Xem: Đề tài Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long năm 2013 – Ths.Lý Kiều Diễm, tr

Một phần của tài liệu "Tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở tỉnh Vĩnh Long. Thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 30)

Nguồn: Các báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm43

- Lao động đi theo hình thức lao động mẫu mực: là hình thức người lao động trong thời gian làm việc 6 năm hoặc 4 năm 10 tháng tại Hàn Quốc không chuyển đổi nơi làm việc, về nước đúng thời hạn và được doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục ký hợp đồng lao động để quay trở lại làm việc tại Hàn Quốc sau 3 tháng (áp dụng đối với những người lao động về nước từ sau ngày 02/7/2012).

- Lao động đi theo hình thức CBT: là hình thức người lao động sau khi hết hạn hợp đồng lao động 3 năm được doanh nghiệp Hàn Quốc ký hợp đồng tái tuyển dụng và ở lại Hàn Quốc làm việc trong thời gian tối đa là 01 năm 10 tháng, về nước đúng thời hạn (áp dụng đối với những người lao động về nước từ sau ngày 01/01/2010) có nguyện vọng quay trở lại Hàn Quốc làm việc. Được doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động lựa chọn sau khi tham dự và đạt yêu cầu qua kỳ thi tiếng Hàn do Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức.

Từ năm 2012, số lao động do Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Long giới thiệu, trúng tuyển và đã sang Hàn Quốc làm việc theo hình thức lao động mẫu mực và CBT, cụ thể như sau:

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 6 tháng đầu năm 2015

39 người 25 người 17 người 12 người

Nguồn: Các báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm44

- Lao động kỹ thuật cao:

Năm 2004, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký thỏa thuận hợp tác với tổ chức KOTEF để thực hiện Chương trình Thẻ vàng, tuyển chọn và đưa lao động có tay nghề kỹ thuật sang làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực kỹ thuật như công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ na-nô, công nghệ vật liệu mới... Tuy nhiên hình thức lao động kỹ thuật cao đi làm việc tại Hàn Quốc chưa thu hút được nguồn lao động tỉnh Vĩnh Long .

2.2.1.2 Nhật Bản

Chính sách của Nhật Bản không cho phép tiếp nhận lao động nước ngoài trình độ thấp hoặc không có tay nghề vào làm việc. Đối với lao động nước ngoài có tay

43 Xem: Báo cáo năm 2010 số 44/BC-TTGTVL ngày 19/01/2011, Báo cáo năm 2011 số 31b/BC-TTGTVL ngày17/01/2012, Báo cáo năm 2012 số 94c/BC-TTGTVL ngày 25/01/2013, Báo cáo năm 2013 số 91/BC-TTGTVL ngày 17/01/2012, Báo cáo năm 2012 số 94c/BC-TTGTVL ngày 25/01/2013, Báo cáo năm 2013 số 91/BC-TTGTVL ngày 13/02/2014, Báo cáo năm 2014 số 42a/BC-TTGTVL ngày 26/01/2015, Báo cáo 6 tháng đầu năm 2015 số 457/BC- TTGTVL ngày 29/5/2015

44 Xem: Báo cáo năm 2012 số 94c/BC-TTGTVL ngày 25/01/2013, Báo cáo năm 2013 số 91/BC-TTGTVL ngày13/02/2014, Báo cáo năm 2014 số 42a/BC-TTGTVL ngày 26/01/2015, Báo cáo 6 tháng đầu năm 2015 số 457/BC- 13/02/2014, Báo cáo năm 2014 số 42a/BC-TTGTVL ngày 26/01/2015, Báo cáo 6 tháng đầu năm 2015 số 457/BC- TTGTVL ngày 29/5/2015

nghề, lao động kỹ thuật cao, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho họ vào làm việc ở Nhật Bản.

Tuy nhiên, lao động phổ thông (lao động không có tay nghề hoặc tay nghề thấp) nước ngoài có thể vào Nhật Bản làm việc theo chương trình tu nghiệp (gọi là tu nghiệp sinh) với thời gian không quá 1 năm. Đến năm 1992, để bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực do dân số già hóa và tỷ lệ sinh thấp, Chính phủ Nhật Bản mở rộng thêm chương trình thực tập kỹ thuật với thời gian tối đa là 2 năm, nâng tổng số thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật lên tối đa là 3 năm. Lao động nước ngoài tu nghiệp, làm việc tại Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí, dệt may, chế biến lương thực, xây dựng, chế biến hải sản, nông nghiệp và ngư nghiệp. Chi phí tham gia chương trình từ 4.000 – 5.500 USD/lao động và người lao động phải đặt cọc thêm 3.000 USD nhằm mục đích chống trốn.45 Trợ cấp tu nghiệp bình quân của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản tương đương 80.000 yên/tháng. Thu nhập trong năm thứ 2 và thứ 3 đạt khoảng 90.000 - 100.000 yên/tháng. Chương trình tu nghiệp này thông qua các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Số lượng lao động trúng tuyển tại tỉnh Vĩnh Long, cụ thể:

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 6 tháng đầu năm 2015

62 người 155 người 149 người 53 người

Nguồn: Các báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm 46

Vào tháng 9/2007, sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ là một trong những thảm họa cầu đường và tai nạn xây dựng nghiêm trọng nhất tại Việt Nam. Để khắc phục cho tình hình tài chính và tạo điều kiện cho các nạn nhân tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Chính phủ Nhật Bản đã tạo điều kiện cho người lao động tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long được sang Nhật tu nghiệp (không thu phí dịch vụ và phí môi giới). Vĩnh Long có 09 lao động đã được tiếp nhận theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản.

Việt Nam còn hợp tác với Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan) để đưa tu nghiệp sinh sang Nhật theo hình thức phi lợi nhuận, người lao động không phải chi phí trước khi đi. Người lao động đủ điều kiện tham gia chương trình này gọi là thực tập sinh, được thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trong thời gian 3 năm; được hưởng trợ cấp 80.000 Yên/ tháng đào tạo giáo dục định hướng tại Trung tâm đào tạo của IM Japan tại Nhật Bản và hưởng lương theo

45 Xem: Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/10/2013 quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động màdoanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động. doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động.

46 Xem: Báo cáo năm 2012 số 94c/BC-TTGTVL ngày 25/01/2013, Báo cáo năm 2013 số 91/BC-TTGTVL ngày13/02/2014, Báo cáo năm 2014 số 42a/BC-TTGTVL ngày 26/01/2015, Báo cáo 6 tháng đầu năm 2015 số 457/BC- 13/02/2014, Báo cáo năm 2014 số 42a/BC-TTGTVL ngày 26/01/2015, Báo cáo 6 tháng đầu năm 2015 số 457/BC- TTGTVL ngày 29/5/2015

hợp đồng ký với công ty tiếp nhận trong thời gian thực tập kỹ thuật với mức lương tối thiểu trong năm thứ nhất và thứ hai là 90.000 Yên/tháng, năm thứ ba là 100.000 Yên/tháng. Sau khi hoàn thành chương trình thực tập kỹ thuật, về nước đúng thời hạn sẽ được Tổ chức IM Japan hỗ trợ từ 200.000 - 600.000 Yên để tái hòa nhập và phát triển sự nghiệp.47 Với chương trình này tỉnh Vĩnh Long đã có số lượng lao động trúng tuyển, cụ thể như sau: 48

- Năm 2013: 19 người - Năm 2014: 64 người

2.2.1.3 Đài Loan

Trước đây thị trường lao động Đài Loan được xem là hấp dẫn với lao động Việt Nam, nhưng chủ yếu họ chỉ tiếp nhận những lao động có nghề, phải biết tiếng Hoa ở mức độ cơ sở và kèm theo đó là những quy định ngặt nghèo về sức khỏe. Theo đánh giá của Ủy ban lao động Đài Loan thì hiện nay lao động Việt Nam đang làm việc chủ yếu ở những ngành nghề như: điện tử, may mặc, dệt, chế tạo máy, giúp việc gia đình, thuyền viên đánh cá,…

Giai đoạn trước năm 2005, lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan đại đa số là lao động gia đình (chiếm 80% tổng số lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan)với mức thu nhập khoảng 500 USD/tháng. Do lao động Việt Nam cũng bỏ hợp đồng ra ngoài với tỷ lệ lớn, dẫn đến từ đầu năm 2005 thị trường Đài Loan buộc phải tạm dừng nhận lao động chăm sóc người bệnh và phục vụ trong các gia đình. Trước tình hình đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường khai thác hợp đồng đưa lao động sang làm việc trong các ngành sản xuất công nghiệp, thu nhập khoảng 700 USD/tháng. Người lao động được tuyển dụng làm công việc trong thời gian tối đa là 3 năm (người có nhu cầu tiếp tục được tuyển dụng, chủ sử dụng phải xin phép gia hạn). Tỉnh Vĩnh Long đã đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc nhà máy và đến nay số lượng lao động làm việc tại Đài Loan của Tỉnh như sau:

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 6 tháng đầunăm 2015

02 người 06 người 10 người 02 người

Nguồn: Các báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm 49

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu "Tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở tỉnh Vĩnh Long. Thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 30)