Yếu tố siêu hình trong tư tưởng triết học Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình tư tưởng triết học việt nam (Trang 39 - 42)

Bất cứ một sản phẩm tinh thần của dân tộc nào cũng có hai mặt tích cực và hạn chế, có những thuần phong mĩ tục nhưng cũng có những hủ tục lạc hậu. Trong tư tưởng triết học Việt Nam ngoài những tư tưởng biện chứng, duy vật còn có những tư tưởng duy tâm, siêu hình.Thực tiễn cho thấy rằng tư tưởng duy tâm, siêu hình là một yếu tố cản trở sự phát triển xã hội. Trong tư duy triết học người Việt, yếu tố biện chứng và duy tâm đan xen lẫn nhau. Ví dụ khi nói về số mệnh con người , ông cha ta có câu “nhân định thắng thiên” nhưng lại có khi “muôn sự tại trời”. Ở đây, tư tưởng của người dân không nhất quán khi thì tin tưởng vào sức mạnh của con người khi thì buông xuôi số phận vì tin rằng trời sắp đặt mọi thứ. Sỡ dĩ có hiện tượng trên là do trong quá trình tác động vào thế giới tự nhiên , xã hội ông cha ta phần nào nắm được các thuộc tính cơ bản của sự vật hiện tượng . Do đó đã giải thích chúng một cách duy vật biện chứng. Mặt khác, do trình độ nhận thức còn lạc hậu cùng với sự bất công trong xã hội làm cho con người bất mãn, không tin tưởng vào chính bản thân mình, không tin vào công lý. Người Việt Nam cũng giống như con người trên thế giới khi bản thân, gia đình gặp bất hạnh, oan ức thường cầu mong đến sự giúp đỡ từ một đấng thần linh nào đó, cầu mong trời phù hộ. Sự mơ ước, mong mỏi đó tạo cho họ sự thanh thành tâm hồn và nghị lực để sống và lao động. Trong đời sống xã hội nhất là sự hà khắc dưới thời phong kiến người nông dân cảm thấy cùng đường không lối thoát. Người ta tìm đến thần linh, đến trời như sự an ủi tinh thần. Dần dần, họ tin vào sức mạnh siêu tự nhiên, sức mạnh thần linh, trời. Niềm tin này càng được củng cố khi giai cấp thống trị thối nát dùng trời để làm chính sách mị dân. Vua là con trời, thay mặt trời để trị vì thiên hạ. Mọi địa vị, số phận giàu nghèo đều do trời sắp đặt không thể thay đổi được và những người chân lấm tay bùn phải phục tùng người quân tử là lẽ tất nhiên số trời đã định. Những tư tưởng đó sinh ra quan niệm thế giới không có thay đổi gì, “ai lo phận nấy, “đèn nhà ai, nhà ấy rạng”, “cây khô thì lá cũng

khô, phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo”. Họ ngại đấu tranh, tự ti, an phận với cuộc sống hiện tại. Bên cạnh đó có không ít tư tưởng duy tâm tin vào thần linh, ma quỷ: "Đất có thổ công, sông có hà bá," "Trời cho hơn lo làm", "Một khoáy sống lâu, hai khoáy trọc đầu, ba khoáy chóng chết", "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba", "Từ sinh hữu mệnh, phú quí tại thiên"...Những tư tưởng duy tâm, mê tín nói trên không những chi phối nặng nề đời sống của nhân dân lao động nước ta trong các xã hội trước đây, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận nhân dân trong xã hội ta ngày nay, đặc biệt là đối với lớp người làm nghề buôn bán và tầng lớp thanh niên gặp nhiều khó khăn, trắc trở về tình duyên, về công việc làm ăn... Đó cũng là điều khó tránh khỏi. Chi có sự phát triển của đời sống xã hội và kinh nghiệm thực tế của mỗi người mới có thể dần dần khắc phục và loại trừ những quan niệm sai lầm trong thế giới quan và nhân sinh quan.

Tóm lại tư tưởng triết học Việt Nam là tư tưởng yêu nước, độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Tư tưởng này thể hiện ở lòng quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, xây dựng một nhà nước vững mạnh, chăm lo đời sống nhân dân. Tư tưởng này còn thể hiện ở lòng tự hào về nguồn gốc dân tộc, tự hào về truyền thống dân tộc, tôn kính những người anh hùng dân tộc, những người có công bảo vệ, xây dựng đất nước, quê hương, khinh ghét những kẻ phản quốc. Ngoài ra, tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc, tư tưởng về đạo làm người, tư tưởng khoan dung với người lầm đường lạc lối và với kẻ thù đã chịu thất bại hoặc đầu hàng cũng góp phần làm nên tầm vóc vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi ôn tập chương 3

Câu 1: Anh/chị hãy trình bày tư tưởng triết học Việt Nam về thế giới quan. Câu 2: Trình bày tư tưởng triết học Việt Nam về nhân sinh quan.

Câu 3: Phân tích tư tưởng biện chứng và tư tưởng siêu hình trong triết học Việt Nam. Lấy ví dụ minh họa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hùng Hậu (2004), Lịch sử tư tưởng Việt Nam 2 tập, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[2]. Trần Đăng Sinh (chủ biên) (2008), Lịch sử triết học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[3]. GS.TS Nguyễn Ngọc Long (chủ biên) (2002), Giáo trình chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[4]. Hoàng NgọcVĩnh (2008), Tập bài giảng Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Đại học sư phạm Huệ.

Một phần của tài liệu Giáo trình tư tưởng triết học việt nam (Trang 39 - 42)