Nghiên cứu về mật độc ấy lúa:

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và tìm hiểu ảnh hưởng của biện pháp kĩ thuật đến một số dòng, giống lúa triển vọng tại huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 40 - 43)

B ảng 2.3: Diện tích,năng suất, sản lượng lúa Việt Nam từ 2000-

2.3.4.Nghiên cứu về mật độc ấy lúa:

Mật độ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành số bông. Xác

định mật độ cấy hợp lý cần dựa vào thời vụ cấy và giống. Vụ có nhiệt độ thấp cấy dầy hơn vụ có nhiệt độ cao: Vụ xuân cấy mật độ: 45-55 khóm/m2, 2-3 dảnh /khóm, vụ mùa cấy mật độ: 40- 45 khóm/m2, 2-3 dảnh / khóm. Loại hình giống nhiều bông cấy dày hơn loại hình to bông.

Yosida (1985) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ cấy và khả

năng đẻ nhánh của lúa đã khẳng định: Với lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khỏe và sớm thay đổi từ 20 x 20 cm đến 30 x 30 cm. Theo ông, việc đẻ nhánh chỉ xảy ra với mật độ 300 cây/m2. Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên từ 182 - 242 dảnh/m2. Số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng lên theo mật độ nhưng lại giảm số hạt/bông.

Togari Mastuo (1997) khi nghiên cứu về mật độ ruộng mạ cho rằng, ở

ruộng mạ gieo dày so với ruộng mạ gieo thưa, ngoài sự khác nhau về tỷ lệ N và C/N còn có sự khác nhau về mức độ bị bệnh đạo ôn. Ruộng mạ gieo dày bị đạo ôn nặng hơn ruộng mạ gieo thưa. Nguyên nhân là do ở ruộng gieo dày, nước ngừng chảy kéo dài nên có nhiệt độ cao hơn.

Kết quả nghiên cứu của De Datta và cộng sựđã chỉ ra rằng: Với lúa khi cấy ở mật độ thưa, mỗi cây sẽ có lượng dinh dưỡng lớn, khả năng hút đạm và cung cấp cho hạt cao hơn đã làm tăng lượng protein trong hạt của lúa nhưng lại làm giảm lượng lipit trong hạt.

Bùi Huy Đáp (1999) cho rằng: Đối với lúa cấy, số lượng tuyệt đối về số

nhánh thay đổi nhiều qua các mật độ nhưng tỷ lệ nhánh có ích giữa các mật độ

lại không thay đổi nhiều. Theo ông, các nhánh đẻ của cây lúa không phải nhánh nào cũng cho năng suất mà chỉ những nhánh đạt được thời gian sinh trưởng và số lá nhất định mới thành bông.

Sau này Nguyễn Văn Hoan (2002) cũng kết luận: Trên một đơn vị diện tích gieo cấy nếu mật độ càng cao thì số bông càng nhiều song số hạt trên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

bông càng ít, tốc độ giảm số hạt/ bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ, cấy dày quá sẽ làm cho năng suất giảm nghiêm trọng, tuy nhiên nếu cấy với mật

độ quá thưa đối với các giống có thời gian sinh trưởng ngắn rất khó hoặc không đạt được số bông tối ưu, do vậy nên bố trí các khóm lúa theo kiểu hàng sông, hàng con để có khoảng cách giữa các khóm lúa theo hình chữ nhật là tốt nhất, cũng theo tác giả này mật độ cấy dày trên 40 khóm/m2 thì đểđạt

được 7 bông hữu hiệu/ khóm cần cấy 3 dảnh nếu mạ non.

Ở Việt Nam, hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI được đưa vào áp dụng sản xuất đầu tiên ở Hà Tây (năm 2003), đến nay đã có 20.000ha được áp dụng hoàn chỉnh và 200.000ha áp dụng từng phần. Hiệu quả kinh tế rất lớn: lượng giống giảm 70%, phân bón giảm 20-30%, năng suất tăng so với đối chứng 7- 10%, thu nhập tăng so với đối chứng là 2.500.000 đ/ha/vụ.

Kết quả xây dựng mô hình sản xuất lúa lai năm 1992 của Trung tâm Khoa học kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Nghệ An được giao nhiệm vụ xây dựng mô hình “Thâm canh lúa lai Trung Quốc" và theo khuyến cáo, mỗi m2 chỉ cấy 35-40 khóm, cấy một dảnh. Kết quả tại Yên Sơn và Lạc Sơn, năng suất lúa

đạt trên 8 tấn/ha.

Cũng tại Nghệ An, theo Ths Nông học Nguyến Tuấn Lộc - Phó giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật Vùng 4, từ năm 2005-2006, Trung tâm đã tiến hành triển khai chương trình trên tại một số huyện kết quả cho thấy, với mật 32 khóm/m2, năng suất bình quân của 4 huyện đạt 72,6 tạ/ha, lãi 5.542.000 đồng/ha, giá thành 1kg thóc chỉ có 1.536 đồng. Cấy thưa, cấy một dảnh đã tiết kiệm 33-80% lượng giống, sâu bệnh ít hơn, chi phí cho bảo vệ

thực vật giảm đáng kể. Do tác động to lớn của chương trình nên ngày 15/10/2007, Bộ NN&PTNT đã có quyết định số 3062-QĐ/BNN-KHCN công nhận là tiến bộ kỹ thuật và khuyến khích các địa phương mở rộng.

Theo Trung tâm Khuyến nông Nghệ An cấy thưa sẽ góp phần giảm ngày công ở tất cả các khâu từ gieo mạ đến thu hoạch, sâu bệnh giảm, chi phí bảo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

vệ thực vật giảm, bông to, hạt mẩy, chất lượng gạo tốt. (NGHEANDOST - Số

2 - 2009)

Như vậy mật độ và năng suất lúa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau việc tăng mật độ cấy trong giới hạn nhất định thì năng suất sẽ không tăng mà thậm trí còn có thể giảm. Mật độ cấy dày, các cây con sẽ cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng nên vươn cao, dễ đổ, lá nhiều, rậm rạp ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp thuần, các lá che khuất lẫn nhau nên bị chết lụi nhiều; đồng thời tạo môi trường thích hợp cho sâu bệnh phát triển, cây có khả năng chống chịu kém và năng suất cuối cùng không cao. Ngược lại, mật độ cấy thưa sẽ tăng khả năng đẻ nhánh và có thể gây ra biến động lớn về độ chín đồng đều của các bông, làm tăng cỏ dại, từ đó làm giảm chất lượng hạt giống. Việc bố trí mật độ thích hợp giúp cây lúa phát triển tốt, tận dụng hiệu quả chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng, tạo nên sự tương tác hài hòa giữa cá thể cây lúa và quần thể ruộng lúa, hạn chế sâu bệnh gây hại tạo tiền đề cho năng suất cao. Ngoài ra, việc bố trí mật độ hợp lý còn tiết kiệm được hạt giống (đặc biệt là

đối với lúa lai), công lao động và các chi phí khác, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa hiện nay

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

3. VT LIU – NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và tìm hiểu ảnh hưởng của biện pháp kĩ thuật đến một số dòng, giống lúa triển vọng tại huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 40 - 43)