển dịch vụ CTTC sẽ kéo theo sự phát triển của hệ thống tín dụng và ngƣợc lại. Vai trò của hệ thống tín dụng đƣợc K. Marx nhìn nhận là “đòn bẩy” mạnh mẽ cho tích tụ, tập trung sản xuất của toàn bộ nền kinh tế; không phải là số cộng mà là số nhân sức sản xuất, góp phần xây dựng nền sản xuất hàng hóa lớn, tăng năng suất lao động; thực hiện tốt việc phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cho thuê tài chính thực chất là một quá trình cấp tín dụng bằng tài sản trên cơ sở những dự án khả thi. Với tƣ cách là một kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, CTTC là đòn bẩy tích cực xúc tiến quá trình tập trung vốn, tập trung sản xuất cho doanh nghiệp (ngƣời tiếp nhận vốn) nói riêng và cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Hơn thế nữa, CTTC là hình thức tài trợ vốn bằng tài sản không cần thế chấp nên dịch vụ này ƣu thế hơn so với các hình thức tín dụng cấp vốn (tiền tệ) thông thƣờng khác, nó định hƣớng đầu tƣ và giám sát hữu hiệu quá trình đầu tƣ đó.Vì vậy, nguồn vốn xã hội đƣợc phân bổ một cách hợp lý (cả về không gian và thời gian), mang lại lợi ích cho các bên tham gia và cho xã hội, đảm bảo nguyên tắc thống nhất lợi ích. Có thể cụ thể hóa vai trò của CTTC nhƣ sau:

Một là, huy động vốn xã hội, đa dạng hóa đầu tƣ xã hội, nâng cao quy mô và chất lƣợng sử dụng vốn xã hội; tăng cƣờng, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trong nƣớc.

Hai là, tăng cƣờng giám sát xã hội trong quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Ba là, góp phần hoàn thiện thị trƣờng vốn, là cơ sở hình thành sự đồng bộ các loại thị trƣờng.

Từ những năm cuối thập niên 90 (thế kỷ XX) đến nay đã đã chứng kiến sự phát triển của dịch vụ tài chính tín dụng ở Việt Nam, đáp ứng phần nào nhu cầu ngày càng cao về tái sản xuất xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tạo đà tăng trƣởng cho nền kinh tế.

Biểu 1.2.1: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng kinh tế và tốc độ tăng trƣởng dịch vụ tài chính, tín dụng (1996- 2008)

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở một số nƣớc

1.3.1. Kinh nghiệm về tạo môi trường pháp lý

Công ty CTTC đầu tiên của Nhật đƣợc thành lập vào năm 1963. Để thúc đẩy hoạt động này, ngay từ đầu hàng loạt các chính sách có lợi cho các công ty CTTC đã đƣợc ban hành. Về mặt pháp lý, tòa án nhân dân tối cao Nhật bản đã qui định về đánh giá hoạt động CTTC phải đƣợc dựa trên cơ sở các đặc trƣng tài chính của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế IASC. Tiếp

đến, năm 1971, Hiệp hội CTTC Nhật bản (JLA) đƣợc thành lập, tiếp tục hoàn thiện về mặt pháp lý. Ở Nhật bản, luật pháp cho phép các công ty trong các lĩnh vực khác nhau nhƣ: tài chính ngân hàng, sản xuất công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, giao thông vận tải, viễn thông, xây dựng, điện, khí đốt,… đều đƣợc thực hiện dịch vụ leasing nhƣ một chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm 1973, chỉ sau một năm công ty CTTC đầu tiên đƣợc ra đời, tiếp thu khuyến nghị của IFC, Hàn Quốc đã ban hành luật xúc tiến cho thuê (leasing promotion law), trong đó xác định những căn cứ pháp lý quan trọng điều chỉnh hoạt động CTTC. Năm 1976, quy chế cho thuê (leasing regulations) đƣợc ra đời. Quy chế này quy định rõ đối tƣợng của CTTC, cho phép ngƣời đi thuê và cho thuê đều đƣợc hƣởng lợi ích về thuế (đối với ngƣời đi thuê: có thể khấu trừ tiền thuê vào thu nhập chịu thuế, ngƣời cho thuê cũng đƣợc phép trừ các chi phí liên quan đến lãi suất và tiền khấu khao nhanh tài sản cố định vào thu nhập chịu thuế). Các công ty cho thuê không bị hạn chế nhập khẩu và đƣợc ƣu đãi với các giao dịch ngoại thƣơng.

CTTC xuất hiện ở Trung Quốc vào đầu những năm 80, thế kỷ XX. Trƣớc đó, năm 1978 Trung Quốc thực hiện cải tổ toàn diện nền kinh tế. Theo đó, môi trƣờng luật pháp kinh tế ngày càng đƣợc hoàn thiện. Luật về tài chính ngân hàng hƣớng tới việc huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài nƣớc, trong đó CTTC đƣợc khuyến khích phát triển. Nhà nƣớc đã áp dụng các chính sách ƣu đãi về thuế đối với các trang thiết bị hiện đại nhập khẩu. Chính sách hỗ trợ cho các công ty CTTC chuyên nghiệp thông qua việc cung cấp các kênh tạo vốn từ bên ngoài cho phép các công ty này hoạt động nhƣ một ngân hàng thƣơng mại đƣợc quyền huy động các nguồn vốn tín thác, huy động các khoản tiền gửi và đƣợc phép vay các tổ chức kinh tế nƣớc ngoài. Sự quan tâm của Nhà nƣớc trong bối cảnh tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh của giai đoạn này đã kéo theo nhu cầu vốn đầu tƣ cho máy móc thiết bị, công nghệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh gia tăng không ngừng. Nhƣ một hệ quả tất yếu, thị

trƣờng CTTC độc lập, đầy tính cạnh tranh đã đƣợc hình thành và phát triển ở Trung Quốc. Chính phủ nƣớc này cũng tạo ra một cơ chế mềm dẻo, hiệu quả trong việc thu hút nguồn vốn nƣớc ngoài tạo đà tiếp tục cho sự phát triển của ngành dịch vụ cho thuê. Giai đoạn 1981- 1986, doanh số cho thuê tăng từ 18,2 triệu USD lên đến 1 tỷ USD. Sự tăng trƣởng này góp phần không nhỏ vào việc phát triển nền kinh tế ở Trung Quốc cũng nhƣ việc đạt đƣợc mục tiêu nhân đôi trên bốn lĩnh vực: nhân đôi tổng giá trị sản lƣợng công nghiệp và nông nghiệp, nhân đôi tổng sản phẩm quốc nội, nhân đôi thu ngân sách nhà nƣớc, nhân đôi thu nhập của nhân dân.

1.3.2. Kinh nghiệm về tạo môi trường kinh tế

Năm 1978, để cân bằng cán cân thanh toán (xuất siêu thƣơng mại với Mỹ), Nhật Bản đã thúc đẩy nhập khẩu trong đó có nhập khẩu máy bay để cho thuê. Các khoản cho thuê này đƣợc gọi là Samurai Lease- cho thuê máy bay qua biên giới đƣợc chính phủ hỗ trợ thông qua chƣơng trình cho vay của ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản với lãi suất thấp ƣu đãi. Kết quả là có đến 31 hợp đồng cho thuê máy bay đã đƣợc ký kết tạo đà tích cực cho Nhật Bản tham gia vào thị trƣờng cho thuê quốc tế. Đến năm 1980, luật Quản chế ngoại hối và thƣơng mại đƣợc sửa đổi tạo cơ chế thoáng hơn cho trao đổi ngoại hối và các giao dịch xuất nhập khẩu. Chính phủ đồng thời cũng có những ƣu đãi về thời hạn tài trợ: đối với cho thuê là trên 10 năm (thời hạn ƣu đãi đối với ngân hàng thƣơng mại là dƣới 10 năm). Vào thời điểm những năm 80 (XX), lãi suất của các khoản tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thƣơng mại và công ty cho thuê ở mức: 8,5- 8,9%/năm thấp hơn nhiều mức 13- 14%/năm ở Mỹ đã tạo điều kiện cho các công ty cho thuê của Nhật có ƣu thế hơn hẳn so với các định chế tài chính trong và ngoài nƣớc. Do có sự chênh lệch về lãi suất so với Mỹ, nhu cầu bán trả góp định giá bằng đồng Yên tăng vọt. Ngành cho thuê của Nhật tăng kim ngạch đáng kể trên thị trƣờng quốc tế. Các giao dịch cho thuê qua biên giới dựa trên các hợp đồng trả góp này đƣợc gọi là “Shogun Lease”.

Vào cuối những năm 90, chính phủ Nhật bản đã thực hiện cải cách hệ thống tài chính chƣa từng có trong lịch sử với những phƣơng hƣớng cơ bản sau: tự do hơn, giảm can thiệp của Nhà nƣớc, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nới lỏng chính sách tài chính tiền tệ đi đôi với hoàn thiện các nguyên tắc và cơ chế thị trƣờng [23]. Cuộc cải cách này đƣợc đánh giá là đòn bẩy vực nền kinh tế Nhật Bản tăng trƣởng trở lại trong đó có sự tăng trƣởng của công nghiệp cho thuê.

Sự thành công của ngành dịch vụ CTTC của Hàn Quốc là nhờ có sự hỗ trợ rất lớn của chính phủ. Ngay từ đầu, Chính phủ Hàn Quốc đã có chủ trƣơng xây dựng và phát triển dịch vụ CTTC thành một lĩnh vực tài chính độc lập và riêng biệt, đồng thời ban hành các đạo luật và các văn bản cụ thể, từng bƣớc hoàn thiện theo những bƣớc tiến của ngành công nghiệp này.

Tại Hàn Quốc không phân biệt đối xử giữa hoạt động CTTC và các hình thức tài trợ khác. Vì vậy, các công ty CTTC không phải nộp thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, và đƣợc hƣởng cùng một mức thuế lợi tức với các ngân hàng thƣơng mại, các tổ chức tín dụng,... Điều đó đã giúp tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty CTTC và các tổ chức tài chính, tín dụng vốn có trên thị trƣờng Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đƣa ra các biện pháp khuyến khích đầu tƣ nhằm thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào lĩnh vực CTTC. Một trong những biện pháp đƣợc đƣa ra là khuyến khích về thuế: công ty CTTC đƣợc miễn thuế lợi tức trong 5 năm hoạt động đầu tiên, ngoài ra, còn đƣợc giảm 50% thuế đánh vào cổ tức chia cho các cổ đông nƣớc ngoài. Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc còn ƣu tiên phát triển cho thuê cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua quy định 50% doanh số cho thuê của công ty cho thuê đƣợc dành cho doanh nghiệp có dƣới 300 nhân công. Bƣớc sang thập niên 80, chính phủ Hàn Quốc tiếp tục dỡ bỏ những hạn chế về lợi nhuận và cho vay nội địa. Ngay cả khi Hàn Quốc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, các công ty CTTC cũng đƣợc hƣởng những nới lỏng

hơn so với ngân hàng thƣơng mại trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tác dụng của những biện pháp nói trên đặc biệt có ý nghĩa trong thời gian mới đƣa loại hình CTTC vào nền kinh tế.

Theo các quy định của Hàn Quốc, các doanh nghiệp khi sử dụng hình thức thuê tài chính để tài trợ cho nhu cầu đầu tƣ máy móc thiết bị đƣợc hƣởng mọi quyền lợi nhƣ khi họ trực tiếp mua sắm thiết bị máy móc bằng nguồn vốn của mình hoặc nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác. Cách thức đối xử nhƣ vậy đã tác động đến quyết định của các doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức tài trợ cho nhu cầu mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị của mình. Sử dụng hình thức khác thì quyền lợi pháp lý của doanh nghiệp vẫn vậy, trong khi CTTC lại có nhiều ƣu điểm hơn các hình thức tài trợ thông thƣờng, nhƣ: tỷ lệ tài trợ cao, không yêu cầu tài sản thế chấp, ra quyết định nhanh chóng, linh hoạt trong thanh toán tiền thuê,... nên CTTC đƣợc ƣa thích hơn.

Nhìn chung, Hàn Quốc dành cho các công ty CTTC khá nhiều ƣu đãi trong việc huy động nguồn vốn hoạt động. Bên cạnh các nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính trung gian trong và ngoài nƣớc, các công ty cho thuê đƣợc phép phát hành trái phiếu với giá trị phát hành tối đa lên tới 10 lần giá trị ròng của công ty. Ngoài ra, cũng cho phép các công ty CTTC “tiếp cận” với các quỹ khuyến khích đầu tƣ của Hàn Quốc, nhƣ: Quỹ đầu tƣ quốc gia, Quỹ nội địa hoá máy móc, Quỹ tín dụng ngoại tệ đặc biệt,... Công ty CTTC đƣợc hƣởng sự ƣu tiên đặc biệt này khi doanh nghiệp đi thuê thoả mãn các điều kiện để đƣợc tài trợ từ các quỹ đó. Biện pháp này đã giúp các công ty CTTC Hàn Quốc tháo gỡ khó khăn trong huy động nguồn vốn hoạt động, ngay cả trong bối cảnh chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát, các công ty CTTC Hàn Quốc không chỉ đứng vững mà còn có điều kiện để phát triển hơn nữa.

1.3.3. Kinh nghiệm về lựa chọn các hình thức CTTC, lựa chọn đối tượng CTTC tượng CTTC

Thuê bắc cầu theo kiểu Nhật (Japanese - Style Leverage Lease): Nhƣ đã trình bày ở trên sự thành công của Shogun Lease ở Nhật là do chênh lệch lãi suất giữa Nhật và Mỹ. Đến giữa những năm 80 chênh lệch này giảm dần, do vậy Shogun Lease không còn căn cứ để tiếp tục phát triển. Năm 1985, Nhật Bản đƣa ra hình thức thuê bắc cầu mới có lợi ích thuế. So với cho thuê bắc cầu thông thƣờng (kiểu Mỹ)- ngƣời cho thuê đƣợc hƣởng lợi ích thuế do khấu hao nhanh và đƣợc miễn trừ thuế đầu tƣ; cho thuê bắc cầu kiểu Nhật cho phép trả chậm thuế đầu tƣ do thời hạn khấu hao đƣợc quy định ngắn hơn thời hạn của hợp đồng thuê. Theo cơ cấu này, thu nhập là “tổng các khoản tiền thuê cố định mà ngƣời thuê trả trong suốt thời hạn thuê và giá bán tài sản trên thị trƣờng ở cuối thời hạn thuê” và chi phí là “tổng khấu hao và lãi trả ngân hàng”. Bảng phân tích lỗ lãi thể hiện: trong nửa đầu của thời hạn thuê, chi phí vƣợt thu nhập, do vậy thuế thu nhập đƣợc giảm đi; đến nửa cuối của thời hạn thuê mới bắt đầu có lãi.

CTTC cân bằng tay ba (Square Trip): Phƣơng thức CTTC cân bằng tay ba là sản phẩm riêng có của Nhật Bản, lần đầu tiên đƣợc áp dụng vào năm 1984. Theo đó, công ty cho thuê của Nhật ký một hợp đồng cho thuê với một ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng này đồng thời ký một hợp đồng cho vay với khách hàng với cùng những điều kiện nhƣ trong hợp đồng CTTC. Hợp đồng cho vay này đƣợc sử dụng làm thế chấp cho hợp đồng cho thuê giữa ngân hàng và công ty cho thuê. Nhƣ vậy khách hàng có thể rút vốn thông qua hợp đồng vay và công ty cho thuê cung cấp tài trợ dƣới dạng hợp đồng cho thuê. (Xem Sơ đồ 1.3.1)

Sơ đồ 1.3.1: CTTC cân bằng tay ba

(1): Hợp đồng cho thuê (2): Hợp đồng cho vay (3): Tài trợ vốn

Cho thuê có ƣu đãi thuế: Chính phủ Nhật có quy định miễn thuế khấu lƣu (withholding tax) đối với lãi thu đƣợc từ các khoản vay (đối với thuê bắc cầu) hay thuê. Kinh nghiệm cho thuê ở một số nƣớc châu Á cho thấy dịch vụ cho thuê chƣa đƣợc nhìn nhận là một hình thức tài trợ, nên thu nhập từ hợp đồng cho thuê đƣợc coi là tiền thuê hơn là lãi suất và công ty cho thuê phải trả phần thuế khấu lƣu này.

Hàn Quốc lại thành công với mô hình “Quick Lease” vào thời điểm cuối thập niên 80. Đây là chƣơng trình kết hợp linh hoạt giữa những ƣu đãi của chính phủ đối với việc cho thuê cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với hình thức cho thuê giá trị nhỏ - Small Ticket Leasing- dƣới 50 triệu won (tƣơng đƣơng 50 nghìn USD). Theo đó, ngƣời cho thuê thông báo cho ngƣời môi giới hay nhà sản xuất (sau đây gọi là ngƣời cung ứng) các điều kiện của hợp đồng thuê. Sau đó, ngƣời cung ứng tập hợp những khách hàng thuê tiềm năng. Tiếp đến, ngƣời cho thuê duyệt đơn xin thuê và ký hợp đồng thuê cho những ngƣời thuê do ngƣời cung ứng giới thiệu. Việc thanh toán tiền thuê sẽ đƣợc đảm bảo bởi thƣ bảo lãnh của công ty bảo hiểm, chi phí bảo lãnh do

Ngân hàng nƣớc ngoài

Công ty cho thuê của Nhật

Khách hàng nƣớc ngoài

(1) (2)

ngƣời thuê chịu. Sự xuất hiện của những ngƣời trung gian có uy tín đã làm cho quy trình cho thuê đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng và an toàn. Quick Lease chính là cú huých cần thiết đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hàn Quốc trong quá trình đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ giúp doanh nghiệp tạo đà cho những bƣớc phát triển dài hơi hơn sau này.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA (1995- 2008)

2.1. Cơ sở pháp lý của dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)