0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Hoàn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp tổ chức

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 103 -105 )

Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp tổ chức ứng dụng CNTT là một giải pháp hết sức cần thiết và có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh hiện nay của tỉnh Quảng Bình.

Trên cơ sở chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về ứng dụng CNTT, tỉnh Quảng Bình cần phải cụ thể hóa, đề ra các chính sách, giải pháp thích hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng. Những giải pháp về cơ chế, chính sách mà tỉnh cần thực hiện nhƣ sau:

+ Học tập kinh nghiệm của các tỉnh (Bắc Ninh, Hà Tĩnh, ..) để thể chế hóa các quan điểm, chính sách của Trung ƣơng vào thực tiễn địa phƣơng. Việc ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hệ thống cơ quan QLNN phải kịp thời, mang tính định hƣớng cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh.

+ Xây dựng Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; Đề án đào tạo và bồi dƣỡng về CNTT cho cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan quản lý nhà nƣớc giai đoạn 2015 - 2020;

92

+ Sớm kiện toàn Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT của tỉnh với cơ cấu, thành phần theo Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 15/01/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ.

+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, kiện toàn đơn vị chuyên trách CNTT, cán bộ chuyên trách CNTT theo đúng quy định của Nghị định 64/2007-NĐ-CP; đặc biệt ƣu tiên sớm bố trí cán bộ chuyên trách CNTT tại các cơ quan chuyên môn cấp huyện và UBND cấp xã; Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, chức danh giám đốc CNTT trong các sở, ngành, địa phƣơng.

+ Ban hành quyết định quy định hoạt động ứng dụng CNTT trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh Quảng Bình gắn với thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; quy định cơ chế bắt buộc ngƣời đứng đầu tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm về việc ứng dụng CNTT tại đơn vị mình; quy định quy trình kiểm tra, đánh giá mức độ ứng dụng CNTT đối với các cấp, các ngành, địa phƣơng.

+ Ban hành quy trình và tổ chức đánh giá, xếp hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT Index) trên địa bàn tỉnh bảo đảm chính xác, khách quan, phù hợp với thực tế địa phƣơng và thực sự trở thành động lực cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong tỉnh đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm cải tiến phƣơng thức, lề lối làm việc, nâng cao hiệu quả, chất lƣợng hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc.

+ Ban hành quy định về tiêu chuẩn hoá trình độ CNTT đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nƣớc.

+ Xây dựng, ban hành các quy định về quy trình trao đổi, lƣu trữ, xử lý văn bản điện tử trên toàn tỉnh. Bảo đảm tận dụng triệt để hạ tầng kỹ thuật đƣợc trang bị trong trao đổi các văn bản hành chính giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc.

+ Xây dựng các chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT có trình độ cao về công tác tại Quảng Bình; chế độ ƣu đãi cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của tỉnh.

93

+ Học tập kinh nghiệm của các tỉnh (Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, ..) ban hành các quy định về tài chính phù hợp đặc thù ứng dụng CNTT nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT phát triển, bao gồm: bảo đảm kinh phí thƣờng xuyên cho ứng dụng CNTT trong cơ quan quản lý nhà nƣớc; chính sách ƣu đãi với cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin; đƣa vào mục lục ngân sách nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp ứng dụng CNTT.

+ Các sở, ban, ngành, địa phƣơng cần coi trọng và thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT dài hạn và hàng năm đảm bảo cụ thể, sát đúng với điều kiện thực tế để triển khai có hiệu quả; đồng thời coi đây là nội dung ƣu tiên trong kế hoạch phát triển KT - XH của ngành, địa phƣơng, đơn vị mình.

+ Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT. Theo đó, việc đầu tƣ hạ tầng CNTT cần xác định rõ đối với những dự án nào thì sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc và những dự án nào thuê hạ tầng của doanh nghiệp. Đề ra những giải pháp, chính sách cụ thể cho việc đầu tƣ phát triển hạ tầng CNTT ở các xã vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, các khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng về KT-XH, an ninh, quốc phòng; đặc biệt cần xây dựng cơ chế xã hội hoá việc xây dựng hạ tầng CNTT, các cơ quan nhà nƣớc thực hiện thuê hạ tầng CNTT của các doanh nghiệp.

+ Cuối cùng là tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về CNTT, nâng cao vai trò của cơ quan chuyên trách CNTT của tỉnh, vai trò của các giám đốc CNTT, đặc biệt là vai trò tham mƣu, giúp việc cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh của Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT của tỉnh.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 103 -105 )

×