Bóng bằng một tay.

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục thể chất 2 đại học (bóng chuyền) (Trang 37 - 40)

Áp dụng trong trƣờng hợp bóng đi nhanh, bất ngờ, hoặc quá xa khi không kịp đệm bóng bằng hai tay.

· Động tác:

Đỡ bóng một tay chủ yếu là dùng sức cổ tay và cánh tay mở hoặc nắm tự nhiên (mở tay dễ bị dính khi bóng chạm lòng bàn tay).

2.2.2. Chuyền bóng cao tay bằng hai tay

Chuyền bóng cao tay là phƣơng pháp chủ yếu của kỹ thuật chuyền bóng trong thi đấu bóng chuyền.

Chuyền bóng cao tay bằng hai tay (hình 3)

- Khi chuyền bóng, điều quan trọng là phải xác định hƣớng bóng bay tới để nhanh chóng di chuyển đến đón bóng.

- Sau khi ổn định vị trí, tƣ thế, hai tay đƣa từ phía trƣớc lên chuyền bóng, thân ngƣời hơi ngã về phía sau, các ngón tay tiếp xúc với bóng ở tầm trƣớc, hai ngón tay cái cách mặt chừng 15cm, khi tay chạm bóng cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và toàn thân dƣớn để chuyền bóng đi…

- Khi đỡ bóng (ghìm bóng lại), phải dùng sức cả mƣời đầu ngón tay, chủ yếu và ngón tay cái là ngón tay đeo nhẫn, các ngón khác chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ. Khi chuyền bóng chủ là ngón tay trỏ, ngón giữa và một phần của ngón đeo nhẫn. Ngón tay cái lúc này chỉ có tác dụng điều khiển đƣờng bóng. Cổ tay thả lỏng tự nhiên.

Chú ý: Khi bắt đầu chạm bóng thì các ngón tay hơi lên gân, nhƣng khi chuyền bóng đi rồi tay phải thả lỏng tự nhiên. Khi chuyền bóng không đƣợc duỗi thẳng cánh tay hết sức mà phải giữ khuỷu tay hơi cong để có thể điều khiển bóng đƣợc dễ dàng, chỉ khi cần chuyền bóng đi thật xa mới duỗi thẳng hoàn toàn.

Các ngón tay bao quanh 2 phần 3 quả bóng về phía sau.

- Hai ngón tay cái thành hình chữ “Bát” ngƣời có ngón tay khoẻ thì hai ngón tay cái gần nhƣ thành đƣờng thẳng ngang.

- Khoảng cách giữa hai đầu ngón tay cái tuỳ theo cỡ tay từng ngƣời, nhƣng không đƣợc rộng quá một nửa quả bóng để khỏi bị trƣợt ra phía sau.

- Đỡ bóng từ phía trƣớc mặt tới và chuyền về phía trƣớc.

- Đỡ bóng từ trên cao xuống nhƣ đỡ phát bóng thấp tay, phát bóng cao tay hoặc chuyền bóng ra phía sau đầu. Hai tay gần nhƣ song song với mặt đất, mặt ngửa lên theo hƣớng bóng.

Sai lầm dễ mắc và cách sửa chữa:

- Đón bóng đến không đúng hƣớng, không đứng ở vị trí thích hợp để chuyền bóng. Nguyên nhân chủ yếu là không phán đoán đƣợc đƣờng bóng đến và di chuyển chậm. Để khắc phục sai lầm trên nên tập nhiều lần động tác di động theo hƣớng chuyền bóng từ các hƣớng khác nhau tới.

- Tay đƣa ra quá sớm, tay duỗi thẳng ra rồi mới tiếp xúc vào bóng. Kết quả chỉ đƣợc sức cổ tay để đẩy bóng đi, nhƣ vậy dễ dính bóng (bóng hai tiếng).

- Hình tay không đúng, bàn tay không xoè ra đƣợc, các ngón tay giơ xa phía trƣớc, dễ bị hiện tƣợng sai khớp tay. Để sửa chữa hình tay, nên tập bắt bóng nhồi, tập tung bóng và chuyền bóng tại chỗ.

2.2.3. Các bài tập bổ trợ kỹ thuật chuyền bóng thấp tay và cao tay

Thực hiện động tác chuyền không có bóng Chuyền bóng vào tƣờng Chuyền bóng tại chổ Chuyền bóng di chuyển 2.2.4. Các trò chơi vận động với bóng Bóng chuyền 6 Bóng chuyền ma Chuyền bóng vào ô 2.2.5. Các bài tập thể lực Bật cóc

Bật cao tại chổ Chạy zíc zắc Co tay xà đơn

2.3. Kỹ thuật phát bóng

Phát bóng mở đầu cho cuộc tấn công vào trận tuyến đối phƣơng, có thể trực tiếp dành đƣợc điểm, làm tan vỡ ý đồ chiến thuật của đối phƣơng, cho nên mỗi ngƣời khi tập chuyền bóng cần phải biết phát bóng nhanh và chính xác.

Muốn vậy mỗi đấu thủ phải tập luyện nhiều cách phát bóng thích hợp với sở trƣờng của mình.

Căn cứ vào cách vung tay đánh bóng, phát bóng đƣợc phân ra hai loại: Phát bóng thấp tay

Phát bóng cao tay

2.3.1. Kỹ thuật phát bóng thấp tay chính diện (nữ)

a. Tư thế chuẩn bị

Đứng quay mặt về phía lƣới, hai chân mở rộng bằng vai (chân trƣớc cách chân sau nửa bƣớc), trọng tâm dồn vào chân sau, tay trái cầm bóng đƣa ra phía trƣớc một ít (nếu đánh bóng tay phải), vai và tay phải đƣa về phía sau.

b. Tung bóng

Dùng một tay (tay trái) tung bóng lên cao phía trƣớc mặt từ 0,2m đến 0,3m.

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục thể chất 2 đại học (bóng chuyền) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)