- Thời gian: Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm
A. KẾT QUẢ SO SÁNH MỘT SỐ DÒNG,GIỐNG LÚA THUẦN TRIỂN VỌNG TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ MÙA NĂM
TRIỂN VỌNG TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ MÙA NĂM 2013
4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng là một trong những tính trạng quan trọng nhất của các giống hiện đại. Đời sống cây lúa bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm cho tới khi lúa chín. Có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng), giai đoạn sinh sản (sinh dục) và giai đoạn chín (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008). Nắm rõ được thời gian sinh trưởng của các giống lúa giúp ta có các biện pháp kĩ thuật phù hợp, kịp thời cho từng giai đoạn phát triển của cây lúa nhất là trong công tác bố trí thời vụ và cơ cấu luân canh cây trồng nhằm đạt . Một trong những mục tiêu quan trọng trong chọn tạo giống lúa hiện đại hiện nay là chọn giống có thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung bình đểđáp ứng nhu cầu tăng vụ trên đất trồng lúa. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ yếu là do giai đoạn tăng trưởng dài hay ngắn. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn quan trọng sẽ giúp chúng ta bố trí thời vụ, chăm sóc, bón phân cho giống lúa đó hợp lý hơn. Qua nghiên cứu thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm chúng tôi thu được kết quảở bảng 4.1.
Thời gian sinh trưởng của các dòng giống lúa tham gia thí nghiệm trong vụ mùa năm 2013 dao động từ 104 đến 115 ngày. Đối với các giống lúa chất lượng thời gian sinh trưởng của giống RVT là 100 ngày ngắn hơn so với
đối chứng Bắc thơm 7 là 10 ngày. Giống Hương cốm 5 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 115 ngày dài hơn đối chứng 5 ngày. Giống hương cốm 4 và Trân châu hương có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với đối chứng. Đối với các giống lúa năng suất: Thời gian sinh trưởng của giống ĐH18 và ĐH14 là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
ngắn nhất ngắn hơn so với đối chứng là Khang dân 18 là 10 ngày. Giống BC15 có thời gian sinh trưởng dài nhất dài hơn đối chứng là 5 ngày ĐH 3 và T101. H46 và ĐH13 có thời gian sinh trưởng tương đương với đối chứng.
Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm trong vụ
mùa năm 2013 Đặc điểm sinh trưởng Giống Tuổi mạ (ngày) Thời gian từ cấy đến……. (ngày) TGST ( ngày) Bắt đầu đẻ nhánh ( ngày) K.thúc đẻ nhánh ( ngày) Bắt đầu trỗ bông ( ngày) K.thúc trỗ bông ( ngày) Chín ( ngày) Bắc thơm 7(đ/c1) 16 14 40 69 76 99 115 Trân châu hương 16 12 35 61 68 89 105 Hương cốm 4 16 12 35 62 66 90 106 Hương cốm 5 16 15 40 72 82 104 120 RVT 16 12 34 56 61 84 100 KD 18(đ/c2) 16 13 34 62 67 90 106 ĐH 14 16 12 33 56 61 84 100 BC 15 16 14 40 64 71 94 110 ĐH 3 16 12 35 60 65 88 104 H46 16 13 34 63 70 90 106 ĐH 18 16 13 35 56 60 84 100 T101 16 15 36 64 70 94 110
Tất cả các dòng,giống lúa tham gia thí nghiệm đều có tuổi mạ
là 16 ngày
- Thời gian từ cấy đến đẻ nhánh: Các giống lúa chất lượng Trân châu hương, Hương cốm 4, RVT đẻ nhánh sớm hơn 2 ngày so với đối chứng Bắc thơm 7 riêng có giống Hương cốm 5 đẻ nhánh muộn nhất 15 ngày sau cấy (sau
đối chứng 3 ngày). Các giống lúa năng suất đẻ nhánh tương đương nhau từ 12- 13 ngày sau cấy riêng T101 đẻ muộn nhất sau 15 ngày.
- Thời gian từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh là thời gian quyết định số
nhánh và số bông/đơn vị diện tích. Theo Vũ Tuyên Hoàng, Luyện Hữu Chỉ, Trần Thị Nhàn cho biết: “Những giống lúa đẻ nhánh sớm, tập trung sẽ cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
năng suất cao hơn”.(Vũ Tuyên Hoàng và cs, 2000). Đa số các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm có thời gian đẻ nhánh từ 21-26 ngày. Các giống ĐH14, H46, T101 có thời gian đẻ nhánh khoảng 21 ngày tương đương với đối chứng, Hương cốm 5 và BC 15 là 2 giống có thời gian đẻ nhánh kéo dài hơn cả
khoảng 25-26 ngày.
Xác định được thời gian đẻ nhánh nhằm có biện pháp chăm sóc hợp lí
để đảm bảo số nhánh hữu hiệu, số lá và số bông, tránh bón phân nhiều, bón muộn làm cho lúa đẻ nhánh lai rai thường làm tăng tỷ lệ nhánh vô hiệu, ảnh hưởng đến tiêu hao dinh dưỡng cũng như tăng cường sự phá hoại của sâu bệnh (Nguyễn Văn Hoan, 1998).
- Thời kì trỗ: Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc chính vào đặc điểm di truyền của giống ngoài ra còn phụ thuộc vào thời vụ gieo cấy và kỹ thuật thâm canh. Các giống lúa trỗ tập trung, trỗ thoát nhanh thường cho năng suất cao, tỷ lệ hao hụt thấp và ngược lại. Theo kết quả theo dõi: Giống đối chứng Bắc thơm 7 có thời gian cấy đến trỗ là 69 ngày, giống khang dân 18 là 62 ngày. Giống hương cốm 5 có thời gian cấy đến trỗ dài nhất (72 ngày) dài hơn
đối chứng 3 ngày. Giống RVT, ĐH14 và ĐH18 trỗ sớm nhất (56 ngày). Giống Trân châu hương và Hương cốm 4 trỗ sớm hơn đối chứng (BT7) 7-8 ngày. Các giống năng suất còn lại thời gian từ cấy đến trỗ tương đương với
đối chứng(KD18). Thời gian trỗ của các dòng, giống tham gia thí nghiệm dao
động trong khoảng 4-10 ngày. Giống trỗ tập chung nhất là Hương cốm 4 và
ĐH18(4 ngày), giống hương cốm 5 trỗ kéo dài 10 ngày. Các giống còn lại tương đương với đối chứng (5-7 ngày)
4.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng
Các chỉ tiêu sinh trưởng:
- Chiều cao cây cuối cùng: Được tính từ gốc đến mút lá hoặc bông cao nhất Lúa cao hay thấp cây thể hiện đặc tính của giống, Viện lúa quốc tế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
+ Nhóm thấp cây (nửa lùn)có chiều cao nhỏ hơn 90 cm. + Nhóm trung bình có chiều cao cây từ 90 – 125 cm. + Nhóm có chiều cao lớn hơn 125 cm.
Theo kết quả theo dõi ở bảng dưới đây cho thấy: Chiều cao các dòng giống lúa tham gia thí nghiệm biến động trong khoảng từ 78,2cm (ĐH14) đến 105,9cm (T101). Giống lúa chất lượng có Hương cốm 5 là giống có chiều cao cây lớn nhất (95,4 cm) các giống chất lượng còn lại tương đương với đối chứng. Đối với các giống năng suất ngoài ĐH14 và T101 thì các giống còn lại có chiều cao cây đều cao hơn so với đối chứng khang dân 18(83,8 cm). Như vậy nhóm thấp cây gồm có: Trân châu hương, Bắc thơm 7, Hương cốm 4, RVT, Khang dân 18, ĐH 14, ĐH18. Nhóm trung bình: là các giống còn lại