Tư thế chuẩn bị

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục thể chất 2 đại học (bóng chuyền) (Trang 33 - 35)

Là tƣ thế đứng của đấu thủ trên sân thuận lợi, hợp lý nhất để quan sát, phán đoán tốt, di chuyển kịp thời theo mọi hƣớng tới vị trí cần thiết để đón đánh bóng.

Mục đích của tƣ thế này là tạo điều kiện tốt nhất để sẳn sàng di chuyển. Để có đƣợc tƣ thế tối ƣu, diện tích chân chạm sân tƣơng đối nhỏ, chân hơi khuỵu khớp gối, tạo thuận lợi cho thực hiện việc dùng chân nhanh chóng bật khỏi điểm tì, chuyển trọng tâm cơ thể ra ngoài giới hạn điểm chống tì và nhanh chóng di chuyển theo hƣớng bất kỳ nào đó.

Tùy mức độ hạ thấp trọng tâm cơ thể (chủ yếu ở mức độ khuỵu gối) để có các tƣ thế đánh bóng khác nhau. Ta có:

+ Tƣ thế chuẩn bị thấp.

+ Tƣ thế chuẩn bị trung bình. + Tƣ thế chuẩn bị cao.

* Tư thế chuẩn bị thấp

Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền, tƣ thế chuẩn bị thấp thƣờng đƣợc dùng khi phòng thủ ở hàng dƣới hoặc lúc yểm hộ cho đồng đội hay đỡ những đƣờng bóng ở tầm thấp. Yếu lĩnh động tác: Hai chân đứng mở rộng hơn vai, hai gối khuỵu thấp, đùi và cẳng chân tạo góc nhỏ hơn 900 (tƣ thế ngồi xổm). Trọng lƣợng cơ thể dồn phần lớn lên chân sau (chân trụ), bụng hóp lại.

* Tư thế chuẩn bị trung bình

Tƣ thế này thƣờng đƣợc vận dụng khi đỡ phát bóng và là tƣ thế cơ bản đƣợc vận dụng nhiều nhất trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền vì ở tƣ thế này ngƣời tập có thể di chuyển nhanh nhất.

Yếu lĩnh động tác: Hai chân mở rộng bằng vai. Chân trƣớc chân sau cách nhau khoảng nữa bƣớc (chân nào trƣớc là tuỳ thuộc vào vị trí đứng trên sân). Đùi và cẳng chân tạo thành góc khoảng 900

- 1200.

Ví dụ: Khi ở vị trí số 1 và 2 trên sân thì đứng chân phải trƣớc, chân trái sau. Khi ở vị trí số 4 và 5 thì đứng chân trái trƣớc, chân phải sau... Chân trƣớc tiếp xúc đất cả bàn chân, còn chân sau hơi kiểng gót, hai chân hơi khuỵu gối. Trọng lƣợng cơ thể dồn lên hai chân, bụng hơi hóp lại. Thân trên hơi ngã về trƣớc. Mắt nhìn ra trƣớc, hai tay co ở khuỷu tự nhiên, bàn tay hơi khum và để ngang trƣớc ngực.

Tƣ thế này thƣờng đƣợc áp dụng nhiều trong trƣờng hợp ngƣời tập đứng sát lƣới để chuẩn bị chuyền hoặc chắn bóng.

* Yếu lĩnh động tác: Giống nhƣ ở tƣ thế chuẩn bị trung bình nhƣng có khác là ở tƣ thế này hai gối ít khuỵu hơn và thân ngƣời gần nhƣ thẳng đứng, đùi và cẳng chân tạo thành góc trong khoảng 1200 – 1450.

Ở các tƣ thế chuẩn bị, ngƣời tập có thể đứng yên tại chổ, chuyển động tại chổ nhẹ nhàng hoặc di chuyển trọng tâm từ chân này sang chân kia, hoặc nhún nhảy tại chổ bằng hai chân để sẳn sàng di chuyển theo các hƣớng khác nhau.

Trong quá trình thi đấu, ngƣời tập có thể sử dụng các tƣ thế đứng.

Thực hiện các động tác di chuyển ở tƣ thế động nhanh hơn khi ở tƣ thế tĩnh. Không phụ thuộc vào các tƣ thế đứng, chuyển động sang các phía: về trƣớc - sang trái - sang phải - ra sau. Tƣ thế đứng hợp lý hơn cả là tƣ thế cơ bản (tƣ thế động và tƣ thế tĩnh).

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục thể chất 2 đại học (bóng chuyền) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)