Quan niệm về nhân sinh quan

Một phần của tài liệu Giáo trình tư tưởng triết học việt nam (Trang 31 - 37)

3.2.1. Vấn đề đạo làm người

Đạo làm người được bàn đến trong triết học Trung Hoa cổ đại do Nho giáo khởi xướng. Đương thời Khổng Tử quan niệm rằng điều quan trọng là phải đề ra đạo cho thật đúng, sáng nghe đạo mà tối chết cũng cam lòng. Với ý nghĩa đó, đạo làm người là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của con người để đối xử với người khác nhằm làm cho trên thuận, dưới hòa , mọi người đều vui vẻ, hòa thuận với nhau. Nói một cách rộng hơn, đạo làm người là con đường là con đường, quy luật là nguyên tắc mà con người có bổn phận phải giữ gìn và tuân theo trong quan hệ với chính mình, xã hội và tự nhiên. Như vậy, đạo làm người được đặt ra trong mối quan hệ giữa con người với con người là tất yếu khách quan. Nó đòi hỏi con người phải có tổng hợp những đức tính tốt đẹp, lương thiện, tương thân, tươg ái với mọi người.

Trên thực tế những nội dung cơ bản của đạo làm người đã có từ lâu trong trong cuộc sống của người Việt, khi chữ viết chưa được phổ biến, chưa có ảnh hưởng của luồng văn hóa Trung-Ấn. Sau này do những biến cố lịch sử 1000 năm Bắc thuộc tư tưởng về đạo almf người của ta ít nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng đạo almf người của Trung Hoa cổ đại.

Nhìn chug những tư tưởng về đạo làm người của Nho giáo và Phật giáo khi vào Việt Nam nó bị nhào nặn bởi cái bản địa và trở thành nét đặc sắc riêng của văn hóa Việt Nam. Bởi vì đạo làm người của người Việt trước hết nó là sản phẩm tư duy, trí tuệ, thể hiện tư tưởng đạo đức, lối sống, thuần phong mĩ tục của người Việt. Bởi vậy, đạo làm người ở Việt Nam nó phản ánh đầy đủ nhưgx đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam, đó là tình yêu quê hương, xóm làng đồng loại, đó là tinh thần lạc quan yêu đời , tinh thần chiến đấu chống thiên nhiên và giai cấp thống trị thối nát để bảo vệ cuộc sống, lợi ích của mình, đó là tính cần cù, chịu khó trong lao động. Những đức tính quý báu đó trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc và góp phần quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước. Chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam Thương yêu, giúp đỡ mọi người. “Thương người như thể thương thân”. “Chị ngã em nâng”. “Miếng khi đói gói khi no”. “Lá lành đùm lá rách”...Tình thương yêu, gắn bó giữa các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Lòng nhân đạo khoan dung đối với những người lầm đường lạc lối đã ăn năn hối cải. Đối xử nhân đạo với kẻ thù đã đầu hàng: “Đánh người chạy đi, không đánh người chạy lại”. Lối sống nặng tình nghĩa, coi trọng đạo lý. Hiếu thảo với cha mẹ. Thờ cúng tổ tiên. Chăm sóc phần mộ tổ tiên. Thương yêu con cháu, ít phân biệt nam nữ. Giữ vững lối sống trong sạch: Quan niệm về đạo làm người trong Nho gia, Đạo gia với những khái niệm “Tam cương”, “Ngũ luân”, Ngũ thường”, “Nhân”. Quan niệm đạo đức Phật giáo với lòng “từ bi”, “cứu khổ, cứu nạn” ...cũng ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.

phải trau dồi đạo đức, lối sống tốt đẹp. Khác với quan niệm nhân– nghĩa của Nho giáo chỉ mang tính chất giai cấp chủ yếu phục vụ cho giai cấp thống trị mà khinh miệt giai cấp bị trị “kể tiểu nhân không có nhân người quân tử mới có nhân”. Nhân, nghĩa theo quan niệm của người Việt mang tính chất nhân văn triệt để. Người Việt xưa rất coi trọng nhân– nghĩa, xem nhân nghĩa là phương châm sống, vừa là động lực để đạt được kết quả cao trong công việc. Chính vì vậy, trong mối quan hệ với tiền tài, sắc đẹp thì nhân nghĩa bao giờ cũng đứng ở vị trí thứ nhất. “Hai chữ tài sắc thì để dưới đất, hai chữ nhân nghĩa thì cất lên tra hay giàu than nghĩa hãy giữ cho giàu khó tiền bạc chớ cho rằng khó”. Người dân cũng qua niệm rằng người có đức nhân sẽ được mọi người đối xử tốt gặp nhiều may mắn trong cuộc sống khôg chỉ cho riêng mình mà còn cho cả gia đình mình, con cháu mình. Vậy như thế nào gọi là người sống nhân nghĩa theo người Việt người có nhân nghĩa là người có tính yêu thương đồng loạt, sẵn sàng làm phúc cứu giúp người hoạn nạn, sống cao thượng biết bỏ qua những điều mà người khác không phải với mình. Ở đây quan niệm chữ nhân của người Việt Nam và người Nho giáo Trung Hoa cổ đại đã có sự gặp gỡ nhưng điều dễ nhận thấy là ông cha ta đã tiếp thu vận dụng có chọn lọc và gạt bỏ cho phù hợp với phong tục tập quán với lối sống của dân tộc mình. Chẳng hạn, đối với điều nhân, Khổng Tử quan niệm nhân là lòng thương người nhưng lại chủ trương “nhân thân”chỉ nên yêu những người thân trong gia đình mình, huyết thống của mình. Còn “nhân” theo quan niệm của ông cha ta có phạm vi rộng lớn hơn. Đó là tình yêu quê hươg, xóm làng, đất nước và đồng loại. Trong gia đình đó là sự đùm bọc, yêu thươg lẫn nhau. Quan hệ dọc trong gia đình là chữ hiếu, quan hệ ngang là chữ để, quan hệ vợ chồng là chữ thuận, quan hệ con cháu với ôg bà là thờ kính. Trong làng mạc, chòm xóm là tối lửa tắt đèn có nhau là “tình làng ghĩa xóm”, trong quốc gia thì “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng một giàn’. Tình yêu của người Việt không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, quê hương, đất nước mà còn là tình yêu con người, đồng loại “Tứ hải giai huynh đệ” nghĩa là người trong bốn biển đều là anh em. Tình yêu con người không phải trừu tượng chung chug mà , tình yêu bao

giờ cũng cụ thể, bằng hành động, bằng lời nói, nói là làm cho bằng được , trước khi nói phải suy nghĩ cho chín chắn. Do đó, phạm trù nhân bao giờ cũng gắn với phạm trù nghĩa. Nghĩa là biểu hiện bằng hành động của điều nhân. Nghĩa là lẻ phải, hành động phù hợp với luân thường, đạo lý . Thấy điều nghĩa không làm không phải là người dũng cảm , người có nhân phải hành động vì đại nghĩa “Làm cho tỏ mặt anh hùng. Giang sơn để mất lòng người sao nguôi”; “giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh”. Nhân nghĩa cao nhất là cốt ở yên dâ là độc lập dân tộc thống nhất tổ quốc. Vì vậy, nhân nghĩa còn là ngọn cờ đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Như vậy nhân nghĩa chính là lòng yêu thương con người là hành động vì lẽ phải, là đặt lợi ích tập thể, quốc gia lên trên lợi ích bản thân. So với điều nghĩa thì nhân là nền tảng, là lẽ sống là mục tiêu con người cần vươn tới. Người có nhân luôn hành động vì nghĩa do đó, nhân là nguyên nhân là cội rễ của mọi hành động có đạo đức. Tư tưởng nhân nghĩa đã ăn sâu vào trong cách sống, phong tục tập quán, lối sống của con người Việt Nam, nó trở thành sức mạnh vật chất, là cội nguồn của tinh thần đoàn kết dân tộc. Trước hết, đạo lý nhân nghĩa tạo nê sự cố kết, vững chắc trong gia đình, làng xóm, dân tộc. Lối sống tình nghĩa làm cho quan hệ giữa con người với con người thêm bền chặt. Đương thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước . Mỗi khi có kẻ thù đến là tinh thần ấy lại dâng cao , nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”. Lòng yêu nước đó bắt nguồn từ đạo lý nhânnn nghĩa mà trong quá trình lao động sản xuất, chống thiên tai, địch họa ông cha ta đã xây dựng nên.

Trong quan niệm của nhân dân, nhân-nghĩa là hạt nhân còn biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác rất đa dạng và phong phú. Đó là quan niệm về lễ nghĩa, phép tắc “kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo, biết ơn công lao của tổ tiên ông bà, cha, mẹ....Đạo làm người của người Việt còn thể hiện lối sống có nghĩa có tình, khoan dung lượng thứ.. Trong gia đình đó là sự tha thứ “chín bỏ làm mười”, trong xã hội đó là “năm ngón tay có ngón ngắn, ngón dài” đó là “mía có đốt sâu, đốt lành”. Đặc biệt

không nở đánh “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại”. Tính khoan hồng làm cho người Việt Nam dễ thích nghi với hoàn cảnh, thêm bạn bớt thù. Tuy nhiên trong đời sống cộng đồng vẫn còn những hạn chế như tính cục bộ địa phương, tính gia trưởng, các hủ tục mê tín, lạc hậu.

3.2.2.Vấn đề sinh mệnh con người

Nguồn gốc của loài người, của sự sống chết là những vấn đề lớn được đặt ra khi con người bắt đầu ý thức về bản thân mình , biết phân biệt với muôn loài có ý thức về quá khứ, hiện tại và tương lai.Có thể nói Việt Nam có 54 dân tộc thì có 54 cách giải thích khác nhau về nguồn gốc, sự sống của con người tạo nên tính đa dạng và phong phú về lý giải các hiện tượng sinh mệnh của con người. hìn chung các quan niệm của người Việt Nam về nguồn gốc loài người đều mang tính tính đa thần, ít nhiều mang tính duy vật chất phác. Chẳng hạn người Việt cho rằng con người sinh ra là do kết quả của sự hòa hợp âm dương, của tình yêu nam, nữ (quan niệm của dân tộc Dao cho rằng ông Chày, bà Chày sinh ra trời đất, muôn loài). Hay quan niệm khác cho rằng Ngọc Hoàng sinh ra muôn loài. Trong đó con người là phần tinh túy nhất của tạo hóa, người là hoa của đất. Từ xưa ông cha ta cũng quan iệm rằng, con người luôn nằm trong vòng sinh, tử, có quá trình sinh ra, tồn tại và mất đi ‘tre già,măng mọc”; “rắn già rắn lột, người già, người tọt vô xăng”. Khi bàn về số phận con người , người Việt Nam có hai quan niệm trái ngược nhau. Có quan niệm gắn giàu, nghèo, sống, chết của con người là do trời sắp đặt. Họ tin con người có số phận, phận do trời phú, sống chết có mệnh giàu sang tại trời “sống chất có mệnh, giàu sang tại trời”(ảnh hưởng quan niệm Nho giáo). Theo quan niệm của người Việt Nam thì trời không phải là một đấng sáng tạo mà như là bao công phân giải, xử lý mọi mối quan hệ, cách cư xử của con người với con người. Đối lập với quan điểm ‘mệnh trời”, “số trời đã định” là quan niệm cho rằng, sống chết là việc của con người, không liên quan gì đến trời. Thậm chí con người còn thắng cả sự khắc nghiệt của trời, của thế giới tự nhiên “nhân định thắng thiên”. Theo quan niệm này, trời chỉ là hiện tượng tự nhiên mà thôi, số phận con người do chính con người tạo ra “mệnh do ngã lập, phúc do kỷ

cầu’, “ai cũng tạo nên số phận của mình”, khẳng định vai trò làm chủ bản thân, làm chủ vận mệnh của mình. Bên cạnh đó, có quan niệm số phận con người luôn thay đổi ‘không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, quan niệm khác lại cho rằng “cây khô thì lá cũng khô, phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo”. Qua đó thấy rằng, quan niệm về số mệnh của người Việt Nam vừa chịu sự quy định của điều kiện kinh tế-xã hội còn thấp kém, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế mặt khác cũng chứng tỏ người Việt Nam cũng đã vươn lên để khẳng định vai trò, vị trí của mình trước thế giới tự nhiên.

Một trong những tư tưởng tiến bộ mang tính nhân văn sâu sắc của người Việt đó là quan niệm về cái chết. Đã là con người ai cũng tham sống, sợ chết nhưng đã là cái chết mang tính quy luật rồi thì chết như thế nào cho có đạo đức, thanh cao là điều đáng bàn. Người Việt quan niệm “Người ta hữu tử, hữu sinh. Sống lo giữ phận, chết dành tiếng thơm”. Người Việt rất coi trọng cuộc sống luwong thiện, trân trọng và tôn vinh cái chết vì nghĩa lớn, vì chính nghĩa.Trong cuộc sống, nếu người nào sống độc ác , có hại cho tính mạng , sức khỏe, của cải của dân làng, đất nước thì người đó sẽ bị mọi người lên án. Thường họ xem sống ác, sống mất đạo đức thì không nên sống “chết vinh còn hơn sống nhục”, “chết trong còn hơn sống đục”. Đây cũng là một trong những tư tưởng yêu nước cổ vũ cho tinh thần dám xả thân cứu nước.

Ngườì Việt Nam không chỉ quan tâm đến vấn đề sinh mệnh, sự chết mà còn đặt câu hỏi về sau khi chết con người sẽ như thế nào? Trả lưoif câu hỏi ày có hai quan niệm đối lập nhau. Có quan điểm cho rằng chết là hết nhưng có quan điểm khác cho rằng chết ra ma. Đối với quan niệm chết là hết mang tính duy vật, vô thần về xã hội, còn quan điểm chết ra ma mang tính duy tâm, tin vào thế giới âm phủ, khi thể xác không còn thì linh hồn vẫn còn tồn tại mãi mãi. Một nét đặc sắc trong đời sống tinh thần của người Việt là mang tính tâm linh sâu sắc. Đời sống tâm linh của người Việt nó có giá trị nhất định như góp phần bảo tồn các giá trị lịch sử, quý mến, biết ơn ông bà, tổ tine để tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực

3.2.3. Quan điểm chính trị-xã hội.

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là sợi chỉ chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tư tưởng triết học Việt Nam. Yêu nước là phẩm chất cao quý nhất, đứng hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần Việt Nam.Yêu nước là trách nhiệm của mọi người không phân biệt đẳng cấp, giới tính.Tôn kính, thờ cúng những người anh hùng dân tộc, những người có công dựng nước, xây dựng làng xã ...Khinh ghét những kẻ phản quốc, như Lê Chiêu Thống, Trần ích TắcTư tưởng về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.

Tư tưởng tự hào về nguồn gốc dân tộc (Huyền thoại ‘Con rồng, cháu tiên”) Chăm lo xây dựng nhà nước độc lập, luôn luôn giữ vững địa vị của một nhà nước độc lập. Giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục, tập quán, chống lại âm mưu đồng hóa của Trung quốc. (Tư tưởng của Nguyễn Huệ, đánh cho dài tóc, đánh để răng đen). Vấn đề động lực và phương thức giành và bảo vệ độc lập dân tộc Đại đoàn kết toàn dân tộc. Truyền thuyết “đồng bào” (cùng một bọc) nói lên tình đoàn kết dân tộc, không phân biệt chủng tộc của tất cả các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Quan hệ vua-tôi, nhà nước và nhân dân: Vua tôi đồng lòng, quân dân hợp sức. Khoan thứ sức dân để làm kế bền gốc sâu rễ (Trần Hưng Đạo). Toàn dân kháng chiến, trường kỳ kháng chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn. Phát huy vai trò trò của địa thế và các phương tiện đánh giặc, giữ nước. Vừa đánh bại ý chí xâm lược, vừa mở đường cho giặc rút khỏi nước ta. Thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẽo, khôn khéo để giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.

Một phần của tài liệu Giáo trình tư tưởng triết học việt nam (Trang 31 - 37)