5.2.1 Phẩm chất của người giáo viên mầm non
- Yêu quý trẻ em: giáo viên thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ, giúp trẻ
phát triển khỏe mạnh cả về tinh thần và thể chất, học tập tốt. Trẻ em cần tình cảm và cũng rất nhảy cảm trong cách đối xử của người lớn. Chỉ một sự lạnh nhạt, không vui của cô hay không bằng lòng trong giao tiếp trẻ đều có thể cảm nhân được và ngay lập tức trẻ lảng trách tiếp xúc
- Yêu nghề và gắn bó nghề: Giữ gìn phẩm chất và danh dự, uy tín của giáo viên; sống
trung thực, lành mạnh, làm tấm gương tốt cho trẻ, nhiệt tình thực hiện tốt các yêu cầu của ngành và công việc.
- Tận tụy với công việc chăm sóc, giáo dục trẻ em: Chăm sóc giáo dục trẻ rất vất vả, đòi
hỏi người giáo viên cần có sự kiên trì, nhẫn nại. Người giáo viên phải tận tụy với công việc chăm sóc, giáo dục trẻ, tự tin và tận tâm với nhiệm vụ của mình ở trường và ở lớp. Trong mọi
- Có tình thương với trẻ nhỏ: Cởi mở và vui vẻ với trẻ, biết động viên và hướng dẫn trẻ
làm theo những chỉ dẫn của cô. Đồng thời hiểu được trạng thái tâm lý và diễn biến tình cảm của cuar trẻ, biết cách giúp trẻ bày tỏ tình cảm, xúc cảm của mình với mọi người xung quanh.
- Kiên trì và nhẫn nại khi tiếp xúc với trẻ: Trẻ lứa tuổi này còn nhỏ, vốn hiểu biết hạn
hẹp và ngôn ngữ biểu đạt còn hạn chế. Khi muốn nói hoặc muốn làm một điều gì đó, trẻ phải suy nghỉ và nói chậm, trẻ thực hiện các hành động chậm rãi, do đó giáo viên mầm non phải biết chờ đợi, lắng nghe trẻ, quan sát để điều chỉnh. Mặt khác, hình thành một thói quen hay nề nếp cho trẻ cần một thời gian nhất định để rèn luyện đều đặn, muốn vậy, giáo viên phải kiên trì luyện tập thường xuyên, hằng ngày.
- Linh hoạt: Trẻ em trong một lớp có đặc điểm tâm, sinh lý không giống nhau, nhiều trẻ
nhanh nhẹn, thông minh nhưng có khi bướng bỉnh; có trẻ ngoan ngoãn vâng lời nhưng rất chậm chạp; có trẻ được gia đình chiều chuộng, ngược trẻ có tính tự lập ngay từ nhỏ... Mặt khác biểu hiện tâm lý và tình cảm của trẻ dễ thay đổi, vui đó rồi lại buồn đó, nhớ nhanh nhưng cũng chóng quên, chú ý không chủ định chiếm ưu thế, chú ý có chủ định kém bền vững nên trong quá trình giáo dục trẻ phải linh hoạt, mềm dẻo. Giáo viên sẵn sàng thay đổi hoặc điều chỉnh kế hoạch và phương hướng giáo dục theo cách giúp trẻ phát triển đạt được mục đích.
- Nhạy cảm: Mỗi trẻ là một cá nhân duy nhất và có giá trị, có những nét độc đáo và năng
lực riêng. Tìm hiểu và phát hiện những khác biệt ở trẻ này với trẻ khác, nhanh nhạy phán đoán được những khó khăn của trẻ và giúp đỡ trẻ trong những tình huống cụ thể một cách thỏa đáng
- Tính hài hước: Biết giảm bớt căng thẳng từ những tình huống bất khả kháng. Biết sử
dụng tính hài hước một cách đúng lúc và tạo được khoảng không gian một cách vui vẻ, đầm ấm.
- Tôn trọng trẻ em: không thành kiến hay kì thị về giới tính, sắc tộc, tôn giáo, địa vị kinh
tế- xã hội mà luôn luôn quan tâm đến nhu cầu cá nhân của học sinh.
5.2.2 Năng lực của người giáo viên mầm non
- Có hiểu biết sâu sắc về đối tượng giáo dục: Hiểu được những đặc điểm về sinh lý và
tâm lý trẻ mầm non; hiểu về cách học của trẻ để có cách thức giáo dục và dạy học phù hợp.
- Có hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục mầm non: Giáo viên có những hiểu biết về
phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ như: chăm sóc sức khỏe ban đầu, hiểu biết về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, hiểu về một số bệnh thông thường ở trẻ em, giáo dục và rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ; hiểu về đặc điểm phát triển của trẻ và phương pháp giáo dục giảng dạy trẻ nhỏ; có hiểu biết cơ bản về âm nhạc, tạo hình, văn học thiếu nhi...
Giáo viên có hiểu biết sâu sắc về quá trình học tập nói chung, của trẻ em nói riêng. Trong khi lập kế hoạch bài học, giáo viên suy nghĩ tới các mức độ phát triển của trẻ, trình bày nội dung bài học với dung lượng kiến thức phù hợp với khả năng của trẻ, biết sử dụng giáo cụ trực quan đúng lúc, đúng chỗ và có hiệu quả, biết kiểm tra kịp thời để biết chắc chắn là trẻ đã nhận thức hay tiếp nhận được điều gì đó mới mẻ hơn qua hoạt động giáo dục.
- Năng lực lập kế hoạch dạy học và giáo dục trẻ em: Năng lực này giúp giáo viên nhìn
thấy trước sự phát triển của trẻ và lập kế hoạch, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện đồ dùng dạy học, phương pháp đánh giá trẻ và kết quả của trẻ thường xuyên để tiến hành các hoạt động của chính mình cũng như của trẻ; dự kiến các tình huống có thể xảy ra, nhất là
những hành vi bột phát và dự kiến giải pháp xử lý nếu tình huống đó xảy ra. - Năng lực tổ chức kế hoạch dạy học và giáo dục:
Khi đã thiết kế, lập kế hoạch dạy học và giáo dục, giáo viên biết cách tổ chức thực hiện những hoạt động trên một cách tốt nhất để đạt được hiệu quả cao như mong muốn. Đây là năng lực đặc trưng trong hoạt động sư phạm của người giáo viên nói chung và người giáo viên mầm non nói riêng. Thành công và uy tín của người giáo viên thường thông qua công việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; qua giáo dục và dạy học cho trẻ, các kỹ năng khác chỉ có chức năng bổ trợ... Muốn vậy, giáo viên cần phải có:
+ Kỹ năng lựa chọn và vận dụng nội dung giáo dục và dạy học phù hợp với từng độ tuổi của trẻ; từ đó lựa chọn các phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp với nội dung đã lựa chọn.
+ Lựa chọn và vận dụng các hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi. Với trẻ độ tuổi nhà trẻ, cần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, an toàn thân thể là trên hết, trong khi đó với trẻ mẫu giáo lại cần nhiều hơn đến sự giáo dục để hình thành thói quen, nề nếp và những hiểu biết về thế giới xung quanh.
+ Tiếp cận cá nhân trong tổ chức chăm sóc và dạy dỗ trẻ; tùy theo đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ mà giáo viên mầm non thực hiện công việc của mình.
+ Sử dụng thành thạo các đồ dùng dạy học và các phương tiện dạy học. Nếu có thể sử dụng được các phương tiện dạy học hiện đại: máy tính, máy chiếu đa năng, máy chiếu phim, các thiết bị nghe nhìn... Thì giáo viên có thể quan sát, theo dõi các hoạt động của trẻ, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá những hiểu biết, kỹ năng mà trẻ hình thành trong quá trình dạy học.
- Năng lực giao tiếp: Đây là nhóm kỹ năng quan trọng để tạo nên sự thành công trong
quá trình dạy học và giáo dục. Trẻ em lứa tuổi mầm non còn rất non nớt, ưa tình cảm, khả năng nhận thức còn hạn chế; mỗi trẻ có sự khác biệt về tốc độ phát triển, có những đặc điểm riêng và khác nhau... Nên khi tiếp xúc với trẻ phải có nghệ thuật trong đó lấy tình cảm làm yếu tố cơ bản khi tiếp xúc với trẻ; phải linh hoạt xử lý các tình huống, trách rập khuôn, vì cùng một sự việc nhưng cách giải quyết của trẻ có sự khác nhau.
- Năng lực nhận thức: Năng lực này giúp giáo viên biết nghiên cứu hoạt động của mình
và hoạt động của trẻ để tìm ra cách thức thực hiện có hiệu quả nhất, tạo nên một sự thống nhất hoạt động giữa giáo viên và trẻ . Vì cuộc sống luôn biến đổi nên giáo viên phải thường xuyên suy nghĩ, tìm tòi để ngày càng hoàn thiện vốn tri thức của mình. Hơn nữa, ngay nay khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão, việc áp dụng công nghệ vào thực tiễn đang lag nhu cầu buộc người giáo viên phải tìm hiểu và áp dụng một cách sáng tạo vào quá trình dạy học của mình. Năng lực nhận thức giúp giáo viên học tập không ngừng để nâng cao trình
độ của bản thân.
- Năng lực sáng tạo: Linh hoạt, cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận những tư tưởng mới để áp