• Đối với nhà nước.
Tăng cường ngân sách cho việc tuyên truyền quảng bá cho ngành du lịch: Các doanh nghiệp du lịch phải nhanh chóng đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá bằng cách thực hiện một chiến dịch quảng bá toàn cầu trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Mặt khác Việt Nam cần mời những khách nước ngoài như các nhà báo, đại diện các hãng lữ hành, các khách sạn đến Việt Nam để họ cảm nhận rõ ràng về một điểm đến an toàn thân thiện và chính họ sẽ là những người quảng bá hữu hiệu nhất cho du lịch Việt Nam. Tuy nhiên để thực hiện được công tác quảng bá có hiệu quả cần phải chuẩn bị tốt về kinh phí và xây dựng được chương trình quảng bá chuyên nghiệp, điều mà ngành du lịch cũng như các khách sạn không thể làm được nếu thiếu sự quan tâm, đầu tư kinh phí từ phía nhà nước.
Hiện nay thủ tục xuất nhập cảnh của Việt Nam vẫn còn rất cồng kềnh, rườm rà gây khó khăn cho khách du khách. Vì vậy nhà nước nên có chính sách xuất nhập cảnh thông thoáng và thuận tiện hơn.
• Đối với tổng cục du lịch Việt Nam.
Quảng bá du lịch trong nước đã khó, ra nước ngoài còn khó hơn. Những thông tin về đất nước, con người Việt Nam còn quá ít, và rất khó tìm ở các nước bạn. Đây là vấn đề mà tổng cục du lịch Việt Nam cần phải khắc phục bằng các biện pháp như:
+ Mở các văn phòng đại diện ở các nước.
+ Tổ chức các chương trình quảng bá tại nước ngoài thường xuyên hơn: các hội chợ triển lãm, các liên hoan ẩm thực văn hóa…
+ Tổ chức các đoàn viếng thăm và làm việc với các cơ quan du lịch các nước như : Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… để tạo mối quan hệ, ký kết hợp tác và khơi nguồn cho khách du lịch. Ngoài ra tổng cục du lịch phối hợp với sở du lịch thành phố Hà Nội tổ chức gặp gỡ các đại sứ quán, đoàn ngoại giao tại Hà Nội để giới thiệu, quảng bá du lịch và tạo điều kiện thu hút cho các khách sạn trên địa bàn Hà Nội, trong đó có khách sạn Kingly.
Bên cạnh việc quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài thì tổng cục du lịch cũng phải nghiên cứu các tài nguyên du lịch riêng có của Hà Nội một cách có hệ thống để có phương án nâng cấp tôn tạo chúng một cách thường xuyên. Cùng với các ngành có liên quan như sở giao thông công chính, văn phòng kiến
trúc sư thành phố hoàn tất quy hoạch phát triển khu du lịch, điểm du lịch về các vấn đề giao thông, cơ sở hạ tầng, điện nước, kiến trúc khách sạn,… Đẩy mạnh việc hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và phong cách phục vụ.
Ngoài ra tổng cục du lịch cũng phải chỉ đạo cho sở du lich, viện nghiên cứu phát triển du lịch nên các chương trình thuê phòng theo định kỳ và việc thành lập một trung tâm trao đổi phòng trên thế giới, trong khu vực để phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp đang kinh doanh khách sạn nhằm học hỏi kinh nghiệm, cách thức kinh doanh.
Kết luận
Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM DV DU LỊCH KINGLY là hoạt động đặc trưng nổi bật và rõ nét nhất trong hoạt động kinh doanh du lịch nói chung. Một quốc gia, một vùng lãnh thổ nào đó muốn phát triển du lịch thì việc nâng cao chất lượng các công ty du lịch là một nhiệm vụ tất yếu khách quan, và để làm được việc đó thì phải có những chính sách marketing phù hợp và đúng đắn. Đối với công ty TNHH TM DV DU LỊCH KINGLY thì với những kết quả thu được đã tạo cho công ty một chỗ đứng vững chắc trên thị trường du lịch Việt Nam.
Với việc nêu lên thực trạng hoạt động kinh doanh- du lịch của công ty THHH TM DV DU LỊCH KINGLY nói chung và khách sạn Kingly nói riêng, chuyên đề đã cung cấp một số nét trong hoạt động về kinh doanh của công ty đồng thời cũng nêu ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động này , đem lại hiệu quả kinh doanh tương xứng với tầm vóc của công ty.
Do hạn chế trong hiểu biết và thời gian học tập, nghiên cứu có hạn chắc chắn chuyên đề này còn có nhiều sai sót và có những vấn đề chưa đề cập tới . Em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy , các cô,các cán bộ làm công tác du lịch để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy giáo: Tiến sỹ Đỗ Lộng Đẩu ,cùng các cô chú anh chị em trong khách sạn về sự giúp đỡ tận tình, những ý kiến đóng góp quý báu , cũng như việc chỉnh lý , bổ sung,để em có thể hoàn thành chuyên đề này.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Marketing căn bản( tài liệu dịch) NXB Thống kê Hà Nội – Philipkotler. 2. Giáo trình Marketing du lich- Chủ biên TS Trần Thanh Toàn.Tham gia
biên soạn Th.S. Nguyễn Quang Vĩnh.
3. Giáo trình Marketing Khách sạn – du lịch- Chủ biên PGS.TS Trần Thị Doan. NXB Hà Nội 1994.
4. Marketing du lich (Tài liệu dịch)- Robert Lanquar và Robert Hollier – NXB Thế giới 2002.
5. Luật du lịch Việt Nam- NXB Tổng Hợp Đồng Nai 2005. 6. Quản trị Marketing – Philipkotler – NXB Thống Kê 2000 7. Đường vào nghề du lịch khách sạn – NXB trẻ 2006. 8. Báo điện tử VNEconomy.
9. http://www.dulichonline.com.vn/ 10.http://www.vietnamtourism.gov.vn/
MỤC LỤC