Đánh giá thực trạng tài chính Công ty Cổ phần Đƣờng Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần đường Quảng Ngãi (Trang 99)

Những năm gần đây, trong bối cảnh nền kinh tế đất nƣớc nói chung, ngành mía đƣờng nói riêng còn nhiều khó khăn thách thức, Công ty cổ phần Đƣờng Quảng Ngãi đã có nhiều cố gắng vƣơn lên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm cho mình những hƣớng đi mới và đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ổn định và ngày càng phát triển, thể hiện ở mức tăng cao của sản lƣợng, doanh thu trong năm 2014. Công ty đang tự khẳng định mình, uy tín của công ty đƣợc nâng cao trên thị trƣờng, vị thế ngày càng lớn mạnh. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực tế và phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Đƣờng Quảng Ngãi, có thể nhận thấy một số vấn đề nhƣ sau:

3.3.1. Những thành công

Thứ nhất, quy mô tổng tài sản tăng mạnh qua các năm, năm 2014 tổng tài sản

đạt 3.944.961 triệu đồng. Có sự dịch chuyển từ tài sản ngắn hạn sang tài sản dài hạn do công ty mở rộng đầu tƣ vào tài sản cố định cho mục tiêu phát triển dài hạn trong tƣơng lai. Nhiều năm liền công ty đƣợc tổ chức xếp hạng Vietnam report đánh giá là 1 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Năm 2013, công ty đứng thứ 172 trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đứng thứ 48 (vƣợt 4 bậc so với năm 2012) trong top các doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất Việt Nam.

90

Thứ hai, trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn đƣợc duy trì

ở mức 43-50% liên tục từ năm 2012 đến 2014 đảm bảo sự an toàn về vốn cho doanh nghiệp. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu tăng đều qua các năm đạt 1.735.063 triệu đồng vào năm 2014. Cho thấy các cổ đông hết sức tin tƣởng vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Các khoản nợ ngắn hạn đều nằm trong hạn mức cho phép và đƣợc đảm bảo thanh toán đúng hạn cho nhà cung cấp bằng tiền mặt. Quỹ dự phòng tài chính đƣợc trích lập cho các năm, giúp cho công ty tăng cƣờng đƣợc tính tự chủ về tài chính.

Thứ ba, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty rất tốt thúc đẩy doanh nghiệp đầu

tƣ theo chiều rộng. Điều này thể hiện qua hệ số ROA của công ty luôn cao hơn hẳn ROA của ngành thực phẩm. ROA trung bình của ngành có xu hƣớng giảm từ 12% xuống còn 9% từ 2012-2014 thì ROA của công ty vẫn duy trì mức trung bình là 21,25%. (Bảng 3.7)

Thứ tư, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp cao. Qua 3 năm, doanh

nghiệp luôn duy trì tỷ suất ROE cao gần gấp đôi ROE trung bình của ngành. (Bảng 3.8)

Thứ năm, doanh thu bán hàng và sản lƣợng tiêu thụ của công ty tăng trƣởng

tốt qua các năm. Năm 2014, doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 99,00% tổng doanh thu tất cả các hoạt động của công ty, đạt mức tăng trƣởng so với năm 2013 là 15,69%. Trong đó, các nhóm sản phẩm chính của công ty nhƣ đƣờng, sữa, bánh kẹo, nƣớc giải khát và bia đều có có mức tăng trƣởng cao, dao động từ 10% đến 29%. Đồng thời, cơ cấu doanh thu theo nhóm sản phẩm dịch vụ năm 2014 không có sự thay đổi nhiều so với năm 2013. Tỷ trọng doanh thu của đƣờng và sữa đậu nành tiếp tục là những sản phẩm đóng vai trò chủ lực trong tổng doanh thu của công ty trong năm 2014.

Thứ sáu, đối với nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nƣớc, công ty luôn hoàn thành

91

gia. Năm 2013, công ty đứng vị thứ 257(vƣợt 190 bậc so với năm 2012) trong top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

a. Những tồn tại

Trong những năm vừa qua, mặc dù công ty đã đạt đƣợc nhiều thành tích nhƣ tăng quy mô kinh doanh, tăng sản lƣợng tiêu thụ và doanh thu thuần tăng nhƣng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế xuất phát từ cả nhân tố khách quan và chủ quan mà công ty cần phải khắc phục.

Thứ nhất, về cơ cấu tài sản. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao tuy đã có những

điều chỉnh để giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn so với tài sản dài hạn. Có thể thấy tỷ lệ này của công ty luôn cao hơn với trung bình ngành từ 5-10% qua bảng so sánh 3.16.

Bảng 3.24 Tỷ lệ tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản của công ty so với ngành thực phẩm

(Đơn vị:%)

Chỉ tiêu

Năm 2012 2013 2014

Tỷ lệ tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản của

công ty 62,02 45,92 53,87

Tỷ lệ tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản của

ngành thực phẩm 50,10 41,61 41,44

(Nguồn: http://www.cophieu68.vn)

Việc cơ cấu tài sản nghiêng về tài sản ngắn hạn tập trung ở tiền và tƣơng đƣơng tiền, đầu tƣ tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho về lâu dài sẽ làm giảm cơ hội đầu tƣ vào trang thiết bị máy móc và mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, quỹ tiền mặt của công ty đƣợc quản lý chƣa hiệu quả. Do quản lý tiền

mặt chƣa tốt dẫn đến tình trạng có lúc căng thẳng về tiền mặt, có lúc quá nhiều tiền mặt trong quỹ (chiếm 25,9% trong tổng tài sản năm 2012) gây lãng phí chi phí cơ hội của tiền.

92

Thứ ba, tài sản lƣu động của công ty chủ yếu ở dƣới dạng hàng tồn kho. Điều

này khiến cho mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh thấp, trong khi công ty đang tăng nhanh về sản lƣợng tiêu thụ, dẫn đến công ty không tận dụng đƣợc lợi thế của việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh.

Thứ tư, hàng tồn kho tăng mạnh qua 3 năm với tốc độ tăng trung bình 29,61%

và chiếm tỷ lệ cao đã gây ra tình trạng ứ đọng vốn, tăng chi phí lƣu kho, chi phí cơ hội của vốn.

Thứ năm, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn duy trì ở mức thấp

do tài sản lƣu động của công ty chủ yếu tồn tại dƣới dạng hàng tồn kho. Điều này không thể đảm bảo công ty có đủ tiền thanh toán ngay cho các khoản nợ đến hạn, ảnh hƣởng đến năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty.

Thứ sáu, chi phí của công ty tăng qua các năm và có tốc độ tăng cao hơn tốc

độ tăng của doanh thu. Bên cạnh giá vốn hàng bán tăng cao thì chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cũng tăng khá mạnh, điều này góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty năm vừa qua.

b. Nguyên nhân

 Nguyên nhân khách quan:

Những năm qua, nền kinh tế trong nƣớc vẫn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức cùng với việc chịu tác động từ sự bất ổn của tình hình kinh tế toàn cầu. Năm 2013 là năm thứ 6, kinh tế Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trƣởng dƣới mức tiềm năng. Kinh tế khó khăn làm thu nhập của ngƣời dân giảm, do vậy sức mua cũng giảm theo làm cho lƣợng hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng.

Hiện nay ngành mía đƣờng Việt Nam đang phải đối mặt với một số vấn đề nhƣ: thiếu nguồn nguyên liệu, công suất nhà máy thấp, tỷ lệ đƣờng thu hồi không cao, máy móc công nghệ lạc hậu, chi phí sản xuất và chế biến đƣờng cao nên giá thành trung bình đƣờng Việt Nam luôn cao hơn so với Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc…dẫn đến khó khăn khi cạnh tranh. Điều này còn làm gia tăng tình trạng nhập

93

lậu đƣờng với giá rẻ hơn so với giá trong nƣớc gây khó khăn cho tiêu thụ đầu ra. Bên cạnh đó, lƣợng cung đƣợc bổ sung thêm bởi một lƣợng đƣờng nhập khẩu theo cam kết WTO từ cuối năm 2012 cũng gây áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả.

 Nguyên nhân chủ quan:

- Thứ nhất, công ty nắm giữ quá nhiều tiền mặt, đầu tƣ tài chính ngắn hạn chủ

yếu dƣới dạng cho vay thời hạn dƣới 3 tháng, hàng tồn kho nhiều dẫn đến tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao.

- Thứ hai, công ty chƣa có một chính sách, mô hình cụ thể nào để quản lý tiền

mặt của mình dẫn đến công tác quản lý tiền mặt còn nhiều hạn chế.

- Thứ ba, công ty chƣa áp dụng một qui trình chặt chẽ về việc dự trữ nguyên

vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Việc phối kết hợp giữa các khâu sản xuất còn chƣa nhịp nhàng dẫn đến sản phẩm dở dang nằm giữa các khâu còn cao.

- Thứ tư, công tác quản lý chi phí chƣa thực sự tốt dẫn đến chi phí liên tục tăng

cao qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do công ty đang trong quá trình mở rộng quy mô trên khắp ba miền đất nƣớc nên việc quản lý chi phí gặp khó khăn. Hơn nữa việc đầu tƣ dàn trải sang lĩnh vực cơ khí và cơ giới cũng làm lãng phí nguồn vốn và tăng thêm gánh nặng chi phí.

- Thứ năm, công tác phân tích tài chính chƣa đƣợc chú trọng. Đội ngũ cán bộ

phân tích tài chính còn thiếu và yếu về chuyên môn, nguyên nhân là do công tác phân tích tài chính đang do phòng tài chính kế toán đảm nhiệm. Hầu hết nhân viên của phòng đƣợc đào tạo về kế toán nên kiến thức và sự am hiểu về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp còn nhiều hạn chế dẫn đến việc tiến hành công tác phân tích tài chính gặp nhiều khó khăn nên hiệu quả chƣa cao.

94

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƢỜNG QUẢNG NGÃI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1. Định hƣớng phát triển của Công ty cổ phần Đƣờng Quảng Ngãi

Từ sau khi cổ phần hóa vào năm 2006, bên cạnh những nỗ lực kinh doanh, công ty cổ phần Đƣờng Quảng Ngãi luôn chú trọng vào các định hƣớng chiến lƣợc để đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tƣơng lai. Vì vậy, việc xác định đƣợc mục tiêu kinh doanh cùng với xây dựng cho mình các chiến lƣợc phát triển để hoàn thành các mục tiêu đó đƣợc công ty củng cố và tiếp tục hoàn thiện sao cho phù hợp nhất trong từng thời kỳ.

Công ty xác định mục tiêu – tầm nhìn dài hạn của mình chính là hƣớng đến sự phát triển toàn diện và bền vững, trở thành một doanh nghiệp sản xuất đa ngành nghề hàng đầu tại Việt Nam với năng lực cạnh tranh đƣợc xếp hạng cao, mang lại cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, tối đa hóa giá trị và lợi ích của cổ đông và đảm bảo lợi ích cho ngƣời lao động.

Và để thực hiện các mục tiêu này, trong trung và dài hạn, công ty đã đƣa ra các chiến lƣợc phát triển nhƣ sau:

- Công ty sẽ tiếp tục ổn định và phát triển vùng nguyên liệu mía tập trung tại tỉnh Gia Lai và các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên nhằm đáp ứng cả về số lƣợng, chất lƣợng mía cho hoạt động sản xuất đƣờng.

- Đẩy mạnh hoạt động marketing thỏa mãn nhu cầu của thị trƣờng mục tiêu đã lựa chọn bằng quá trình phân phối các ngồn lực của công ty thông qua các hoạt động nhƣ quảng bá thƣơng hiệu, quảng cáo, tiếp thị…

Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và ngày càng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ. Đảm bảo sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng là những sản phẩm tốt nhất. Đồng thời, tiếp tục phát triển hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2000.

95

- Chú trọng vào mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, tạo môi trƣờng làm việc với điểu kiện phát triển tốt nhất; phát triển đội ngũ lao động đa dạng và có năng lực; các giá trị lao động đƣợc ghi nhận và bù đắp thỏa đáng; từng bƣớc tạo dựng văn hóa doanh nghiệp hòa hợp.

- Đẩy mạnh củng cố năng lực tài chính và tài chính là hạt nhân cho sự phát triển ổn định và bền vững với thông điệp xuyên suốt là uy tín và trách nhiệm.

4.2. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính Công ty cổ phần Đƣờng Quảng Ngãi Ngãi

Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu về công ty cổ phần Đƣờng Quảng Ngãi, phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty. Tác giả xin đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tài chính của công ty nhƣ sau:

4.2.1. Xây dựng công tác quản trị tiền mặt

Qua phân tích ta thấy công tác quản lý tiền mặt của công ty còn nhiều hạn chế dẫn đến có lúc căng thẳng về tiền mặt, có lúc lại giữ lƣợng tiền mặt quá cao làm tăng chi phí cơ hội của tiền. Vì vậy công ty cần thực hiện tốt công tác quản trị tiền mặt cụ thể:

- Tăng tốc độ thu hồi: Mục tiêu của việc gia tăng tốc độ thu hồi tiền mặt là nhanh chóng thu hồi tiền để đƣa vào đầu tƣ, chi tiêu càng sớm càng tốt. Những hoạt động này đem lại những khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các phƣơng pháp tăng tốc độ thu hồi tiền mặt:

Đem lại cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ, bằng cách áp dụng chính sách chiết khấu đối với những khoản nợ đƣợc thanh toán trƣớc hay thanh toán đúng hạn. Doanh nghiệp cần áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo rằng một khi một khoản nợ đƣợc thanh toán thì tiền đƣợc đƣa vào đầu tƣ càng nhanh càng tốt.

Doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống ngân hàng. Thông qua ngân hàng doanh nghiệp thanh toán các hóa đơn mua hàng hoặc đầu tƣ vào các loại chứng

96

khoán thanh khoản cao trên tài khoản thanh toán của họ. Lợi thế của hệ thống ngân hàng là tiền tệ có thể chuyển đi rất nhanh bên trong hệ thống cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng tiền nhanh chóng một khi đã có chúng chong tài khoản.

- Giảm tốc độ chi tiêu: Thay vì dùng tiền thanh toán sớm các hóa đơn mua hàng, công ty nên trì hoãn việc thanh toán trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính, tiền phạt hay sự xói mòn vị thế tín dụng thấp hơn những lợi nhuận do việc chậm thanh toán đem lại.

- Dự báo chính xác nhu cầu tiền mặt: Mặc dù việc dự toán chính xác khó có thể thực hiện đƣợc, nhƣng nếu dự toán đƣợc chính xác nhu cầu tiền mặt thì công ty sẽ giới hạn đƣợc tối đa nhu cầu vốn phải vay mƣợn do đó giảm chi phí tiền lãi tới mức tối thiểu.

- Xác định nhu cầu tiền mặt: Phƣơng pháp thƣờng dùng để xác định mức tồn quỹ tối thiểu là lấy mức xuất quỹ trung bình hàng ngày nhân với số lƣợng ngày dự trữ tồn quỹ. Công ty cũng có thể sử dụng phƣơng pháp tổng chi phí tối thiếu trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý của mình.

Gỉa sử công ty có một lƣợng tiền mặt và phải sử dụng nó để đáp ứng các khoản chi tiêu tiền mặt một cách đều đặn. Khi lƣợng tiền mặt đã hết, công ty có thể bán các chứng khoán ngắn hạn (có tính thanh khoản cao) để có đƣợc lƣợng tiền mặt nhƣ lúc đầu. Có hai loại chi phí cần đƣợc xem xét khi bán chứng khoán: một là chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt, đó chính là mức lợi tức chứng khoán công ty bị mất đi; hai là chi phí cho việc bán chứng khoán mỗi lần, đóng vai trò nhƣ là chi phí mỗi lần thực hiện hợp đồng. Trong điều kiện đó mức dự trữ vốn tiền mặt tối đa của công ty chính bằng số lƣợng chứng khoán cần bán mỗi lần để có đủ lƣợng vốn tiền mặt mong muốn bù đắp đƣợc nhu cầu chi tiêu tiền mặt. Công thức tính nhƣ sau :

97 Trong đó:

M* : Số lƣợng tiền mặt dự trữ tối đa

Mn : Tổng mức tiền mặt chi dùng trong năm i : Lãi suất (chi phí lƣu giữ đơn vị tiền mặt) cb: chi phí cho mỗi lần bán chứng khoán.

- Đầu tƣ thích hợp những khoản tiền nhàn rỗi: Công ty cần hạn chế tối đa việc để tiền nhàn rỗi trong ngân quỹ mà phải xoay vòng để tăng hiệu quả sử dụng tiền.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần đường Quảng Ngãi (Trang 99)