Tình hình nghiên c ứ u trong n ướ c

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của vịt mắc bệnh viêm gan do virus dhv và thử nghiệm vắc xin nhược độc dh – eg – 2000 trong phòng bệnh (Trang 31 - 34)

B ệ nh tích siêu vi th ể

2.2.2. Tình hình nghiên c ứ u trong n ướ c

Ở Việt Nam năm 1978 Trần Minh Châu và cộng sựđó ghi nhận bệnh ở Đông Anh (Trần Minh Châu, 1985) [3]. Năm 1984, Nguyễn Như Thanh và cộng sựđã phát hiện bệnh ở Gia Lâm - Hà Nội.

Năm 1983, bệnh nổ ra ở nhiều địa phương như Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, các hợp tác xã có nghề chăn nuôi vịt phát triển của tỉnh Hà Sơn Bình (cũ). Từ 1983 đến 1987, bệnh lan tràn ở Hà Tây, Hoà Bình và đồng bằng Sông Cửu Long.

Theo Nguyễn Văn Cảm (2001) [2] bệnh đã xảy ra ở các địa phương như: Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội, Tuyên Quang với tỷ lệ nhiễm trong đàn tới 100%. Tỷ lệ chết của vịt trong ổ dịch có thể biến động từ 49 -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

90% (Nguyễn Đức Lưu - Vũ Như Quán, 2002) [11]; Theo thống kê của Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001) [11], 6 tháng đầu năm 2001 số vịt và ngan con chết vì bệnh này lên đến vài chục ngàn con.

Tại Nam Định, bệnh xuất hiện vào tháng 5/2001: Một ổ dịch lớn đã xảy ra ở xã Hồng Quang - Nam Trực, đàn vịt có 10.000 con đó mắc bệnh ngay từ

khi mới nở và đến 5 ngày tuổi đã chết tới 7000 con. Những ngày sau số con chết giảm dần nhưng tổng tỷ lệ chết lên tới 80% tổng đàn (Lê Minh Đạo - KHKT Thú y, tập 9/2001).

Ở Hà Nam, bệnh xảy ra tại các huyện Duy Tiên, Thanh Liêm làm các

đàn vịt con dưới 4 tuần tuổi mắc bệnh ồ ạt, tỷ lệ chết có đàn lên tới 100%; Bệnh cũng xảy ra ở Huyện Nông Cống - Thanh Hoá với tỷ lệ chết cao và xoá sổ nhiều đàn vịt. Có đàn chỉ trong vòng 5 ngày sau đó không còn con nào sống.

Ngoài ra, tại các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, bệnh xảy ra khắp nơi, gây thiệt hại nặng nề nhưng đến năm 2001 vẫn không có những thông báo chính thức (Lê Văn Tạo -2001, Hội Thú y Việt Nam, KHKT Thú y tập 8 - số 4).

Gần đây nhiều giống ngan vịt cao sản nhập ngoại chưa thích ghi được với các điều kiện môi trường nên bệnh càng xảy ra nhiều hơn đặc biệt ở một sốđịa phương thuộc miền Bắc như : Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang và các huyện thuộc ngoại thành Hà Nội, vịt con từ 2 -5 ngày tuổi, vịt và ngan con dưới ba tuần tuổi chết do viêm gan vịt với tỷ lệ rất cao, gây tổn thất vô cùng nghiêm trọng.

Tuy vậy, ở nước ta những nghiên cứu về bệnh cũng chưa nhiều, phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào việc điều tra, nghiên cứu về dịch tễ học; việc tìm tòi những phương pháp phòng trị bệnh còn rất ít; Nhóm tác giả Trần Minh Châu và cộng sự (1985) [4], Lê Thanh Hoà và cộng sự (1985) [8] đã nghiên cứu các chủng virus và xây dựng quy trình sản xuất từ 3 chủng virus nhược

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 độc TN (Hungari), E32 (Pháp) và VN (phân lập tại Việt Nam); Nhận định chung là chế tạo ra từ các virus nhược độc viêm gan vịt có nguồn gốc từ trong và ngoài nước có độ an toàn và hiệu quả chưa cao.

Những năm gần đây đã có những nghiên cứu sâu về bệnh viêm gan do virus ở vịt: Nhóm các tác giả Nguyễn Văn Cảm và cộng sự (2001) [2] đã nghiên cứu biến đổi bệnh lý bệnh viêm gan vịt nhằm đưa ra một phương pháp chẩn đoán nhanh và chính xác; Nhóm nghiên cứu Nguyễn Hữu Vũ và cộng sự đã chế tạo kháng thể viêm gan vịt do virus để phòng, trị bệnh (2001) [11].

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của vịt mắc bệnh viêm gan do virus dhv và thử nghiệm vắc xin nhược độc dh – eg – 2000 trong phòng bệnh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)