Quan niệm về thế giới quan

Một phần của tài liệu Giáo trình tư tưởng triết học việt nam (Trang 28 - 31)

Việt Nam cũng giống như các dân tộc khác ở phương Đông, về mặt triết học ít bàn đến vấn đề thế giới quan mà chủ yếu bàn về vấn đề nhân sinh quan. Trong đời sống lao động sản xuất, nhằm chinh phục được thế giới tự nhiên buộc ông cha ta phải nghiên cứu, lý giải các vấn đề mang tính triết học. Trong cuốn: Văn học dân gian Việt Nam, tác giả Đinh Gia Khánh nhận xét tư tưởng của người Việt thể hiện trong Ca dao-Tục ngữ như sau: “Tục ngữ Việt Nam phản ánh một cách trung thành truyền thống tư tưởng và đạo đức của nhân dân lao động Việt Nam. Trong truyền thống tư tưởng ấy chúng ta thấy có cả những tư tưởng chính trị-xã hội và những yếu tố của tư tưởng triết học” Như vậy, ngay ở trong văn học dân gian đã thể hiện tư tưởng triết học mang tính sơ khai làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học dân tộc về sau. Điều này thể hiện:

Thứ nhất, theo Ăngghen: Vấn đề cơ bản của mọi triết học đặc biệt là triết học hiện đại đó là mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy.

Một là: giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào. Triết học Việt Nam có đề cập nhưng mờ nhạt. Đây cũng là đặc điểm chung của triết học phương Đông ít bàn đến vấn vấn đề thế giới quan mà chủ yếu

kgoong phải không bàn đến. Nếu như triết học phương Tây thường đề cập đến khái niệm “vật chất, ý thức”, “vận động, đứng im”, triết học Việt Nam thường đề cập đến khái niệm như trời, thần, bụt, tâm, khí, lý, thay đổi, bất biến....

Hai là, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Triết học Việt Nam con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan. Những câu tục ngữ, ca dao về thời tiết, lao động sản xuất, học thuyết về quân sự đều khẳng định con người Việt Nam nhận thức được bản chất của hiện thực khách quan. Suy cho cùng, mọi hoạt động nhận thức đều xuất phát từ thực tiễn do đó, có nhận thức được bản chất của thế giới khách quan mới cải tạo được nó. Vì vậy, nhận thức được bản chất của đối tượng nghiên cứu là mục đích động lực của nhận thức nói chugn và người Việt Nam nói riêng.

- Quan niệm về nguồn gốc của vũ trụ

Tìm hiểu về nguồn gốc vũ trụ là một nhu cầu tất yếu của con người ở tất cả mọi thời đại. Bởi vì có hiểu được nguồn gốc, bản chất, quy luật của thế giới khách quan mới chinh phục được nó.

Những câu hỏi mà người Việt đặt ra trong quá trình trình tác động vào thế giới khách quan là vũ trụ này do đâu mà có? Tại sao có mưa, nắng, lũ lụt, biển cả? Tại sao sinh ra được muôn loài?

Ngày xửa, ngày xưa

Ai là người sinh ra mặt đất? Ai là người tạo ra bầu trời?

Có nhiều cách giải đáp khác nhau nhưng thường thấy có một mô típ cho rằng khỏi nguyên của vũ trụ là do tình yêu của hai vị thần khác giới:

Ngày xửa, ngày xưa Bà Chày sinh ra mặt đất Ông Chày sinh ra bầu trời.

Ddây là quan niệm mang tính duy vật thô sơ, chất phát khi cho rằng sự hòa hợp, kết hợp giữa hai mặt đối lập khác biệt nam, nữ, âm, dương tạo nên vạn vật.

Phần lớn đều dựa vào truyện thần thoại, cổ tích để giải thích nguồn gốc của muôn loài. Ví dụ bài ca dao:

Nhất ông đếm cát Nhì ông tát bể Ba ông kể sao Bốn ông đào sông Năm ông trồng cây Sáu ông xây rú Bảy ông trụ trời

Theo quan niệm của người dân Việt Nam, trước đây trời và đất không phải như ngày nay. Khởi đầu trời và đất là một đám hỗn độn gắn liền nhau chưa phân biệt được ngày và đêm. Từ đó, người dân cho rằng sự phân chia trời đất cần có cột chống trời lên cao. Người dân rằng có một lực lượng siêu nhiên (thần trụ trời) đảm nhận công việc chống trời lên cao, khi trời lên đến một mức độ nhất định thì phá bỏ cột chống trời đi. Chỗ đất đá văng ra là đồi núi, chỗ bị đào đi thành biển cả, sông, hồ. Người Việt xưa đã có trí tưởng tượng chất phác thơ ngây khi lý giải về nguồn gốc của vũ trụ. Hầu hết các lý giải đó đều mang tính tưởng tượng và quan sát bề ngoài. Quan điểm này chứa đựng yếu tố duy vật sơ khai khi cho rằng thần trụ trời dùng sức mạnh và trí tuệ của mình để đào đất đá thành cột chống trời, những vật liệu thần sử dụng như đất, đá đều có sẵn trong tự nhiên không do ai sáng tạo ra. Xét toàn diện tư tưởng đó vừa mang tính duy vật vừa mang tính duy tâm. Duy tâm ở chỗ là người ta quan niệm có một vị thần trụ trời , cao lớn và có sức mạnh khác người, nhưng thần xuất hiện không đảm nhận vai trò là đấng sáng tạo. Trước khi thần xuất hiện đã có trời và đất rồi, sự xuất hiện của thần chỉ nhằm mục đích thay đổi hình thù của thế giới mà thôi. Bằng sức lao động của mình và bằng chất liệu sẵn có trong tự nhiên thần đã hoàn thành nhiệm vụ một cách suất sắc. Điều đáng chú ý ở đây là con người Việt Nam rất yêu và tin tưởng ở lao động, lao động sẽ làm được tất cả.

Sự giải thích về các hiện tượng như ngày, đêm, tháng, mùa cũng đầy trí tưởng tượng. Người xưa cho rằng, mặt và mặt trăng là hai chị em có nhiệm vụ thay phiên nhau đi giám sát hạ giới. Mặt trời đi kiệu có người khiêng, khi nào những người khiêng là thanh niên thì hành trình của thần chậm hơn, vì thanh niên hay la cà do đó ngày của hạ giới dài ra, khi nào người khiêng là những người đứng tuổi thì hành trình của thần nhanh hơn vì họ không lãng phí thời gian dọc đường, do đó ngày của hạ giới ngắn lại. Từ đó có mùa hè và mùa đông. Mùa hè tương ứng với tháng tư, năm, sáu , mùa đông tương ứng với tháng mười, mười một, mười hai. Qua đó cho thấy rằng, chủ nghĩa duy tâm và tư tưởng tôn giáo là tư tưởng thống trị trong xã hội Việt Nam. Tư tưởng duy tâm thể hiện ở việc vào số mệnh, nghiệp, kiếp; coi mệnh trời quyết định sự thành bại của con người: “Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên”. Bên cạnh tư tưởng mệnh trời cũng có tư tưởng đề cao vai trò con người hơn mệnh trời: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”. Có quan điểm coi trọng thời, thế hơn mệnh. Các quan điểm duy vật chất phác, không thành hệ thống thường xuyên phản kháng lại quan điểm duy tâm: Bác bỏ nguồn gốc thần thánh và vai trò quyết định của vua. Vạch trần tệ nạn mê tín bói toán và sự xảo trá của thầy bói.

Một phần của tài liệu Giáo trình tư tưởng triết học việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)