Số bông trên m2

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm lên năng suất giống lúa ir50404 vụ hè thu 2012 tại xã vĩnh phú huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 36 - 38)

Qua kết quả thí nghiệm ghi nhận ở Bảng 3.3 cho thấy số bông trên m2 có sự khác

biệt rõ rệt. Thấp nhất là ở nghiệm thức giảm 50% lƣợng đạm (73 kgN/ha) với số

bông trên m2 là 514,22 bông. Nghiệm thức đối chứng 146 kgN/ha có 680,44 bông

và nghiệm thức giảm 25% lƣợng đạm 109,5 kgN/ha có 648 bông. Giữa 3 nghiệm thức có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê. Nhƣ vậy cung cấp đạm có ảnh hƣởng đến việc hình thành đòng, trổ và khả năng nuôi bông của cây lúa. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), số bông trên m2 là yếu tố tác động trực tiếp đến

năng suất trong điều kiện đầy đủ dinh dƣỡng, số bông trên m2 cao, lƣợng hạt chắc

nhiều sẽ làm năng suất lúa tăng lên. Số bông trên m2 đƣợc quyết định vào giai đoạn

sinh trƣởng ban đầu của cây lúa, nhƣng chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy đến 10 ngày

trƣớc khi có chồi tối đa. Các giống lúa cải thiện thấp cây có số bông trên m2

trung

bình phải đạt từ 500-600 bông/m2

23

Bảng 3.3 Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân đạm đến thành phần năng suất của giống lúa IR50404 vụ Hè Thu từ tháng 5-8/2012, tại Vĩnh Phú-Thoại Sơn-An Giang. Nghiệm thức Số bông/m 2 (bông) Số hạt/bông (hạt) Số hạt chắc/ bông (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) Trọng lƣợng 1.000 hạt (g) Đối chứng(1) 680,44a 67,50 52,60 78,10 26,90 Giảm 25% N(2) 648,00a 75,00 59,60 79,40 27,20 Giảm 50% N(3) 514,22b 65,90 50,30 76,30 26,90 F ** ns ns ns ns CV.(%) 8,7 14,4 14,8 3,9 2,09 Ghi chú: (1)

146 kgN/ha; (2) 109,5 kgN/ha; (3) 73 kgN/ha

Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 5% ; ns: khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê

3.3.2 Số hạt trên bông

Số hạt trên bông dao động từ 65,9-75,0 hạt (Bảng 3.3) và khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng số hạt trên bông tùy thuộc vào số hoa đƣợc phân hóa và số hoa bị thoái hóa, nhƣng hai yếu tố này bị ảnh hƣởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Đối với lúa bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón phân đầy đủ, chăm sóc đúng mức và điều kiện thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa càng ít, nên số hạt trên bông cao. Theo Võ Tòng Xuân (1984), muốn bông lúa hình thành nhiều hoa thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đủ chất dinh dƣỡng, mực nƣớc trong ruộng thích hợp, ánh sáng đầy đủ và không có sâu bệnh tấn công, thời tiết thuận lợi. Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), hàm lƣợng đạm trong lá thời kỳ làm đòng cao hay thấp cũng có ảnh hƣởng đến số hoa trên bông. Do đó, việc bón phân thời kỳ đòng xúc tiến lá chuyển xanh có lợi cho việc tăng số hoa trên bông từ đó làm tăng số lƣợng hạt trên bông.

3.3.3 Số hạt chắc trên bông

Số hạt chắc trên bông là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Từ kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy số hạt chắc trên bông dao động từ 50,3-59,6 hạt và khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê. Số hạt chắc trên bông càng cao thì năng suất lúa càng cao. Số hạt chắc trên bông phụ thuộc vào số hoa trên bông, đặc

24

tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

3.3.4 Tỷ lệ hạt chắc

Tỷ lệ hạt chắc là một yếu tố chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện ngoại cảnh, chọn thời vụ để lúa trổ và chín lúc thời tiết tốt, bón phân nuôi đòng và nuôi hạt khi lúa trổ đều là yếu tố quyết định đến tỷ lệ hạt chắc. Qua kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ hạt chắc trung bình dao động từ 76,3-79,4% và khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê.

Mỗi giống lúa yêu cầu một lƣợng đạm nhất định để sinh trƣởng và hình thành năng suất. Vƣợt quá giới hạn yêu cầu, bón thừa đạm dễ làm tỷ lệ hạt chắc giảm vì vậy cần phải chý ý khi sử dụng phân đạm, không bón quá nhiều hoặc quá muộn. Bón thừa đạm, bón muộn, có thể kéo dài sinh trƣởng thân lá, không có lợi cho quá trình làm đòng. Ngoài ra thân lá sinh trƣởng kéo dài dễ phát sinh sâu bệnh hại do đó ảnh hƣởng xấu đến quá trình vào chắc. Lúa bị đổ ngã nhất là thời kỳ cuối trổ bông cũng

làm cho tỷ lệ hạt chắc giảm (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).

3.3.5 Trọng lượng 1.000 hạt

Qua kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy trọng lƣợng 1.000 hạt của giống lúa IR50404 khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê, trọng lƣợng 1.000 hạt dao động từ 26,9- 27,2 g. Điều này cho thấy trọng lƣợng 1.000 hạt là một đặc tính di truyền và ổn định cho từng giống lúa, không bị ảnh hƣởng bởi lƣợng phân và loại phân bón.

Theo Yoshida (1981), trọng lƣợng 1.000 hạt của một giống tƣơng đối ổn định do kích thƣớc hạt, kích thƣớc vỏ trấu bị khống chế nghiêm ngặt. Do đó, hạt không thể lớn hơn kích thƣớc vỏ trấu cho phép dù cho các điều kiện thời tiết thích hợp và dinh dƣỡng đầy đủ. Nhƣng kích thƣớc vỏ trấu lệ thuộc vào sự biến đổi chút ít của bức xạ mặt trời 2 tuần trƣớc khi hoa nở. Bón phân nuôi đòng để tăng cỡ hạt đến đúng kích thƣớc của giống và bón phân nuôi hạt, giữ nƣớc đầy đủ, bảo vệ lúa không bị đổ ngã hoặc sâu bệnh phá hoại, bố trí thời vụ cho lúa ngậm sữa, vào chắc trong điều kiện thuận lợi để tăng sự tích lũy vào hạt làm hạt chắc và no đầy từ đó trọng lƣợng hạt cũng đƣợc gia tăng theo (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

3.4 Năng suất

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm lên năng suất giống lúa ir50404 vụ hè thu 2012 tại xã vĩnh phú huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 36 - 38)