Phân lập và nhân nuôi tế bào gốc phôi gà

Một phần của tài liệu Sử dụng kỹ thuật fish để kểm tra sự hội nhập của gen IL 6 phân lập từ người trong tế bào gốc phôi gà chuyển gen (Trang 55 - 57)

Động lực chính thúc đẩy việc phân lập và nuôi cấy cESCs là hy vọng rằng

chúng có thể được sử dụng để tạo ra gia cầm chuyển gen nhằm tận dụng ưu thế của

việc tạo lượng lớn protein albumin trong lòng trắng trứng. Năm 1970, Marzullo là người đầu tiên chuyển cESCs tới đĩa phôi khác và chỉ ra rằng sau 14 ngày ấp, một

số tế bào đã hợp nhất vào phôi nhận. Hai thập kỷ sau, Petitte và cộng sự đã chứng

minh rằng kỹ thuật đó có thể được sử dụng nhằm tạo ra các cơ thể khảm dòng sinh dục [68].

Chúng tôi tiến hành phân lập cESCs từ đĩa phôi giai đoạn X (0 giờ ấp) theo

phương pháp của Horiuchi và cộng sự [32] (ở giai đoạn này phôi chứa khoảng

40.000–60.000 tế bào, đây là những tế bào gốc đa tiềm năng). Tế bào sau khi phân lập được huyền phù hóa bằng môi trường nuôi cấy và chuyển vào các đĩa nuôi cấy đường kính 35 mm đã phủ gelatin (khoảng 0,3 x 106 tế bào/đĩa), duy trì trong tủ ấm

37oC, 5% CO2, độ ẩm 90%. Sau 24 giờ nuôi cấy, cESCs đã bám dính tốt vào đáy đĩa nuôi cấy và kết hợp với nhau thành quần lạc ESC với những đặc điểm hình thái

đặc trưng: tế bào tròn, nhân lớn, chiếm hầu hết tế bào chất, các tế bào liên kết không chặt chẽ với nhau. cESCs lúc này là tập hợp của ba loại tế bào có kích thước khác

nhau: lớn, trung bình và nhỏ (Hình 18). Những đặc điểm này tương đồng với các công bố trước đây về cESCs nhân nuôi in vitro [64, 69, 88].

Hình 18. cESCs 24 giờ nuôi cấy in vitro sau khi phân lập

Trong những điều kiện nuôi cấy cụ thể, bổ sung các yếu tố tăng trưởng

(Bảng 7) cũng như có sự góp mặt của lớp tế bào nuôi, cESCs có khả năng duy trì in vitro trong thời gian dài mà vẫn giữ được đặc điểm đa tiềm năng [45, 64]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng nguyên bào sợi thai chuột (đã bị bất hoạt phân

bào bằng Mitomycin C 10 μg/ml) để nuôi cấy cESCs. Những nghiên cứu trước đây

trên thế giới cũng như tại phòng thí nghiệm của chúng tôi đã chứng minh loại tế bào này có khả năng hỗ trợ ESCs tốt nhất [1, 24, 69]. Khi đó cESCs có xu hướng xâm lấn xuống dưới lớp tế bào nuôi và bám trực tiếp vào bề mặt đĩa nuôi cấy (Hình 19),

điểm này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu trước đây của Pettite và cộng sự

[69]. Hiện tại chúng tôi đã duy trì được cESCs qua 28 ngày nuôi cấy với ba lần cấy

chuyển mà vẫn giữ được những đặc điểm của tế bào gốc phôi. Việc duy trì cESCs

in vitro trong thời gian dài mà vẫn giữ được trạng thái đa tiềm năng có ý nghĩa lớn

trong việc hình thành cơ thể khảm khi tiêm chúng vào phôi nhận, tiền đề cho việc

Hình 19. cESCs nuôi cấy trên lớp tế bào nuôi

(A) Nguyên bào sợi thai chuột đã bất hoạt phân bào trước khi được sử dụng làm tế bào nuôi; (B) Quần lạc cESCs ở lần cấy chuyển thứ hai (F2) sinh trưởng trên lớp tế bào nuôi.

Một phần của tài liệu Sử dụng kỹ thuật fish để kểm tra sự hội nhập của gen IL 6 phân lập từ người trong tế bào gốc phôi gà chuyển gen (Trang 55 - 57)