Qua kết quả thí nghiệm ở Bảng 3.1 cho thấy vào thời điểm 20 NSS thì chiều cao trung bình của cây lúa biến động từ 34,12 cm đến 38,16 cm do đƣợc hút nƣớc và chất dinh dƣỡng từ môi trƣờng đất. Nhƣng chiều cao cây lúa ở giai đoạn này vẫn khác biệt không ý nghĩa thống kê. Trong giai đoạn này cây lúa chủ yếu sử dụng nguồn dinh dƣỡng dự trữ trong hạt nên hầu nhƣ ít chịu sự tác động dinh dƣỡng từ môi trƣờng bên ngoài (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Vào thời điểm 30 NSS thì chiều cao cây lúa vẫn không có sự khác biệt qua phân tích thống kê, chiều cao trung bình cây lúa giai đoạn 30 NSS dao động từ 44,15 cm đến 44,88 cm. Vào giai đoạn 40 NSS chiều cao trung bình của cây lúa khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thúc chiều cao trung bình từ 56,42 cm đến 57,22 cm (Bảng 3.1). Thời gian này cây lúa bắt đầu bƣớc vào giai đoạn làm đòng nên cây sử dụng dinh dƣỡng chủ yếu cho việc tạo đòng vì vậy việc cung cấp dinh dƣỡng không ảnh hƣởng nhiều đến chiều cao cây.
20
Ở giai đoạn cây lúa 50 NSS có sự khác biệt rõ về chiều cao cụ thể ở nghiệm thức giảm 25% N chiều cao cây lúa là 61,16 cm tƣơng đƣơng với nghiệm thức đối chứng là 60,04 cm và khác biệt so với nghiệm thức giảm 50% N là 58,90 cm ở mức ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê (Bảng 3.1). Sự khác biệt này là do đây là giai đoạn cây lúa tăng trƣởng mạnh về chiều cao do sự vƣơn dài nhanh chóng ở các lóng trên cùng khi cây lúa có đòng.
Qua giai đoạn 60 NSS, chiều cao cây lúa không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Chiều cao trung bình giao động từ 67,73 cm đến 70,24 cm (Bảng 3.1), vì đây là thời kỳ cây lúa tƣơng đối hoàn thiện về chiều cao. Đồng thời giai đoạn này lúa cũng bắt đầu trổ nên hầu hết dƣỡng chất cây hấp thu và tích lũy sẽ cung cấp để nuôi bông. Vì thế chiều cao giữa các nghiệm thức không thấy rõ sự khác biệt.
Khi cây lúa bƣớc vào giai đoạn thu hoạch (90 NSS) thì chiều cao cũng không khác biệt qua phân tích thống kê. Chiều cao trung bình của lúa dao động từ 80,81 cm đến 83,91 cm (Bảng 3.1). Tƣơng tự ở giai đoạn 60 NSS, giai đoạn 90 NSS cây lúa chủ yếu tập trung vào việc nuôi bông, vào chắc nên chiều cao cây không có sự thay đổi. Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá ảnh hƣởng của các biện pháp kỹ thuật và điều kiện ngoại cảnh đến sinh trƣởng của cây. Chiều cao cây lúa chính là kết quả của sự tăng trƣởng thân lá từ khi hình thành đốt, vƣơn lóng và trổ bông hoàn toàn. Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, đặc điểm này mang tính đặc trƣng của giống và ít biến động. Tuy nhiên đặc điểm này có thể bị biến động khi có sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh, dinh dƣỡng. Chiều cao cây thay đổi rõ nhất là do dinh dƣỡng không đầy đủ, quá thừa hay quá thiếu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Trong đời sống cây lúa, giai đoạn sinh sản đặc trƣng bởi hiện tƣợng thân chính vƣơn cao nhanh làm tăng chiều cao cây, giảm nhanh số chồi vô hiệu, xuất hiện đòng, kéo dài đốt và cuối cùng là trổ bông (Yoshida, 1981). Ngoài ra, chiều cao cây cũng ảnh hƣởng đến khả năng chống chịu sự đổ ngã mà khả năng chống chịu sự đổ ngã ảnh hƣởng đến năng suất cây lúa. Nếu giống lúa cao cây thì khả năng đổ ngã là rất cao gây ảnh hƣởng đến năng suất, ngƣợc lại nếu lúa thấp cây thì khả năng này thấp và năng suất đƣợc đảm bảo hơn.
21
Bảng 3.1 Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân đạm đến chiều cao của giống lúa IR50404 vụ Hè Thu từ tháng 5-8/2012, tại Vĩnh Phú-Thoại Sơn-An Giang.
Nghiệm thức
Chiều cao cây
20 NSS 30 NSS 40 NSS 50 NSS 60 NSS 90 NSS Đối chứng(1) 38,16 44,15 56,42 60,04 ab 70,20 82,36 Giảm 25% N(2) 35,62 44,88 57,22 61,16 a 70,24 83,91 Giảm 50% N(3) 34,12 44,58 56,71 58,90 b 67,73 80,81 F ns ns ns ** ns ns CV.(%) 16,30 1,70 2,59 2,35 3,87 4,61
Ghi chú: (1) 146 kgN/ha; (2) 109,5 kgN/ha; (3) 73 kgN/ha
Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD ; ns: khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%