Lượng phân đạm bón cho lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm lên năng suất giống lúa ir50404 vụ hè thu 2012 tại xã vĩnh phú huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 26)

Đồng bằng sông Cửu Long có 3 nhóm đất chính là đất phèn 1,6 triệu hecta chiếm 41%, đất phù sa 1,18 triệu hecta chiếm 30% và đất mặn 0,74 triệu hecta chiếm 19% nên lƣợng phân trong từng mùa vụ sẽ có khuyến cáo khác nhau. Theo kết quả của Trần Văn Sáu (1997) nông dân 2 huyện Thốt Nốt và Ô Môn bón lƣợng đạm cho lúa trung bình từ 130-140 kgN/ha. Theo kết quả điều tra của Dƣơng Việt Hoa (1997) tại Cái Bè tỉnh Tiền Giang thì lƣợng đạm nông dân bón cho lúa trung bình là 150 kgN/ha. Tại Cần Thơ qua kết quả tổng kết cho thấy vụ Đông Xuân bình quân một

13

hecta lúa đƣợc bón 160 N: 46 P2O5: 30 K2O, qua kết quả theo dõi 32 hộ nông dân ở

Ô Môn thì mức độ sử dụng phân bón có phần thấp hơn trung bình là 89 N: 12 P2O5:

6 K2O đạt năng suất 5,35 tấn/ha (Nguyễn Văn Luật, 1997).

Theo Đƣờng Hồng Dật (2002) lƣợng phân bón khuyến cáo cho vùng đất phù sa

sông Cửu Long vụ Đông Xuân 100-120 N: 20-30 P2O5: 30 K2O, vụ Hè Thu là 90-

120 N: 30-40 P2O5. Đối với đất phèn vụ Đông Xuân bón 80-90 N: 30-40 P2O5, vụ

Hè Thu lƣợng phân bón từ 80-90 N: 40-50 P2O5. Để đảm bảo hiệu lực của các loại

phân bón cần bón đúng loại phân, bón đúng lúc cho lúa, bón đúng cách, bón đúng đối tƣợng (tùy đặc tính của từng giống lúa), bón cân đối giữa các loại phân và cần chú ý đến thời tiết. Cũng trên đất phù sa sông và đất phù sa nhiếm mặn Võ Thị

Gƣơng và ctv. (1996; trích bởi Ngô Ngọc Hƣng và ctv., 2004) khuyến cáo sử dụng

14

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1 Phƣơng tiện

2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong vụ Hè Thu từ tháng 5 đến tháng 8/2012, tại xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Nơi tiến hành thí nghiệm

Hình 2.1 Bản đồ địa điểm thực hiện thí nghiệm.

2.1.2 Tình hình khí hậu

Trong thời gian thí nghiê ̣m nhiê ̣t đô ̣ không khí tƣơng đối cao , trung bình là 28,30

C. Lƣơ ̣ng mƣa tuy có s ự biến đô ̣ng nhƣng không lớn , cao nhất là tháng 7 (220,0

mm/tháng) và trung bình là 141,1 mm/tháng. Số giờ nắng tƣơng ổn định trung bình

15

Bảng 2.1 Tình hình khí tƣợng thủy văn tại t ỉnh An Giang từ tháng 5-8/2012, Trung tâm Khí Tƣợng Thủy Văn tỉnh An Giang (2012)

Thời gian Nhiệt độ (0C)

Lƣợng mƣa (mm) Số giờ nắng (giờ/tháng) Ẩm độ không khí (%) Tháng 5 28,5 188,6 188,2 83 Tháng 6 28,4 81,5 165,1 80 Tháng 7 27,9 220,0 167,6 82 Tháng 8 28,5 86,3 204,0 78 Trung bình 28,3 141,1 181,2 80,7

2.1.3 Điều kiện tự nhiên

-Địa hình: xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang là xã có địa hình tƣơng

đối bằng phẳng, cao độ trung bình khoảng 0,8-2,4 m. Nơi có cao độ trên 2 m chủ yếu ở các tuyến giao thông hoặc khu dân cƣ, nơi có cao độ thấp tập trung chủ yếu ở khu vực nội đồng.

-Thổ nhƣỡng: xã có 2 loại đất thuộc nhóm đất phù sa là đất glay, tầng đất mặt dày,

dinh dƣỡng kém có diện tích 710 ha và đất glay, đọng mùn dinh dƣỡng kém chiếm 2.959 ha.

-Thủy văn: chế độ thủy văn của xã phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật triều không đều và chịu ảnh hƣởng gián tiếp của dòng chảy sông Hậu cùng các yếu tố khác nhƣ chế độ gió, chế độ mƣa, hình thái kênh rạch,…

2.1.4 Vật liệu thí nghiệm

Giống lúa đƣợc dùng trong thí nghiệm là giống IR50404 đƣợc chọn lọc từ tập đoàn giống nhập nội của IRRI. Đƣợc công nhận giống theo Quyết định số 126 NN-

KHCN/QĐ, ngày 21 tháng 5 năm 1992. Thời gian sinh trƣởng là 95-100 ngày,

chiều cao cây đạt 85-90 cm, chiều dài hạt trung bình 6,74 mm, trọng lƣợng 1.000 hạt từ 22-23 g, năng suất trung bình 5-5,5 tấn/ha

Phân bón: phân Urea (46%N), DAP (18% N-46% P2O5), Kali (60% K2O). Thuốc

BVTV, máy đo ẩm độ, cân điện tử, thƣớc dây và một số dụng cụ cần thiết khác.

2.2 Phƣơng pháp

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên (Hình 2.2) gồm 3 lặp lại với 3 nghiệm thức gồm:

16

Nghiệm thức 1: Đối chứng bón 146 kgN/ha (theo nông dân). Nghiệm thức 2: Giảm 25% Đạm bón 109,5 kgN/ha.

Nghiệm thức 3: Giảm 50% Đạm bón 73 kgN/ha.

Tổng diện tích thí nghiệm là 200 m2. Diện tích mỗi lô là 20 m2.

2 3 3

2 1 2

3 1 1

Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

2.2.2 Chỉ tiêu theo dõi

Trong mỗi lô đặt 3 khung có kích thƣớc 0,25 m2 (0,5×0,5 m) để lấy các chỉ tiêu.

-Chiều cao cây (cm): tính từ mặt đất đến chóp lá (bông) cao nhất, đo chiều cao của

10 cây lúa trong mỗi khung 0,25 m2 ở mỗi nghiệm thức vào các thời điểm 20, 30,

40, 50, 60 ngày sau sạ (NSS) và 90 NSS (thu hoạch).

-Số chồi/m2: đếm tất cả các chồi trong khung 0,25 m2

vào các thời điểm 20, 30, 40,

50, 60, 90 NSS và qui ra số chồi /m2

.

Đánh giá các chỉ tiêu về thành phần năng suất:

Trong mỗi ô 0,25 m2

lúa cắt lấy 10 bông lúa:

Đếm tổng số hạt của 10 bông lúa và lấy giá trị trung bình.

Lặp lại 1 Lặp lại 2 Lặp lại 3

0,5 m 12,5 m 0,25 m 4 m 5 m 16 m m

17

Đếm số hạt chắc của 10 bông lúa, kí hiệu C (hạt) và lấy giá trị trung bình. Đếm số hạt lép của 10 bông lúa, kí hiệu L (hạt) và lấy giá trị trung bình.

Đếm tất cả số bông/0,25 m2

kí hiệu là B (bông).

Đếm đúng 1.000 hạt chắc, cân và qui về ẩm độ 14%, lặp lại 3 lần kí hiệu là w1, w2,

w3 (g). Tất cả trọng lƣợng đều qui về ẩm độ 14% W14% = 86 ) 100 ( 0 0 H W  W0: Trọng lƣợng mẫu lúc cân H0: Ẩm độ mẫu lúc cân Số bông/m2 (bông) = B×4 Số hạt chắc/bông (hạt) = B C Phần trăm hạt chắc (%) = 100 L C C Trọng lƣợng 1.000 hạt (g) = 3 3 2 1 w w w  

Đánh giá các chỉ tiêu về năng suất:

Năng suất thực tế (tấn/ha) đƣợc tính bằng cách thu hoạch 20 m2 lúa của mỗi lô thí

nghiệm đập, phơi khô, làm sạch và qui về ẩm độ 14%. Năng suất lý thuyết (tấn/ha) đƣợc tính theo công thức sau:

NSLT = Số bông/m2

× Số hạt chắc/bông × Trọng lƣợng 1.000 hạt × 10-5(tấn/ha).

2.2.3 Kỹ thuật canh tác

Cách làm đất: đất lúa sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân đƣợc phát gốc rạ, sau đó xới đất và phơi đất từ 15-20 ngày. Sau thời gian 15-20 ngày cho nƣớc vào trục lại 1 lần và trang đất cho bằng phẳng chuẩn bị sạ theo lịch thời vụ.

Xử lý giống: lúa giống đƣợc ngâm trong acid Nitric (HNO3), sau 18-24h vớt ra ủ

tiếp trong 24h. Khi thấy lúa giống nứt nanh đều thì trộn giống với thuốc Cruiser 8-

18

Bón phân theo công thức 146 N: 138 P2O5: 60 K2O đối với nghiệm thức đối

chứng;109,5 N: 138 P2O5: 60 K2O ở nghiệm thức giảm 25% N; 73 N: 138 P2O5: 60

K2O ở nghiệm thức giảm 50% N và chia làm 4 lần bón:

-Lần 1: 10-12 NSS, bón 20% N, 20% P2O5 để lúa có đủ sức đẻ chồi.

-Lần 2: 22-25 NSS, bón 20% N, 30% P2O5, 30% K2O, bón thúc để lúa tập trung đẻ

chồi, về sau có nhiều chồi hữu hiệu.

-Lần 3: 35 NSS, bón đón đòng 30% N, 30% P2O5, 30% K2O.

-Lần 4: 45 NSS bón nuôi đòng toàn bộ lƣợng phân còn lại.

Phun thuốc khi thấy sâu bệnh xuất hiện và gây hại. Làm cỏ: sau khi sạ một đêm thì phun thuốc diệt mầm. Khi lúa đƣợc khoảng 30 ngày nếu cỏ phát triển nhiều thì làm cỏ thủ công.

Thu hoạch: tiến hành thu hoạch khi ruộng lúa chín đều 85%. Sau khi thu hoạch nhanh chóng hạ ẩm độ hạt xuống 14% bằng cách phơi trực tiếp dƣới ánh nắng mặt trời.

2.3 Phân tích số liệu

19

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ghi nhận tổng quan

3.1.1 tình hình thời tiết

Thí nghiệm đƣợc thực hiện ngoài đồng trong vụ Hè Thu từ tháng 5-8 năm 2012. Theo trung tâm dự báo khí tƣợng thủy văn tỉnh An Giang trong thời gian thực hiện

thí nghiệm nhiệt độ trung bình dao động từ 27,9-28,50C. Theo Đinh Thế Lộc

(2006), nhiệt độ tối thích cho cây lúa sinh trƣởng và phát triển là 20-300C. Lƣợng

mƣa trung bình trong 4 tháng thí nghiệm tƣơng đối cao 141,1 mm. Nhìn chung, đây là những điều kiện thuận lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây lúa.

3.1.2 Tình hình sâu bệnh

Trong thời gian thí nghiệm ẩm độ không khí tƣơng đối khá cao, kèm theo nhiệt độ và lƣợng mƣa tƣơng đối cao nên có sự xuất hiện của sâu, bệnh gây hại trên ruộng lúa. Bệnh đạo ôn xuất hiện và gây hại vào giai đoạn cây lúa đƣợc 22 ngày và khi cây lúa đƣợc 32 ngày bệnh lại tiếp tục xuất hiện và gây hại. Sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại trên ruộng lúa khi cây lúa đƣợc 32-35 ngày tuổi, ngoài ra cỏ dại cũng xuất hiện khi lúa đƣợc 20 ngày. Tuy có sự xuất hiện của sâu, bệnh gây hại nhƣng đã đƣợc phát hiện và phòng trị kịp thời, đúng lúc nên cây lúa sinh trƣởng và phát triển tốt, thiệt hại không đáng kể và không ảnh hƣởng đến kết quả thí nghiệm.

3.2 Các chỉ tiêu nông học

3.2.1 Chiều cao cây

Qua kết quả thí nghiệm ở Bảng 3.1 cho thấy vào thời điểm 20 NSS thì chiều cao trung bình của cây lúa biến động từ 34,12 cm đến 38,16 cm do đƣợc hút nƣớc và chất dinh dƣỡng từ môi trƣờng đất. Nhƣng chiều cao cây lúa ở giai đoạn này vẫn khác biệt không ý nghĩa thống kê. Trong giai đoạn này cây lúa chủ yếu sử dụng nguồn dinh dƣỡng dự trữ trong hạt nên hầu nhƣ ít chịu sự tác động dinh dƣỡng từ môi trƣờng bên ngoài (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Vào thời điểm 30 NSS thì chiều cao cây lúa vẫn không có sự khác biệt qua phân tích thống kê, chiều cao trung bình cây lúa giai đoạn 30 NSS dao động từ 44,15 cm đến 44,88 cm. Vào giai đoạn 40 NSS chiều cao trung bình của cây lúa khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thúc chiều cao trung bình từ 56,42 cm đến 57,22 cm (Bảng 3.1). Thời gian này cây lúa bắt đầu bƣớc vào giai đoạn làm đòng nên cây sử dụng dinh dƣỡng chủ yếu cho việc tạo đòng vì vậy việc cung cấp dinh dƣỡng không ảnh hƣởng nhiều đến chiều cao cây.

20

Ở giai đoạn cây lúa 50 NSS có sự khác biệt rõ về chiều cao cụ thể ở nghiệm thức giảm 25% N chiều cao cây lúa là 61,16 cm tƣơng đƣơng với nghiệm thức đối chứng là 60,04 cm và khác biệt so với nghiệm thức giảm 50% N là 58,90 cm ở mức ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê (Bảng 3.1). Sự khác biệt này là do đây là giai đoạn cây lúa tăng trƣởng mạnh về chiều cao do sự vƣơn dài nhanh chóng ở các lóng trên cùng khi cây lúa có đòng.

Qua giai đoạn 60 NSS, chiều cao cây lúa không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Chiều cao trung bình giao động từ 67,73 cm đến 70,24 cm (Bảng 3.1), vì đây là thời kỳ cây lúa tƣơng đối hoàn thiện về chiều cao. Đồng thời giai đoạn này lúa cũng bắt đầu trổ nên hầu hết dƣỡng chất cây hấp thu và tích lũy sẽ cung cấp để nuôi bông. Vì thế chiều cao giữa các nghiệm thức không thấy rõ sự khác biệt.

Khi cây lúa bƣớc vào giai đoạn thu hoạch (90 NSS) thì chiều cao cũng không khác biệt qua phân tích thống kê. Chiều cao trung bình của lúa dao động từ 80,81 cm đến 83,91 cm (Bảng 3.1). Tƣơng tự ở giai đoạn 60 NSS, giai đoạn 90 NSS cây lúa chủ yếu tập trung vào việc nuôi bông, vào chắc nên chiều cao cây không có sự thay đổi. Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá ảnh hƣởng của các biện pháp kỹ thuật và điều kiện ngoại cảnh đến sinh trƣởng của cây. Chiều cao cây lúa chính là kết quả của sự tăng trƣởng thân lá từ khi hình thành đốt, vƣơn lóng và trổ bông hoàn toàn. Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, đặc điểm này mang tính đặc trƣng của giống và ít biến động. Tuy nhiên đặc điểm này có thể bị biến động khi có sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh, dinh dƣỡng. Chiều cao cây thay đổi rõ nhất là do dinh dƣỡng không đầy đủ, quá thừa hay quá thiếu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Trong đời sống cây lúa, giai đoạn sinh sản đặc trƣng bởi hiện tƣợng thân chính vƣơn cao nhanh làm tăng chiều cao cây, giảm nhanh số chồi vô hiệu, xuất hiện đòng, kéo dài đốt và cuối cùng là trổ bông (Yoshida, 1981). Ngoài ra, chiều cao cây cũng ảnh hƣởng đến khả năng chống chịu sự đổ ngã mà khả năng chống chịu sự đổ ngã ảnh hƣởng đến năng suất cây lúa. Nếu giống lúa cao cây thì khả năng đổ ngã là rất cao gây ảnh hƣởng đến năng suất, ngƣợc lại nếu lúa thấp cây thì khả năng này thấp và năng suất đƣợc đảm bảo hơn.

21

Bảng 3.1 Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân đạm đến chiều cao của giống lúa IR50404 vụ Hè Thu từ tháng 5-8/2012, tại Vĩnh Phú-Thoại Sơn-An Giang.

Nghiệm thức

Chiều cao cây

20 NSS 30 NSS 40 NSS 50 NSS 60 NSS 90 NSS Đối chứng(1) 38,16 44,15 56,42 60,04 ab 70,20 82,36 Giảm 25% N(2) 35,62 44,88 57,22 61,16 a 70,24 83,91 Giảm 50% N(3) 34,12 44,58 56,71 58,90 b 67,73 80,81 F ns ns ns ** ns ns CV.(%) 16,30 1,70 2,59 2,35 3,87 4,61

Ghi chú: (1) 146 kgN/ha; (2) 109,5 kgN/ha; (3) 73 kgN/ha

Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD ; ns: khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

3.2.2 Số chồi

Số chồi của lúa đƣợc ghi nhận ở Bảng 3.2 cho thấy giai đoạn 20-40 NSS số chồi cây lúa có sự khác biệt khá rõ qua phân tích thống kê, nhƣng giai đoạn 50-60 NSS thì không có sự khác biệt giữa số chồi của các nghiệm thức qua phân tích thống kê. Đến giai đoạn 90 NSS giữa các nghiệm thức có sự khác biệt qua phân tích thống kê

ở mức ý nghĩa 1%, nghiệm thức giảm 50% lƣợng N có số chồi/m2 thấp nhất (514,22

chồi), cao nhất là nghiệm thức đối chứng (680,44 chồi) và nghiệm thức giảm 25% lƣợng N (648 chồi).

Chồi đƣợc phát triển từ nách lá, các mắt của thân chính hoặc từ những chồi khác trong sinh trƣởng dinh dƣỡng, nó phụ thuộc vào các yếu tố môi trƣờng, dinh dƣỡng, thời tiết, các biện pháp kỹ thuật làm đất, mật độ gieo sạ, khả năng nảy mầm của hạt giống. Số chồi là yếu tố quan trọng quyết định năng suất cây lúa sau này, trong điều kiện dinh dƣỡng đầy đủ, thời tiết thuận lợi thì cây lúa hình thành chồi sớm và nhanh chóng đạt số chồi tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Số chồi ảnh hƣởng lớn đến năng suất nhƣng nếu cứ tăng số chồi mãi sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh về mặt dinh dƣỡng, cây lúa kém phát triển. Ngoài ra còn cạnh tranh về ánh sáng, thiếu ánh sáng lá sẽ bị dọp, khả năng quang hợp kém từ đó dẫn đến năng suất lúa không đƣợc cao. Lƣợng phân bón ảnh hƣởng trực tiếp đến thời gian đẻ chồi và số lƣợng chồi trên cây, khi đƣợc cung cấp đầy đủ lƣợng phân đạm thì cây lúa để chồi sớm, nhanh đạt số chồi tối đa và cũng có số chồi hữu hiệu cao hơn.

22

Bảng 3.2 Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân đạm đến số chồi (chồi/m2) của giống lúa IR50404 vụ Hè Thu từ tháng 5-8/2012, tại Vĩnh Phú-Thoại Sơn-An Giang.

Nghiệm thức

Số chồi (cm)

20 NSS 30 NSS 40 NSS 50 NSS 60 NSS 90 NSS

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm lên năng suất giống lúa ir50404 vụ hè thu 2012 tại xã vĩnh phú huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)