HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT về giải quyết tranh chấp TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (Trang 38 - 42)

3 TS Nguyễn Hải An (2005), Pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất ở Việt Nam,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3.2.HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT về giải quyết tranh chấp TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

về giải quyết tranh chấp TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về đất đai, trong đó có những văn bản pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực tặng cho quyền sử dụng đất, tuy nhiên trên thực tế có một số vấn đề mà pháp luật chưa đề cập tới nên tôi xin đề xuất một số ý kiến trong việc xây dựng pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất và như sau:

•Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 169 Luật đất đai 2013 thì tổ chức được nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận tặng cho, tuy nhiên luật không quy định rõ đó là những tổ chức nào: Tổ chức kinh tế hay tổ chức chính trị..., vì vậy Nhà nước cần phải quy định rõ những tổ chức nào thì được nhận tặng cho quyền sử dụng đất.

•Hiện nay các tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất xảy ra rất nhiều, trong khi đó việc giải quyết của Tòa án thì còn nhiều quan điểm khác nhau, vì vậy để giải quyết được thống nhất, cần phải có văn bản pháp luật của

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hướng dẫn việc giải quyết như: Trường hợp nào thì công nhận toàn bộ hay một phần hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, trường hợp không công nhận hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.

•Đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn việc giải quyết các tranh chấp về tặng cho QSDĐ, vì vậy để góp phần vào việc giải quyết các vụ án tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, thì việc giải quyết các vụ án này được thực hiện như sau:

 Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1980, LĐĐ năm 1987 đến trước khi LĐĐ năm 1993 có hiệu lực: Nếu việc tặng cho quyền SDĐ đã được thực hiện, bên được tặng cho đã nhận đất sử dụng ổn định, công trình kiên cố ,được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mà bên tặng cho biết nhưng không phản đối bằng văn bản, đến khi pháp luật quy định được tặng cho quyền SDĐ mới xảy ra tranh chấp, thì bác yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất của bên tặng cho đối với bên được tặng cho quyền sử dụng đất thực tế

 Giai đoạn từ LĐĐ năm 1993 đến năm 2003: nếu việc tặng cho quyền sử dụng đất đã tuân theo các quy định của BLDS sự năm 1995 về mặt hình thức, mà bên tặng cho chưa giao đất cho bên được tặng cho, thì việc tặng cho quyền sử dụng đất vẫn được công nhận và bên tặng cho phải giao đất cho bên được tặng cho, nếu việc tặng cho không tuân thủ các quy định về hình thức, nhưng bên được tặng cho đã nhận đất sử dụng ổn định;công trình kiên cố, bên tặng cho biết nhưng không phản đối bằng văn bản, đến khi pháp luật đã có quy định được tặng cho quyền sử dụng đất mới xảy ra tranh chấp, thì bác yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất đối với bên tặng cho và công nhận việc tặng cho quyền sử dụng đất thực tế

 Về tặng cho QSDĐ giữa cha mẹ và con: nếu việc cha mẹ tặng cho con: quyền sử dụng đất không có hợp đồng, hoặc có hợp đồng nhưng không tuân thủ quy định về thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất; quá trình sử dụng đất người con đã làm nhà ở, đã trồng cây lâu năm thành khuôn viên riêng biệt, đã kê khai đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cha mẹ

biết mà không có ý kiến phản đối bằng văn bản, thì công nhận tặng cho quyền sử dụng đất thực tế.

 Về việc nhập QSDĐ được tặng cho riêng vào tài sản chung vợ chồng: việc nhận QSDĐ được tặng cho riêng vào tài sản chung vợ chồng phải được lập thành văn bản, do chính bên có quyền sử dụng đất ký, có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Về tặng cho QSDĐ có điều kiện nuôi dưỡng: để xác định người được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc đối với người tặng cho, thì người tặng cho phải có xác nhận của chính quyền địa phương, nơi người được tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ.

KẾT LUẬN

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là một giao dịch dân sự đặc biệt, thông dụng trong đời sống ,vừa đáp ứng nhu cầu trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của con người thông qua việc chuyển quyền sử dụng đất từ người này sang người khác, vừa đảm bảo tính xã hội, vừa bảo đảm sự quản lý của Nhà nước về đất đai...

Mặc dù Luật đất đai năm 2013, BLDS năm 2005 và các văn bản pháp luật đất đai đã quy định về hợp đồng nhưng còn một số vấn đề chưa đề cập tới, quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất diễn ra ngày đa dạng, phức tạp.Vì vậy,Nhà nước cần phải ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh một cách kịp thời, toàn diện các vấn đề cần thiết,phải tăng cường sự quản lý về đất đai bằng pháp luật, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, các quy định về tặng cho quyền sử dụng đất để mọi người biết, từ đó nâng cao ý thức pháp luật trong việc tham gia vào quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất, sao cho vừa đảm bảo được tính tự do tự nguyện ý chí, vừa đảm bảo được tính đúng pháp luật khi tham gia xác lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.

Em hy vọng bài viết sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về hợp đồng tặng cho quyền SDĐ, vận dụng hợp lý pháp luật đất đai để giải quyết mâu thuẫn về tranh chấp tặng cho quyền SDĐ phát sinh trong cuộc sống. . Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn nhà trường và giảng viên hướng dẫn nghiên cứu đề tài đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (Trang 38 - 42)