Đánh giám ột số chỉ tiêu về chất lượng gạo của các dòng,giống lúa tri ển vọng trong vụ mùa năm

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và tìm hiểu ảnh hưởng của biện pháp kĩ thuật đến một số dòng, giống lúa triển vọng tại huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 59 - 62)

- Thời gian: Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm

B ảng 4.2: Các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống lúa tham gia thí nghiệm trong vụ mùa năm

4.5. Đánh giám ột số chỉ tiêu về chất lượng gạo của các dòng,giống lúa tri ển vọng trong vụ mùa năm

Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các dòng, giống tham gia thí nghiệm rong vụ mùa năm 2013 Chỉ tiêu Giống Tỷ lệ gạo lật (%) Tỷ lệ gạo xát (%) Tỷ lệ gạo nguyên (%) Hàm lượng amylose (%) Hàm lượng protein (%) Bắc thơm 7(đ/c1) 80,3 71,1 88,1 12,9 9,30

Trân châu hương 79,5 69,4 86,3 14,8 8,97

Hương cốm 4 80,4 68,7 74,5 14,2 9,23 Hương cốm 5 81,2 69,3 78,4 15,5 9,06 RVT 79,8 68,6 80,2 14,9 9,39 KD 18(đ/c2) 79,3 70,8 77,5 24,5 8,14 ĐH 14 77,0 64,5 62,9 20,5 9,01 BC 15 75,0 64,9 70,2 18,8 8,79 ĐH 3 76,1 65,6 63,7 21,9 8,51 H46 75,5 63,2 68,9 24,2 8,98 ĐH 18 77,6 65,7 69,7 18,5 8,87 T101 75,1 64,4 68,2 17,5 8,92 * Tỷ lệ gạo lật của các công thức đạt từ 75,0 - 81,2%, Cao nhất là giống Hương cốm 5 (81,2%) thấp nhất là BC15 (75,0%). Trong nhóm giống chất lượng chỉ có Hương cốm 4 và hương cốm 5 có tỉ lệ gạo lật cao hơn đối chứng Bắc thơm 7(80,3%), Trân châu hương (79,5%) và RVT (79,8%) thấp hơn so với đối chứng không nhiều. Nhóm giống năng suất đều có tỷ lệ gạo lật thấp hơn đối chứng Khang dân 18 (79,3%)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

* Tỷ lệ gạo xát: Xay xát thóc thực chất là quá trình loại bỏ trấu, phôi và vỏ cám. Thóc có chất lượng xay xát tốt là thóc sau khi xát cho tỷ lệ % tổng số

gạo và gạo nguyên hạt cao. Màu sắc của nội nhũ cũng phản ánh tính chất của gạo, gạo trong thường ngon hơn gạo đục (Bùi Đình Dinh, 1998). Tỷ lệ gạo xát không những phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng giống mà còn phụ

thuộc vào thời gian thu hoạch, độ ẩm của hạt truớc khi xay sát và trang thiết bị xay sát. Tỷ lệ gạo xát của các dòng, giống tham gia thí nghiệm biến động từ 64,4 -71,1%. Trong đó tỷ lệ gạo xát cao nhất là Bắc thơm số 7 (71,1%). Tỷ

lệ gạo xát thấp nhất là T101 đạt 64,4%. Các giống lúa còn lại có tỷ lệ gạo xát thấp hơn đối chứng

* Tỷ lệ gạo nguyên: Tỷ lệ gạo nguyên biến động rất lớn, đây là một tính trạng di truyền và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ do điều kiện môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ trong suốt thời kì hạt chín, kéo dài đến đến sau thu hoạch (Khush và CTV,1979). Tỷ lệ gạo nguyên của các dòng, giống thí nghiệm dao

động trong khoảng từ 62,9-88,1%. Cao nhất là Bắc thơm số 7(88,1%) tiếp sau là Trân châu hương (86,3%) và RVT(80,2% ). Nhận thấy các giống có tỷ lệ

gạo nguyên cao chất lượng đều nằm trong nhóm giống chất lượng. Các giống năng suất có tỷ lệ gạo nguyên thấp hơn đối chứng khang dân 18 (77,5%)

* Hàm lượng amylose: Hiện nay một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng của một giống lúa đó là hàm lượng amylose cao, thấp hay trung bình. Amylose là thành phần cấu trúc cơ bản của tinh bột lúa, hàm lượng của nó trong hạt tinh bột có ảnh hưởng tới một số đặc tính hóa lý tinh bột, từ đó

ảnh hưởng tới chất lượng thương phẩm của lúa gạo. Nó có tính chất quyết

định trong việc làm cho cơm dẻo, mềm hoặc cứng (Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị

Lang, 2000). Gạo có hàm lượng amylose trung bình thường tơi cơm, ăn không ráp và không cứng khi để nguội nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Theo kết quả phân tích trong các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm giống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

đối chứng chất lượng Bắc thơm số 7 có hàm lượng amylose thấp nhất (12,9% ), cao nhất là H46 (24,5% ). Nhóm giống lúa chất lượng có hàm lượng này thấp, nhóm giống năng suất có hàm lượng amylose ở mức trung bình và đều thấp hơn đối chứng khang dân 18 (24,5 %) thấp nhất trong nhóm này là T101 (17,5%)

* Hàm lượng protein: Protein của gạo được đặc trưng bởi tính dễ đồng hoá và tính cân bằng của 8 aminoacid không thay thế đối với sức khoẻ của con người (Bùi Đình Dinh, 1998). Hàm lượng protein là một thông số quan trọng trong giá trị dinh dưỡng hạt gạo protein do đa gen điều khiển có hệ số di truyền khá thấp thay đổi theo môi trường canh tác và yếu tố phân bón khá rõ. Trong thí nghiệm so sánh giống ở vụ mùa 2013, giống có hàm lượng protein cao nhất là là

RVT (9,39%) thấp nhất là giống đối chứng khang dân 18(8,14%). Như

vậy các giống thuộc nhóm giống chất lượng trừ RVT thì tất cả đều có hàm lượng protein thấp hơn đối chứng Bắc thơm số 7(9,30%), nhóm giống năng suất đều có hàm lượng protein cao hơn đối chứng Khang dân 18.

Từ kết quả nghiên cứu và theo dõi 12 dòng, giống lúa ở vụ mùa 2013 tại huyện Cẩm Khê chúng tôi nhận thấy ĐH18 là dòng trội hơn hẳn các dòng, giống khác. Đây là dòng có thân to, lá đòng đứng, cứng. ĐH18 có thời gian sinh trưởng ngắn, trỗ bông tập trung, bông to dài nhiều hạt có tiềm năng năng suất cao. Đặc biệt trong điều kiện vụ mùa năm 2013 các dòng, giống tham gia trong thí nghiệm bị sâu bệnh hại nhiều làm giảm năng suất đáng kể, tuy nhiên

ĐH18 có khả năng chống chịu với sâu bệnh hại rất tốt so với các dòng, giống còn lại. Chất lượng gạo ĐH18 cũng đạt những chỉ tiêu nhất định. Ngoài ra

ĐH14 và RVT cũng có tiềm năng suất cao khả năng chống chịu tốt và RVT có chất lượng gạo tốt. Tuy nhiên do điều kiện và thời gian Tôi chọn ĐH 18 là dòng lúa cho thí nghiệm trong vụ xuân 2014.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

B. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PHÂN BÓN VÀ MẬT ĐỘ GIEO CẤY ĐẾN GIỐNG LÚA ĐH18

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và tìm hiểu ảnh hưởng của biện pháp kĩ thuật đến một số dòng, giống lúa triển vọng tại huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)