Năng suất và các yếu tốc ấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và tìm hiểu ảnh hưởng của biện pháp kĩ thuật đến một số dòng, giống lúa triển vọng tại huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 31 - 34)

B ảng 2.3: Diện tích,năng suất, sản lượng lúa Việt Nam từ 2000-

2.3.2. Năng suất và các yếu tốc ấu thành năng suất

Năng suất được cấu thành bởi ba yếu tố: Số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

Các thành phần năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau và trong suốt thời gian sinh trưởng của mình mỗi một giai đoạn phát triển của cây lúa đều liên quan mật thiết đến yếu tố cấu thành năng suất. Có thể nói số bông đóng góp trên 70% năng suất, trong khi đó số hạt/bông, số hạt chắc/bông và trọng lượng hạt đóng góp gần 30% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì số bông/m2 biến động mạnh nhất, nó phụ thuộc vào thời vụ, mật độ cấy và số nhánh đẻ... tiếp đến là yếu tố số hạt/bông và khối lượng 1.000 hạt ít biến động nhất do số hạt/bông và khối lượng 1.000 hạt được kiểm soát chặt chẽ bởi yếu tố di truyền. Cũng do đó số bông/m2 là yếu tố tương đối dễđiều chỉnh hơn so với hai yếu tố còn lại

- Yếu tố số bông: Số nhánh lúa sẽ quyết định số bông và đó cũng là yếu tố quan trọng nhất để có năng suất cao. Số bông trên đơn vị diện tích được quyết định vào giai đọan sinh trưởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trưởng), nhưng chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trước khi có chồi tối đa. Về nguyên tắc thì mật độ gieo cấy càng cao thì số bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định, việc tăng số bông không làm giảm số

hạt/bông, nếu vượt quá giới hạn đó thì số hạt/bông bắt đầu giảm đi do lượng dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiều bông. Các giống lúa cải thiện thấp cây có số bông trên m2 trung bình phải đạt 500-600 bông/m2 đối với lúa sạ hoặc 350-450 bông/m2 đối với lúa cấy, mới có thể có năng suất cao.(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)

Theo Đinh Văn Lữ (1978) nếu tăng số bông đến một phạm vi mà số

hạt/bông và tỉ lệ hạt chắc giảm ít thì đạt năng suất cao, nhưng nếu số bông tăng quá cao thì số hạt/bông và tỉ lệ hạt chắc giảm nhiều làm cho năng suất giảm.

Số bông trên đơn vị diện tích gieo cấy phụ thuộc vào mật độ cấy và số

dảnh cơ bản khi cấy, còn số hạt trên bông và khối lượng 1000 hạt phụ thuộc lượng dinh dưỡng mà cây hút được. Vì vậy đểđảm bảo cho quần thể lúa phát triển mạnh, song song với việc tăng mật độ cấy thì phải tăng mức phân bón

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

(Bùi Huy Đáp, 1970; Đào Thế Tuấn, 1980)

Theo Phạm Văn Cường và cs (2005), năng suất hạt của các giống lúa ở

các mức đạm khác nhau có tương quan thuận ở mức ý nghĩa với số bông/m2 và số hạt/bông (Phạm Văn Cường và cs, 2005).

Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy số bông có quan hệ nghịch với số

hạt/bông và khối lượng 1.000 hạt. Còn số hạt/bông và khối lượng 1.000 hạt có mối quan hệ thuận với nhau (Đào Thế Tuấn, 1980).

- Số hạt trên bông: Số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ

bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Ở giai đoạn này, số hạt trên bông có ảnh hưởng thuận

đối với năng suất lúa do ảnh hưởng đến số hoa được phân hóa. Sau giai đọan này, số hạt trên bông đã hình thành có thể bị thoái hóa có ảnh hưởng âm. Theo Hoàng Văn Phần (1999) thì số hạt/bông là do gen trội không hoàn toàn quy

định. Trần Duy Quý (1997) lại cho rằng bông ngắn, hạt xếp sít là do các gen lặn di truyền, dn, lp, lx chi phối. (Trần Duy Quý, 1977)

Tỉ lệ hạt chắc/bông: tăng tỉ lệ hạt chắc/bông hay nói cách khác là giảm tỉ lệ hạt lép/bông cũng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lúa. Tỉ lệ hạt chắc/bông được quyết định ở thời kỳ trước và sau trỗ, nếu gặp điều kiện bất thuận trong thời kỳ này thì tỉ lệ lép sẽ cao. Tỉ lệ lép/bông không chỉ bị ảnh hưởng của các yếu tố nói trên mà còn bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của giống. Thường tỉ lệ lép giao động tương đối lớn, trung bình từ 5-10%, ít là 2-5%, cũng có khi trên 30% hoặc thậm chí còn cao hơn nữa. theo Nguyễn Ngọc Đệ

thì muốn có năng suất cao, tỷ lệ hạt chắc phải đạt trên 80 %.

-Trọng lượng hạt: Trọng lượng hạt được quyết định ngay từ thời kỳ phân hoá hoa đến khi lúa chín, nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Trọng lượng hạt tùy thuộc cỡ hạt và độ mẩy (no đầy) của hạt lúa. Đối với lúa, người ta thường biểu thị trọng lượng hạt bằng trọng lượng của 1000 hạt với đơn vị là gram. Ở phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

thường biến thiên tập trung trong khoảng 20 – 30 g. Trong lượng hạt chủ yếu do

đặc tính di truyền của giống quyết định, điều kiện môi trường có ảnh hưởng một phần vào thời kỳ giảm nhiễm (18 ngày trước khi trổ) trên cỡ hạt; cho đến khi vào chắc rộ (15 – 25 ngày sau khi trổ) trên độ mẩy của hạt. Phạm Văn Cường và CS, 2005 trong kết luận về mối quan hệ giữa năng suất hạt và các yếu tố liên quan ở

các thời kì sinh trưởng cho rằng (Phạm Văn Cường và cs,2005), năng suất hạt của các giống lúa không tương quan với khối lượng 1000 hạt ở các mức đạm khác nhau. Bởi vậy các biện pháp tác động nhằm để tăng cỡ hạt đến đúng kích thước di truyền của giống

Hầu như mỗi một yếu tố cấu thành năng suất lúa đều liên quan đến một giai đoạn phát triển cụ thể của cây lúa, mỗi một yếu tốđóng một vai trò khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ quả liên hoàn tạo nên hiệu suất cao nhất mà trong đó các yếu tốđều có liên quan mật thiết với nhau. Theo kết luận của Ngô Thị Hồng Tươi trong nghiên cứu mối quan hệ giữa quang hợp với năng suất cá thể và chất lượng của một số dòng lúa của thì cường độ quang hợp và năng suất cá thể có liên quan chặt ở thời kì chín sáp với hệ số tương quan r=0,84 (Ngô Thị Hồng Tươi, 2013). Như vậy mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển đều liên quan và tạo nên năng suất hạt sau này. Vì vậy, chăm sóc, quản lý tốt ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa là điều hết sức cần thiết để

nâng cao hiệu suất và năng suất cây lúa

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và tìm hiểu ảnh hưởng của biện pháp kĩ thuật đến một số dòng, giống lúa triển vọng tại huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)