Xác định đúng mục tiêu, mô hình, nội dung, chương trình đào

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Hưng Yên hiện nay (Trang 93 - 97)

tạo; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chuyên gia, thợ lành nghề và lao động có kỹ thuật

Tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhất là công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bổ sung, mở rộng nguồn nhân lực ở Hưng Yên là giải pháp nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, duy trì nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững; khai thác lợi thế, huy động nguồn lực, chủ động hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Góp phần xây dựng, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng vững chắc để Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.

Công cuộc CNH, HĐH ở Hưng Yên thành công hay thất bại, phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ và chất lượng nguồn nhân lực (người lao động). Vì vậy, Báo cáo Chính trị của ban chấp hành Tỉnh Đảng bộ Hưng Yên lần thứ XVII (2010) xác định: Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ; thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch cán bộ, đi đôi với xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cả về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị.

Xuất phát từ quan điểm trên, các ban ngành của Hưng Yên cần tích cực hơn nữa trong xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ các cấp và nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH tỉnh nhà.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH của Hưng Yên từ năm 2010 đến 2020, tỉnh đã đề ra mục tiêu xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ là: Phấn đấu xây dựng đa số cán bộ có trình độ đại học; trình độ cử nhân chính trị; có năng lực tham gia cụ thể hóa nghị quyết, chủ trương của cấp trên vào điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị; có khả năng tập hợp được cán bộ và quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ; có phong cách làm việc năng động; mạnh dạn đấu tranh xây dựng nội bộ, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ cái đúng; có quan điểm quần chúng, dân chủ; dám quyết đoán và chịu trách nhiệm. Ngoài ra, cán bộ cần có trình độ ngoại ngữ và tin học để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ CNH, HĐH ở Hưng Yên. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ cần phải đi trước một bước. Muốn vậy, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch tạo nguồn đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng

cán bộ từng cấp, từng ngành và toàn tỉnh; xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ một cách căn bản và đồng bộ cho nhiều năm và cho từng năm cụ thể. Cán bộ ngành nào có tỷ lệ trình độ chuyên môn, học vấn còn thấp thì có kế hoạch để tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH của ngành và của Tỉnh.

Việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại cán bộ cần căn cứ vào thực trạng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, CHH, HĐH xuất phát từ trình độ dân trí của người lao động tại địa phương. Xã, huyện, thị trấn nào trình độ dân trí còn thấp thì tạo điều kiện cho địa phương đó đẩy mạnh nâng cao dân trí thông qua việc tăng chỉ tiêu số lượng cán bộ đi học; cần tránh tình trạng nâng cao mặt bằng dân trí chung khi khả năng đáp ứng có hạn, đồng thời tránh chủ quan, tùy tiện trong việc cử cán bộ đi đào tạo nâng cao dân trí,

cần xem xét cụ thể tình hình phát triển kinh tế của từng địa phương để có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ cho phù hợp. Nếu không làm như vậy sẽ dẫn đến hậu quả là chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu, mất cân đối ; khó khắc phục.

Thứ hai, khi đào tạo, bồi dưỡng cần tính đến địa chỉ sử dụng, lấy tiêu

chuẩn cán bộ, nhân viên và yêu cầu của ngành, cơ quan, xí nghiệp làm căn cứ để xây dựng nội dung, chương trình, hình thức đào tạo cho phù hợp. Đối với cán bộ đương chức, biện pháp chủ yếu là tự bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng cao, cập nhật kiến thức mới. Đối với cán bộ dự bị các chức danh ở các cấp phải đào tạo đủ trình độ theo tiêu chuẩn, trước khi bố trí vào cương vị theo quy hoạch cũng cần đào tạo, bồi dưỡng. Làm tốt điều này sẽ tránh được tình trạng cán bộ thiếu năng lực, thiếu trình độ chuyên môn, thiếu quyết đoán trong công việc và yếu kém trong tổ chức, triển khai thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH của Trung ương cũng như của Tỉnh.

Thứ ba, mở rộng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại cả tập

trung, không tập trung, tập huấn, tranh thủ các trường trung ương mở tại địa phương nhưng phải theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng, không chạy theo số lượng, bằng cấp. Cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo việc mở rộng các hình thức học ngoại ngữ, tin học, xác định rõ đối tượng bắt buộc, đối tượng khuyến khích, nhất là trong những ngành nghề có quan hệ giao dịch với nước ngoài. Chú ý đào tạo cán bộ phiên dịch giỏi, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong những năm tới. Củng cố, kiện toàn hệ thống quản lý đào tạo, bồi dưỡng của Tỉnh. Trước mắt, tập trung kiện toàn các trường học chuyên nghiệp, các trung tâm dạy nghề và các trung tâm ngoại ngữ. Đặc biệt, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn để nâng cao trình độ văn hóa, quản lý Nhà nước, tạo nguồn cán bộ có chất lượng cho cơ sở. Các ngành, các cấp và toàn Đảng bộ Hưng Yên cần coi công tác giáo dục và đào tạo và đào

tạo lại cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực cho Tỉnh là đầu tư cho sản xuất, đầu tư CNH, HĐH của Tỉnh.

Thứ tư, cần chú trọng, ưu tiên đào tạo cán bộ sau đại học có trình độ

thạc sĩ, tiến sĩ ; cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, thợ giỏi có trình độ kỹ sư và tương đương.

Hiện nay và trong những năm tới, Hưng Yên cần có biện pháp tối ưu để khắc phục tình trạng thiếu cán bộ trên đại học, nhất là thiếu tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư. Vì vậy, tỉnh cần đầu tư kinh phí và có kế hoạch đào tạo trong và ngoài tỉnh để trong 5 đến 10 năm tới Hưng Yên có được đội ngũ cán bộ chuyên gia đầu ngành giỏi ở các lĩnh vực trọng yếu của Tỉnh. Đồng thời, tập trung ưu tiên cho công tác tạo nguồn quy hoạch đào tạo công nhân lành nghề bậc cao, đào tạo cán bộ kỹ thuật. Cần bổ sung một số loại hình, hệ đào tạo thích hợp như: Thông qua các trường lớp chính quy, tập trung, không tập trung công lập, ngoài công lập, dài hạn và ngắn hạn ở thành thị và đặc biệt là ở nông thôn. Gắn kết quá trình đào tạo ở nhà trường với đào tạo tại các doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở sản xuất bằng cách mở các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp, khu dân cư nhằm gắn các hoạt động đào tạo với sản xuất, kinh doanh. Tập trung xây dựng và tái cấu trúc lại hệ thống đào tạo nghề theo hướng tăng số lượng, nâng cao chất lượng, đào tạo lao động kỹ thuật thực hành với ba cấp trình độ đào tạo: bán lành nghề, lành nghề, trình độ cao.

Đào tạo người lao động là một quá trình không ngừng, cần có các biện pháp đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức để thích ứng với công việc. Đó là một quá trình liên tục đổi mới để không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực của người lao động.

Để có được nguồn lực lao động có chất lượng cao cần tiến hành đào tạo, đào tạo lại tích cực. Vấn đề là tùy theo thời điểm, nhu cầu của mỗi cá nhân và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH của Tỉnh mà xây

dựng kế hoạch, triển khai chương trình đào tạo cho hợp lý, hiệu quả, thiết thực.

Yêu cầu của CNH, HĐH là người lao động có chất lượng cao. Muốn vậy, họ cần được đào tạo, bồi dưỡng để thích ứng với những biến đổi đó.

Trong giai đoạn hiện nay, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão làm cho lượng kiến thức được trang bị trong nhà trường mà người lao động đã tiếp thu những năm trước đó, nhanh chóng bị lạc hậu. Vì thế, người lao động nên tự mình bồi dưỡng thêm, tự mình học lên một cách chủ động, tích cực thì mới đáp ứng được nhu cầu phát triển CNH, HĐH. Thực tế đó đang đòi hỏi Đảng, Nhà nước và tỉnh Hưng Yên tích cực đổi mới cơ chế chính sách về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ cho phù hợp. Có như vậy, nguồn nhân lực mới không bị mai một kiến thức; luôn nâng cao về mặt chất lượng và số lượng. Thực hiện điều này ở Hưng Yên là một điều khó khăn nhưng nhất thiết phải làm và tỉnh cần có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị chu đáo về trường lớp, đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo, lịch đào tạo và quan trọng nhất là liên kết chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng khác.

Trong những năm tới, Hưng Yên cần đẩy mạnh mô hình đào tạo liên kết, liên thông với tất cả các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh và cả những người công nhân, những người lao động đang trực tiếp làm việc trong các khu công nghiệp (khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Phố Nối, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp Thăng Long II). Đây là biện pháp thiết thực để nâng cao trình độ cho người lao động ở tỉnh Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung trong tiến trình đi lên CNH, HĐH đất nước.

3.2.3. Bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý và có chính sách phù hợp để cải thiện đời sống, thu hút cán bộ giỏi về công tác ở tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Hưng Yên hiện nay (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)