Tính biện chứng trong tư duy người Việt xưa đã phát triển đến mức độ khá sâu sắc. Từ xưa người Việt Nam đã có cách nhìn tổng thể về bức tranh sinh động của thế giới vật chất. Đó là tính thống nhất trong sự vận động, biến đổi và phát trine không ngừng của thế giới vật chất, đó là các sự vật luôn ằm trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Từ sự quan sát các hiện tượng tự nhiên trong đời sống thường ngày, người Việt Nam đã thấy được sự tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng, có sự ràng buộc nhất định giữa chúng. Đó chính là mối liên hệ phổ biến, sự vận động và
phát triển không ngừng của thế giới tự nhiên, xã hội “có cây mới có dây leo, có cột có kèo mới có đò tay (mối quan hệ ảnh hưởng, tính nhân quả trong quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng). Nhờ có phương pháp tư duy biện chứng và khả năng quan sát tinh tế mà người Việt Nam đã đúc rút được kinh nghiệm, dự đoán về thời tiết, khí hậu khá chính xác nhằm phục vụ cho lao động sản xuất và cuộc sống của mình. Mặt khác, tư duy biện chứng giúp cho họ thích nghi với hoàn cảnh, hạn chế đến một mức độ nhất định thiệt hại do hiện tượng tự nhiên gây ra.
Qua quá trình lao động, người Việt hiểu rằng, không chỉ có thế giới tự nhiên mới có mối liên hệ, ảnh hưởng qua lại mà ngay trong đời sống xã hội cũng diễn ra vô số sự tác động qua lại chằng chịt lẫn nhau. Mặt khác, người Việt cũng thấy được mốin quan hệ biện chứng tác động qua lại giữa con người với thế giới tự nhiên. Bằng việc quan sát những những hiện tượng riêng lẻ rồi đi đến phán đoán những thuộc tính, đặc điểm mang tính bản chất, quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Người Việt Nam đã phản ánh được một số khía cạnh , biểu hiện của các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật như quy luật lượng chất, quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định. Thực ra các quy luật này tồn tại có trước khi con người nhận thức được nó. Mọi sự vật hiện tượng đều chịu sự chi phối của các quy luật khách quan này. Ví dụ quan niệm của người dân Việt Nam về việc tích tiểu thành đại, tích lũy về lượng để thay đổi về chất của sự vật “có công mài sắt, có ngày nên kim”, “con giun xéo lắm cũng oằn”, “tức nòng súng, súng nổ”, “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Hoặc quan niệm mọi sự vật hiện tuwongj đều chứa đựng hai mặt đối lập, mâu thuẫn, được cái này thì mất cái kia “được mùa cau, đau mùa lúa”, “được lòng ta, xót xa lòng người”. Người Việt Nam cũng cho rằng, mọi sự vật đều có quá trình sinh ra, tồn tại và mất đi. Sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ trở thành quy luật của tự nhiên và xã hội. Câu tục ngữ “tre già măng mọc” vừa nói đến phủ định tỏng tự nhiên và xã hội. Cái mới ra đời bao giờ cũng tiến bộ hơn cái cũ “hậu sinh khả úy”. Cái mới ra đời không phủ định sách trơn
lông cũng giống cánh”. Tư tưởng biện chứng chiếm vị trí đáng kể trong tư duy người Việt, ý nghĩa là ở chỗ nâng cao khả năng chinh phục tự nhiên của con người.