Kinh nghiệm của một số địa phương về ứng dụng CNTT trong cơ

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 47)

quan quản lý nhà nước và bài học đối với tỉnh Quảng Bình

1.2.5.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Với vị trí địa lý thuận lợi của tỉnh Bắc Ninh và sự năng động của lãnh đạo tỉnh, trong những năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh đã có bƣớc phát triển vô cùng mạnh mẽ. Tuy có điều kiện thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng CNTT nhƣng đến năm 2003, ngoài một số ngành nhƣ: Ngân hàng, Bƣu chính, Viễn thông, Điện lực, Tài chính,... có tính chất dịch vụ xã hội và theo ngành dọc có ứng dụng CNTT, còn lại việc ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị của tỉnh còn rất hạn chế.

Thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị, năm 2003 UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 823/QĐ-CT thành lập Ban Chỉ đạo

36

CNTT của tỉnh. Nhƣ vậy, đây là tỉnh sớm thành lập Ban Chỉ đạo CNTT so với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trên cả nƣớc. Sau khi thành lập, Ban Chỉ đạo CNTT đã đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2005 tỉnh Bắc Ninh có bƣớc phát triển đáng kể thoát khỏi tình trạng tụt hậu so với các tỉnh khá trong cả nƣớc về CNTT và lựa chọn năm 2004 là năm bản lề thực hiện việc tăng tốc trong ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ đã ra Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 08/4/2004, về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW ở tỉnh Bắc Ninh, trong đó nêu rõ, cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện.

Các dự án CNTT cơ bản đã đƣợc triển khai tại tỉnh Bắc Ninh gồm: chƣơng trình đƣa Internet về cộng đồng thông qua mô hình điểm bƣu điện văn hóa xã; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mạng diện rộng của tỉnh; chƣơng trình triển khai ứng dụng CNTT thực hiện xây dựng chính quyền điều hành điện tử trên diện rộng, tiến tới công khai minh bạch toàn bộ hoạt động của các cơ quan chính quyền; dự án xây dựng các CSDL của tỉnh: CSDL đất đai, CSDL dân cƣ, CSDL doanh nghiệp; dự án xây dựng khu công nghiệp CNTT rộng 50 ha trên địa bàn 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn.

Với quyết tâm chính trị của lãnh đạo tỉnh, cùng với sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ƣơng, ngày 13/4/2006, tỉnh Bắc Ninh đã chính thức đƣa chƣơng trình quản lý văn bản điện tử vào sử dụng trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh. Đây là một bƣớc đi mạnh dạn thể hiện quyết tâm của các cấp, các ngành tỉnh Bắc Ninh trong việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2006 - 2010, giai đoạn 2011 - 2015 và các kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm trên địa bàn tỉnh đƣợc định lƣợng rất cao, vì vậy phù hợp với điều kiện thực tiễn và triển khai đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

37

Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, sự vào cuộc mạnh mẽ của các ngành, các cấp, đặc biệt là ngƣời đứng đầu các cơ quan, đơn vị, hoạt động ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã khởi sắc và thu đƣợc nhiều thành tích quan trọng, là địa phƣơng liên tục nhiều năm liền đứng trong top đầu của cả nƣớc về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Nhƣ vậy, từ thực tế thành công của tỉnh Bắc Ninh cho thấy: Quyết tâm cao của lãnh đạo và sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành là yếu tố tác động quan trọng đến việc ứng dụng CNTT trong cơ quan quản lý nhà nƣớc. Thực tiễn thời gian qua và các hội thảo, diễn đàn về ứng dụng CNTT ở trong nƣớc và ngoài nƣớc đều khẳng định nơi nào có lãnh đạo quan tâm, nơi đó ứng dụng CNTT phát triển. Đây là kinh nghiệm quý báu đối với tỉnh Quảng Bình.

1.2.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định các điều kiện quan trọng để triển khai ứng dụng CNTT đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đặt ra là giai đoạn đầu cần tập trung vào 3 nội dung tiền đề đó là: cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở dữ liệu.

- Về cơ sở hạ tầng

Thừa Thiên - Huế chú trọng công tác đầu tƣ hạ tầng thống nhất ngay từ đầu và giao cho cơ quan chuyên trách về CNTT của tỉnh chủ trì triển khai thực hiện. Chính vì vậy, cơ sở hạ tầng CNTT ở các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh đƣợc xây dựng đồng bộ, không manh mún, công nghệ lạc hậu nhƣ một số địa phƣơng khác.

+ 100% đơn vị cấp tỉnh và UBND cấp huyện, thành phố đều đã có mạng LAN phục vụ công việc trong nội bộ cơ quan và kết nối với mạng diện rộng của tỉnh; Trung tâm dữ liệu điện tử của tỉnh đƣợc đầu tƣ hiện đại và hoạt động có hiệu quả từ nhiều năm nay và ngoài việc phục vụ nhu cầu trong tỉnh,

38

Trung tâm này còn cho thuê dịch vụ đối với tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

+ Số lƣợng máy tính và máy chủ phân bố đồng đều ở các đơn vị, cấu hình đủ tiêu chuẩn để đáp ứng triển khai chính quyền điện tử; 100% cán bộ, công chức đƣợc trang bị máy vi tính phục vụ công việc;

+ Tất cả các đơn vị đều kết nối Internet băng thông rộng; 95% số cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, địa phƣơng cấp huyện, thành phố có trang thông tin điện tử; .. .

- Về nguồn nhân lực

Hàng năm việc bồi dƣỡng, đào tạo trình độ tin học cho cán bộ, công chức, viên chức đƣợc quan tâm triển khai thiết thực, có hiệu quả. Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh đã quan tâm kiện toàn rất kịp thời tổ chức, bộ máy cơ quan thƣờng trực về ứng dụng CNTT, bộ phận và cán bộ chuyên trách về CNTT tại các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, thành phố. Chính vì vậy, việc triển khai ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là việc sử dụng các hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh rất thuận lợi và có hiệu quả.

- Về ứng dụng phần mềm

100% đơn vị cấp tỉnh và UBND cấp huyện, thành phố đã triển khai cài đặt và vận hành thông suốt, hiệu quả các phần mềm dùng chung của tỉnh phục vụ hoạt động quản lý, điều hành. Ngoài hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh, các cơ quan, đơn vị sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành trong tác nghiệp nghiệp vụ. Hệ thống thƣ điện tử công vụ, cổng thông tin điện tử của tỉnh, hệ thống quản lý văn bản&điều hành đã đƣợc vận hành chính thức từ năm 2006 và đến nay đã triển khai hầu hết các dịch vụ hành chính công điện tử mức độ 3.

Từ kinh nghiệm thành công của tỉnh Thừa Thiên - Huế rút ra các bài học kinh nghiệm quan trọng cho tỉnh Quảng Bình, đó là:

39

+ Tập trung đầu tƣ đồng bộ cơ sở hạ tầng CNTT là tiền đề quan trọng để triển khai ứng dụng CNTT. Không giải quyết đƣợc bài toán đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật thì không xây dựng đƣợc hệ thống thông tin, không đẩy mạnh đƣợc tin học hóa một cách mạnh mẽ và đồng bộ;

+ Chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng trình độ CNTT cho cán bộ, công chức vì đây là những ngƣời trực tiếp tác nghiệp. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT phải đi trƣớc một bƣớc, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đặc biệt là đào tạo đội ngũ chuyên trách CNTT ở các sở, ban, ngành, địa phƣơng và đội ngũ xây dựng, phát triển ứng dụng CNTT của tỉnh;

+ Phát triển các chƣơng trình ứng dụng, cơ sở dữ liệu, các hệ thống dùng chung, coi đây là nội dung cốt yếu của ứng dụng CNTT trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc.

1.2.5.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh

Trong ứng dụng CNTT, tỉnh Hà Tĩnh đặt ra yêu cầu về toàn cục phải tạo ra đƣợc một kiến trúc tổng thể để tạo lập sự đồng bộ, thống nhất trên toàn địa bàn. Với sự hỗ trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành Đề án xây dựng Chính phủ điện tử tại Hà tĩnh giai đoạn 2012 - 2015, định hƣớng đến 2020; đồng thời đã ban hành kế hoạch, lộ trình, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện.

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 07/2011/QĐ-UBND ngày 25/5/2011 về việc tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh. Qua đó các hoạt động ứng dụng CNTT gắn liền với cải cách hành chính, đảm bảo triển khai đồng bộ, thống nhất từ tỉnh đến xã.

Chú trọng kiện toàn đội ngũ quản lý, phụ trách về CNTT, coi đây là khâu đột phá và có ý nghĩa quyết định trong triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay, 100% cơ quan nhà nƣớc cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đều đã bố trí giám đốc CNTT, bộ phận chuyên trách

40

về CNTT, cán bộ chuyên trách về CNTT của đơn vị theo đúng quy định tại Nghị định 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Tổng số cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ về CNTT trong các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố và 262 xã, phƣờng, thị trấn trên 600 ngƣời; kế hoạch ứng dụng CNTT đƣợc triển khai xây dựng từ cấp xã đến cấp huyện và tỉnh, tạo đƣợc sự thống nhất, đồng bộ trong tất cả các cơ quan nhà nƣớc trên địa bàn.

Việc đánh giá mức độ và hiệu quả ứng dụng CNTT thông qua việc đánh giá tác động của CNTT trong cải cách hành chính đã đƣợc triển khai nghiêm túc và thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 07/2011 của UBND tỉnh trên cả 3 nội dung: dịch vụ hành chính công; năng suất, hiệu quả lao động; đổi mới tổ chức hoạt động. Đây là điểm nổi bật mà nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong cả nƣớc chƣa làm đƣợc. Ngoài ra, tỉnh Hà Tĩnh đã chú trọng triển khai song song cùng việc tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT với việc thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại và chính việc này thực sự đã tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động ứng dụng CNTT của tỉnh.

Nhƣ vậy, bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Bình từ kết quả thành công của tỉnh Hà Tĩnh: việc ban hành cơ chế, chính sách kịp thời, triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, thống nhất từ chính quyền cấp tỉnh đến cấp xã; đặc biệt quan tâm bố trí, kiện toàn đầy đủ tổ chức, cán bộ chuyên trách về CNTT; triển khai, tổ chức ứng dụng CNTT gắn với nhiệm vụ cải cách hành chính và thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thi đua khen thƣởng.

41

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN

Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận để nghiên cứu là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Phƣơng pháp duy vật biện chứng là phƣơng pháp nghiên cứu đánh giá hiện tƣợng kinh tế - xã hội trên cơ sở nhìn nhận, xem xét các vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó và ràng buộc lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Đề tài sử dụng phƣơng pháp này để nghiên cứu sự tác động của cơ chế, chính sách ứng dụng CNTT đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý nhà nƣớc và các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan này.

Phƣơng pháp duy vật lịch sử, phƣơng pháp logic - lịch sử, đây là phƣơng pháp quan trọng trong nghiên cứu của luận văn, vì khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tƣợng phải coi trọng các quan điểm lịch sử, các sự vật hiện tƣợng tƣơng đồng đã xảy ra trƣớc đó. Đề tài dùng phƣơng pháp này để nghiên cứu sự phát triển của các mô hình, các chính sách ứng dụng CNTT qua từng giai đoạn để nắm đƣợc qui luật động của nó, trên cơ sở đó đƣa ra các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu hoạt động ứng dụng CNTT trong hệ thống cơ quan quản lý nhà

42

nƣớc tỉnh Quảng Bình trƣớc hết phải kế thừa đƣợc những kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc. Vì vậy, tác giả luận văn đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu những tài liệu viết về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan quản lý nhà nƣớc. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, luận văn tiếp tục hoàn thiện khung lý luận để phân tích các vấn đề ở các chƣơng sau. Sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả luận văn đã xuất phát từ việc nghiên cứu phạm trù cơ bản của đề tài là ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nƣớc theo Nghị định 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Trên cơ sở đó, luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ bản chất, nội dung, điều kiện thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Phƣơng pháp luận đòi hỏi vừa phải xây dựng khung khổ lý thuyết để nghiên cứu nhƣng khung khổ đó cần đƣợc kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Đồng thời, việc nghiên cứu sự gắn kết đó phải đặt trong các mối quan hệ qua lại không chỉ giữa cơ chế, chính sách với con ngƣời, mà còn với các quan hệ chính trị, xã hội; quan hệ giữa Quảng Bình với cả nƣớc; quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng. Các quan hệ đó luôn đƣợc xem xét trong sự vận động, biến đổi …

Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh Quảng Bình không đƣợc xuất phát từ tình cảm, nguyện vọng của tác giả, mà phải xuất từ những điều kiện khách quan và chủ quan, do các quy luật khách quan chi phối. Tác giả cố gắng nghiên cứu một cách toàn diện nhƣng trong đó hết sức quan tâm đến nhân tố bên trong vì nhân tố này giữ vai trò quyết định.

Trong quá trình nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm nhƣ: Quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lôgích và quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan quản lý nhà nƣớc đặt trong mối tƣơng quan của các yếu tố khác và sự tác động qua lại trong quá trình phát triển.

43

2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP CỤ THỂ ĐƢỢC SỬ DỤNG

2.2.1. Phương pháp phân tích

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích trong cả 4 chƣơng. Mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều đƣợc hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ.

Thứ nhất, phân tích tình hình nghiên cứu; đặc điểm, vai trò của CNTT và đặc điểm, nội dung của ứng dụng CNTT trong cơ quan quản lý nhà nƣớc; các phƣơng pháp nghiên cứu.

Thứ hai, phân tích thực trạng ứng dụng CNTT và nguyên nhân hạn chế của hoạt động ứng dụng CNTT trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc ở tỉnh Quảng Bình.

Thứ ba, phân tích yêu cầu, bối cảnh, điều kiện ảnh hƣởng đến hoạt động ứng dụng CNTT trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc ở tỉnh Quảng Bình.

Thứ tư, phân tích những giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc ở tỉnh Quảng Bình.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp

Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 1 và chƣơng 3. Cụ thể: tổng hợp, khái quát các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; tổng

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Bình (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)