Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH 207 (Trang 35 - 41)

- Sản phẩm xây lắp có tính riêng lẻ

2.4.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.

đối với mỗi doanh nghiệp xây dựng. Vì vậy, việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp và thoả mãn mọi yêu cầu quản lý đặt ra hết sức cần thiết. Cụ thể:

- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp, đồng thời xác định đúng đối tượng tính giá thành.

- Kiểm tra đối chiếu thường xuyên việc thực hiện các chi phí vật tư, nhân công máy thi công và các dự toán chi phí khác. Từ đó đưa ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Tình giá thành sản phẩm xây lắp chính xác kịp thời theo đúng khoản mục giá thành.

- Việc kiểm tra thực hiện hạ giá thành theo từng khoản mục chi phí của các hạng mục công trình. Từ đó đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm một cách liên tục.

- Xác định đúng đắn, bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây lắp hoàn thành.

- Kiểm tra định kỳ và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc qui định. Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ở từng công trình, bộ phận thi công... và lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp một cách kịp thời.

2.4.1.5. ý nghĩa kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Trong doanh nghiệp xây lắp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó cung cấp các số liệu một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ cho việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó có biện pháp quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước chặt chẽ và hiệu quả hơn.

2.4.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. lắp.

2.4.2.1. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm:

* Khái niệm giá thành sản phẩm:

Giá thành SXSP dịch vụ là CPSX cho một khối lượng của một đơn vị sản phẩm, công việc, lao vụ do DN sản xuất đã hoàn thành trong điều kiện công suất bình thường.

Giá thành SP là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động SX và quản lý SX, là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.

* Phân loại giá thành sản phẩm:

+> Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành. Theo cách phân loại này, giá thành được chia làm ba loại:

- Giá thành kế hoạch: Là giá thành SP được tính trên cơ sở CPSX kế hoách và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế toán xác định trước khi tiến hành sản xuất.

Đây là mục tiêu phấn đấu của DN, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.

- Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức CPSX hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm.

Đây là công cụ quản lý định mức của DN, là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà DN thực hiện trong quá trình SX nhằm nâng cao hiệu quả SXKD.

- Giá thành thực tế: Là giá thành SP được tính trên cơ sở số liệu CPSX thực tế phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng SP thực tế đã SX trong kỳ. Giá thành thực tế được tính toán sau khi kết thúc quá trình SXSP.

Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động SXKD của DN. +> Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán.

Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm chia ra làm hai loại:

- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Gồm CP nguyên liệu, vật liệu trực tiến, chi phí nhân công trực tiếp, CPSX chung, tính cho sản phẩm hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giao cho khách hàng và làn căn cứ để DN tính giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hợp đồng bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Giá thành toàn bộ: gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN tính cho sản phẩm đã bán.

Đây là căn cứ để xác định kết quả hợp đồng SXKD của DN:

Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất +

Chí phí bán hàng +

Chi phí quản lý DN

2.4.2.2. Các loại giá thành sản phẩm xây lắp.

Do đặc điểm riêng biệt của các sản phẩm xây lắp nên giá thành được chia làm ba loại:

* Giá thành dự toán công tác xây lắp (Zdt)

Sản phẩm xây dựng có giá trị lớn, thời gian thi công dài, mang tính đơn chiếc... nêu mỗi công trình, hạng mục công trình đều có giá dự toán riêng. Giá thành dự toán của công trình, hạng mục công trình là giá thành công tác xây lắp được xác định trên khối lượng thiết kế được duyệt, các định mức dự toán và đơn giá XDCB do cấp có thẩm quyền ban hành và dựa theo mặt bằng giá cả thị trường.

Giá thành dự toán công tác xây lắp khác với giá trị dự toán xây lắp ở điểm sau: Giá thành dự toán xây lắp nhỏ hơn giá trị dự toán xây lắp ở phần lãi định mức và thuế. Do dó căn cứ vào giá trị dự toán của từng công trình, hạng mục công trình ta có thể xác định được giá thành dự toán của chúng:

Giá thành dự toán của công trình, hạng mục công trình

= Giá trị dự toán củatừng công trình, hạng mục công trình

+ Lãi định mức(hoặc thuế)

Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp nên giá thành dự toán công tác xây lắp mang tính chất xã hội, nó phán ánh trình độ tổ chức kỹ thuật nói chung của toàn xã hội vì cơ sở để xác định là khối lượng từ thiết kế được duyệt, cả định mức dự toán và đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành. Thông qua tổng dự toán công tác xây lắp (Zdt) chúng ta có thể đánh giá được thành tích của doanh nghiệp. Nó là hạn mức chi phí cao nhất mà doanh nghiệp có thể chi ra để đảm bảo có lãi, là tiêu chuẩn phấn đấu hạ định mức thực tế. Giá thành dự toán công tác xây lắp là căn cứ để kế hoạch hoá giá thành công tác xây lắp và vạch ra các biện pháp tổ chức kinh tế kỹ thuật nhằm đảm bảo nhiệm vụ hạ giá thành công tác xây lắp được giao.

Trong điều kiện hiện nay, để thi công xây lắp một công trình thì các đơn vị xây dựng được tham gia đấu thầu. Đơn vị thắng thầu là đơn vị xây dựng giá đấu thầu công tác xây lắp hợp lý, đảm bảo chất lượng thi công công trình. Do vậy, trong giá thành dự toán của từng công trình, hạng mục công trình còn có 2 loại giá thành là:

- Giá thành đấu thầu công tác xây lắp (Zdt): Giá thành đấu thầu công tác xây lắp được hình thành từ cơ chế quản lý bằng cách đấu thầu trong xây dựng. Đây cũng là một loại giá thành dự toán công tác xây lắp do chủ đầu từ đưa ra để các tổ chức xây lắp căn cứ vào đó mà tình toán giá thành dự thầu công tác xây lắp của mình. Nếu như thấy giá thành của mình bằng hoặc thấp hơn giá thành do chủ thầu đưa ra thì sẽ tham gia đấu thầu thi công xây lắp công trình.

- Giá thành hợp đồng công tác xây lắp: Giá thành hợp đồng là một loại giá thành dự toán công tác xây lắp ghi trong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và tổ chức xây lắp sau khi đã thoả thuận giao nhận thầu. Đây cũng là giá thành của tổ chức xây lắp thắng thầu trong khi đấu thầu và được chủ đầu tư thoả thuận ký hợp đồng giao thầu (giá thành dự thầu công tác xây lắp của tổ chức xây lắp trúng thầu).

* Giá thành kế hoạch công tác xây lắp (Zkh):

Giá thành kế hoạch công tác xây lắp là một loại giá thành dự toán công tác xây lắp được xác định từ những điều kiện cụ thể trong thời kỳ kế hoạch nhất định.

Giá thành kế hoạch công tác xây lắp khác với giá thành dự toán xây lắp là được lập ra không dựa vào định mức dự toán mà dựa vào những định mức chi phí nội bộ của tổ chức xây lắp hoặc của công trình. Về nguyên tắc, định mức nội bộ này phải tiên tiến hơn định mức dự toán. Vì vậy giá thành kế hoạch công tác xây lắp chỉ được bằng hoặc nhỏ hơn giá thành hợp đồng (Zhđ >= Zkh) nên giá thành kế hoạch là cơ sở để phấn đấu hạ giá thành công tác xây lắp trong giai đoạn kế hoạch. Điều này phản ánh trình độ quản lý giá thành của doanh nghiệp xây lắp.

Giá thành kế hoạch công tác xây lắp được xác định theo công thức (tính cho từng công trình, hạng mục công trình):

Giá thành kế hoạch

công tác xây lắp = Giá thành hợp đồngCông tác xây lắp - Mức hạ giá thành kế hoạch

* Giá thành thực tế công tác xây lắp (Ztt)

Giá thành thực tế công tác xây lắp được tính toán theo chi phí thực tế của tổ chức xây lắp đã bỏ ra để thực hiện các khối lượng công tác xây lắp của mình, được xác định theo số liệu của kế toán.

Muốn đánh giá được giá trị chất lượng hoạt động sản xuất thi công của tổ chức xây lắp thì ta phải tiến hành so sánh các loại giá thành trên với nhau. Giá thành dự toán mang tính xã hội cho nên việc so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán cho phép ta đánh giá sự tiến bộ hay yếu kém trong doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ tổ chức quản lý của bản thân doanh nghiệp. Trong việc so sánh này cần đảm bảo tính thống nhất và có thể so sánh được, tức là được thực hiện trên cùng một đối tượng tính giá thành (từng công trình, hạng mục công trình, hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành nhất định).

Về nguyên tắc thì mối quan hệ giữa các loại giá thành trên phải đảm bảo như sau : Zdt >= Zkh >= Ztt.

Đây cũng là nguyên tắc khi xây dựng giá thành và tổ chức thực hiện kế hoạch giá thành. Có như vậy doanh nghiệp mới đảm bảo có lãi, có tích luỹ cho Nhà nước và cho doanh nghiệp.

Như vậy có thể thấy, xuất phát từ những đặc điểm của sản phẩm xây dựng cơ bản là có giá trị lớn, thời gian xây dựng dài, có thể đáp ứng yêu cầu quản lý về chi phí sản xuất và giá thành, trong doanh nghiệp xây dựng, giá thành công tác xây lắp còn được theo dõi trên hai chỉ tiêu: giá thành khối lượng hoàn chỉnh và giá thành khối lượng hoàn thành quy ước.

Giá thành khối lượng hoàn chỉnh là giá thành của công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, đảm bảo kỹ thuật và chất lượng đúng thiết kế và hợp đồng, bàn giao và được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Chỉ tiêu này cho phép tính toán, đánh giá một cách tổng quát hiệu quả kinh tế vốn đầu tư cho một công trình, hạng mục công trình nhưng lại không đáp ứng được kịp thời các số liệu cần thiết cho việc quản lý sản xuất và giá thành trong suốt quá trình thi công công trình. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu quản lý và đảm bảo chỉ đạo sản xuất kịp thời đòi hỏi phải xác định giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước.

Giá thành khối lượng hoàn thành quy ước là giá thành của các khối lượng xây lắp mà các khối lượng xây lắp đó phải đảm bảo thoả mãn các điều kiện sau:

- Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng kỹ thuật.

- Phải được xác định cụ thể và được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán.

Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước phải phản ánh kịp thời chi phí cho đối tượng xây lắp trong quá trình thi công xây lắp, từ đó giúp cho doanh nghiệp phân tích kịp thời các chi phí đã chi ra cho từng đối tượng để có biện pháp quản lý thích hợp, cụ thể. Nhưng chỉ tiêu này lại phản ánh không toàn diện, chính xác giá thành toàn bộ công trình, hạng mục công trình. Do đó, trong việc quản lý giá thành đòi hỏi phải sử dụng cả hai chỉ tiêu trên để đảm bảo quản lý giá thành được kịp thời, chính xác, toàn diện và hiệu quả.

2.4.2.3. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm do DN sản xuất ra dịch vụ đã cung cấp

cho khách hàng cần phải tính tổng giá thành đúng phải dựa vào các căn cứ sau: + Đặc điểm tổ chức sản xuất.

+ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. + Yêu cầu và trình độ quản lý.

+ Trình độ ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán của DN. - Xét về mặt tổ chức sản xuất:

+ Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc (Như DN đóng tàu, Cty XDCB…) thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành.

+ Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng.

+ Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuất lớn (như dệt vải, sản xuất bánh kẹo…) thì mỗi loại sản phẩm là đối tượng tính giá thành.

- Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất:

+ Nếu quy trình công nghệ sản xuất đơn giản đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất.

+ Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh.

2.4.2.4. Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm được hợp lý, khoa học, đảm bảo

cung cấp số liệu về giá thành thực tế của các sản phẩm lao vụ kịp thời, phát huy đầy đủ chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sẩn phẩm của kế toán.

Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm riêng của ngành xây dựng cơ bản nên kỳ tính giá thành trong xây dựng cơ bản thường là:

- Đối với các loại sản phẩm mà được sản xuất liên tục, cung cấp cho những đối tượng khác liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn như: gạch, ngói, vôi... thì kỳ tính giá thành thường là 1 tháng.

- Đối với những sản phẩm, đơn đặt hàng có thời gian sản xuất thi công dài, công việc được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc trong đơn đặt hàng thì khi hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng mới tính giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.

- Với những công trình, hạng mục công trình thì kỳ tính giá thành là thời gian mà sản phẩm xây lắp được coi là hoàn thành và được nghiệm thu, bàn giao thanh toán cho chủ đầu tư.

- Đối với những công trình lớn hơn, thời gian thi công dài hơn, chỉ khi nào có một

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH 207 (Trang 35 - 41)