Tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý, điều hành

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 110 - 112)

Năng lực, hiệu quả ứng dụng CNTT đƣợc đánh giá thông qua khả năng tạo ra đƣợc những sự biến đổi tích cực trong hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc. Hoạt động ứng dụng CNTT trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc có đạt mục tiêu, yêu cầu hay không đƣợc thể hiện qua: phƣơng thức, môi trƣờng làm việc có thay đổi? hiệu lực, hiệu quả, chất lƣợng phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp có đƣợc nâng cao? tính minh bạch thông tin, minh bạch trong hoạt động quản lý có đƣợc tăng cƣờng? ... Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc, cần thực hiện tốt các giải pháp cụ thể sau đây:

- Tiến hành xây dựng, chuẩn hoá quy trình ứng dụng CNTT trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh; Ban hành các quy định cụ thể đối với việc bắt buộc ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn, nghiệp vụ; quy chế sử dụng mạng nội bộ bảo đảm khai thác hiệu quả phần cứng, phần mềm trong xử lý công việc của mọi cán bộ, công chức, viên chức.

- Đối với các chƣơng trình phần mềm đã đƣợc đầu tƣ nhƣng triển khai chƣa hiệu quả, đánh giá tính năng của phần mềm để có kế hoạch sửa đổi, nâng cấp. Riêng các phần mềm đã triển khai ứng dụng, cần đánh giá hiệu quả để có nâng cấp mở rộng phát huy hiệu quả đầu tƣ, đẩy nhanh quá trình tin học hoá hành chính nhà nƣớc cấp huyện, cấp xã. Đặc biệt cần lƣu ý việc triển khai các chƣơng trình ứng dụng dùng chung cần chú ý đến tính năng, khả năng phát triển cũng tính thân thiện của phần mềm đối với ngƣời sử dụng, cần tránh các hạn chế sau:

99

+ Chƣơng trình ứng dụng làm tăng mức độ phức tạp trong hoạt động tác nghiệp của CBCC do không phù hợp với hoạt động thực tiễn.

+ Không có ngƣời sử dụng khi triển khai hệ thống do không chú trọng khâu đào tạo và sản phẩm phần mềm kém sức thuyết phục đối với ngƣời sử dụng.

+ Hệ thống chỉ hoạt động ở giai đoạn triển khai, không trở thành một bộ phận thiết yếu, gắn với qui trình hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc.

- Chỉ đạo nâng cấp hệ thống, tiếp tục triển khai có hiệu quả hệ thống QLVB&HSCV tại các sở, ban, ngành, địa phƣơng; đồng thời triển khai nhân rộng hệ thống này đến tất cả các đơn vị cấp dƣới bao gồm các Chi cục, Trung tâm trực thuộc sở; các phòng, ban trực thuộc UBND cấp huyện và UBND các phƣờng, xã, thị trấn trong toàn tỉnh.

- Tập trung triển khai các ứng dụng CNTT nhằm cải tiến quy trình quản lý, điều hành, tác nghiệp, cung cấp dịch vụ công, sớm xây dựng một chính quyền minh bạch, môi trƣờng thuận lợi cho ngƣời dân và doanh nghiệp. Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp, cần tiến hành đồng thời 3 nội dung sau:

Một là, đẩy mạnh xây dựng các ứng dụng CNTT phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp, gắn với quá trình cải cách hành chính. Tập trung xây dựng cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình; đẩy nhanh việc xây dựng các trang TTĐT của các sở, ngành, địa phƣơng với đầy đủ thông tin và dịch vụ hành chính công, tích hợp vào cổng thông tin điện tử của tỉnh. Đẩy nhanh việc xây dựng và tích hợp các dịch vụ hành chính công lên cổng thông tin điện tử tỉnh và trang thông tin điện tử các đơn vị trực thuộc.

Hai là, đẩy mạnh việc sử dụng CNTT của ngƣời dân và doanh nghiệp; triển khai thực hiện tốt dự án “Nâng cao khả năng truy cập Intrenet và sử dụng máy tính” do quỹ BillGates&Melina tài trợ; nâng cao nhận thức, tạo thói quen cho ngƣời dân và doanh nghiệp truy cập Internet, trang TTĐT trong việc khai thác và cung cấp thông tin, ứng dụng môi trƣờng mạng vào các hoạt

100

động giao tiếp với các cơ quan quản lý nhà nƣớc của ngƣời dân; nâng cao tỷ lệ doanh nghiệp và ngƣời dân truy cập lấy thông tin về dịch vụ hành chính công từ các trang/cổng TTĐT của các cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Ba là, sau khi dự án Cổng thông tin điện tử đƣợc hoàn thành, tiếp theo cần ƣu tiên đầu tƣ xây dựng trung tâm giao dịch một cửa điện tử liên thông ở cấp xã, phƣờng, thị trấn để cải tiến thủ tục hành chính. Việc đầu tƣ xây dựng các trung tâm giao dịch một cửa điện tử hiện đại sẽ giúp cộng đồng dân cƣ, doanh nghiệp có thể khai thác và sử dụng các dịch vụ công đƣợc hiệu quả hơn, nhất là khi điều kiện hạ tầng kỹ thuật ở địa phƣơng còn nhiều hạn chế. Đồng thời, đƣa vào áp dụng mô hình “những ngƣời trung gian thông minh” ở các trung tâm này ngay từ đầu. Những ngƣời trung gian thông minh là mô hình bao gồm một bộ phận nhân viên phục vụ giữ vai trò trung gian giữa ngƣời dân và cơ sở hạ tầng thông tin nhằm tạo điều kiện, giúp đỡ ngƣời dân khai thác và sử dụng các dịch vụ đƣợc cung cấp một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)