Động tác kết thúc: có tác dụng đảm bảo cho toàn bộ động tác được nhịp nhàng, thoải mái, tránh những động tác làm giật cục, có thể gây chấn thương Bản

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục thể chất 4 bóng đá (Trang 27 - 28)

nhàng, thoải mái, tránh những động tác làm giật cục, có thể gây chấn thương. Bản thân giai đoạn kết thúc không còn ảnh hưởng nhiều tới đường bóng đi, nhưng nếu người tập cố tình không thực hiện động tác kết thúc (sau khi đá bóng đi, chạy thêm một vài bước để giảm tốc độ và thả lỏng các cơ tham gia hoạt động) thì lại có ảnh hưởng tới những giai đoạn trước. Với tâm lý muốn ghìm chuyển động (không làm động tác kết thúc), nên ngay sau khi đá bóng đi đã vội vã co chân lại, hoặc tư thế thân người ngả không hợp lý làm cho động tác thiếu chính xác và vung chân không thoải mái, kết quả là đường bóng đi cũng không mạnh và không chính xác.

2.3.3. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

Kỹ thuật này được sử dụng rất nhiều trong quá trình thi đấu, khi cần chuyền bóng chính xác đối với mọi vị trí trên sân. Nhưng do đặc điểm tiếp xúc bóng và biên độ vung chân mà kiểu đá bóng này không thể làm bóng bay xa được (phải luyện tập gian khổ lắm mới có thể chuyền bóng với khoảng cách 30 – 35m; trong khi các động tác đá bóng khác như mu chính diện, mu trong,... có thể đưa bóng bay xa từ 50 – 60m). Bởi thế, kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân chủ yếu dùng để chuyền bóng ở cự ly ngắn, có thể đá vào cầu môn ghi bàn thắng.

* Ưu điểm:

- Thường được sử dụng để thực hiện các đường chuyền ngắn và bóng sệt (bóng xà) cự ly từ 5 – 10m.

- Áp dụng trong những tình huống đá phạt đền.

* Nhược điểm:

- Không thể thực hiện được những đường chuyền có cự ly trung bình và dài. - Khó thực hiện động tác do hạn chế của khớp gối, khớp hông và bàn chân.

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục thể chất 4 bóng đá (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)