3.1 Mục tiêu phương hướng của công ty TNHH Thực phẩm ABC trong giai đoạn 2012 –2015 2015
Hoàn thiện bộ máy điều hành, sắp xếp nhân sự với cơ cấu hợp lý với điều kiện kinh doanh của Công ty tận dụng mọi năng lực của cán bộ nhân viên để phát huy tối đa nguồn nhân lực đem lại hiệu quả tối ưu.
Đảm bảo tăng thu nhập bình quân cho cán bộ nhân viên mỗi năm tăng duy trì mức 10%. Tiếp tục hoàn thiện và ban hành các quy chế : Quy chế quản lý tài chính, quy chế hoạt
động HĐQT và BKS, quy chế quản lý các công ty con để quản lý chặt chẽ hơn.
Cử kiểm soát viên về các Công ty con để thực hiện việc giám sát về mặt tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó kiến nghị HĐQT đề ra các giải pháp đảm bảo quản lý nguồn Vốn đầu tư về các Công ty con được minh bạch, đảm bảo đúng theo quy định hiện hành của pháp luật.
Tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHHThực phẩm ABC Thực phẩm ABC
3.2.1 Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty
- Công ty phải xác định nhu cầu đào tạo của mình dựa trên sự phân tích mục ieu nguồn nhân lực cũng như chiến lực sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ cung cấp định hướng cho công tác đào tạo của công ty phải đào tạo những loại hình lao động nào là hợp lý, hay trong cùng khối ngành thì những lao động nào được ưu tiên đào tạo thì mới mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty.
- Để xác định được nhu cầu đào tạo của người lao động ngoài việc thực hiện quá trình phân tích mục tiêu nguồn nhân lực và phân tích công việc thì công ty cần phải phân tích nhựng người sẽ là đối tượng của quá trình đào tạo sắp tới để có thể xác định được cần phải đào tạo gì cho họ để đảm bảo công tác đào tạo và phát triển có tác dụng thực sự hiệu quả với người lao động.
- Công ty nên đưa việc phân tích thành một phần trong quá trình xác định nhu cầu đào tạo và phát triển của công ty. Thực hiện được phân tích công việc với người lao động ở trong một công ty sẽ là cơ sở để xác định những kiến thức kỹ năng cần đào tạo của người lao động trong công ty. Nếu như người lao động trong công ty đã có sự phù hợp giữa trình độ với yêu cầu của công việc đặt ra thì có thể xác định nhu cầu đào tạo đối với người này không phải là đào tạo kỹ năng và kiến thức để thực hiện được công việc hiện tại mà nhu cầu đào tạo với người lao động này sẽ nâng cao kiến thức kỹ năng để thực hiện công việc ở mức độ cao hơn hoặc làm những công việc đòi hỏi trình độ cao hơn.
- Ngoài ra để công tác đào tạo thực sự có ý nghĩa không chỉ với công ty mà còn có ý nghĩa với người được đào tạo thì việc xác định nhu cầu đào tạo của công ty cần phải thông qua nhu cầu đào tạo của người lao động. Điều này đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó có ảnh
hưởng khá lớn tới hiệu quả của công tác đào tạo. Nếu nhu cần đào tạo của công ty có phù hợp với nhu cầu của chính người được đào tạo thì sẽ tạo ra được động lực giúp người lao động hăn hái hơn trong việc tham gia đào tạo và người lao động sẽ có động lực và sự hứng thú hơn khi áp dụng kiến thức mà mình còn thiếu vào trong quá trình lao động. Để thực hiện điều này thì công ty có thể lồng ghép việc đánh giá thực hiện công ty với xác định nhu cầu của người lao động thông qua phiếu đánh giá người lao động hàng kỳ.
3.2.2 Liên kết và phối hợp trong đào tạo nguồn nhân lực
- Liên kế với các cơ sở đào tạo uy tín nhằm ph1t triển mô hình đào tạo tại chổ.
- Gửi đi đào tạo tại các Trung tâm, các Trường đại học ( Đại học Công nghiệp, Đại học công nghệ thực phẩm …) có chất lượng cề công tác quản trị, kỹ năng nâng cao, nghiệp vụ chuyên môn đối với các chức danh quản lý các cấp và nhân viên tiềm năng.
- Đào tạo tại nước ngoài cho các đối tượng trẻ dưới 35 tuổi, có năng lực, triển vọng, ngoại ngữ tốt, phục vụ cho chiến lượt phát triển kinh doanh của công ty giai đoạn từ 2010 – 2015 và tới năm 2020. Phấn đấu đến trước năm 2015, tấc cả các cán bộ quản lý phải qua lớp đào tạo CEO, CFO, CPO, CIO … khuyến khích tinh thần học hỏi và sáng tạo của CB-NV nhằm chuẩn bị cho định hướng phát triển nghề nghiệp hoặc thay đổi công việc khi có yêu cầu.
3.2.3 Các giải pháp khác
Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trang thiết bị học tập
- Như chúng ta đó biết chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy các vị trí quan trọng. Bởi trên thực tế đây là cầu nối giữa khoa học giáo dục và thực tế sản xuất, là yếu tố căn bản tạo nên môi trường tiếp cận dần đến sản xuất, giúp học sinh cá cái nhìn trực quan hơn về nghề nghiệp mình đang theo học… Trang thiết bị giảng dạy là một trong những yếu tố quyết định hình thành kỹ năng thực hành nghề, cá ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của người học…
Trang thiết bị học tập bao gồm phòng, lớp, xưởng, thiết bị dạy học và các cơ sở hạ tầng khác. Để công tác giảng dạy đạt chất lượng cần phải trang bị các trang thiết bị chuyên dụng hiện đại. Để làm được điều này cần tăng ngân sách đầu tư cho đào tạo, đây là nguồn lực chủ yếu để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị học tập. Tổ chức cần tận dụng tối đa mọi nguồn lực và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của tổ chức. Các cơ sở dạy nghề cần tự bổ sung kinh phí để cá thể tự mua sắm trang thiết bị. Cần từng bước tiến hành thay thế trang thiết bị cũ lạc
hậu bằng những thiết bị hiện đại đa năng, ứng dụng công nghệ tin học trong giảng dạy và học tập thông qua hệ thống trang thiết bị phù hợp. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập sẽ gúp phần quan trọng nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Tăng chi phí cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực
- Công ty cần tăng kinh phí và đầu tư cớ sở vật chất cho tuyển dụng và đào tạo. Do xu hướng hoạt động của công ty ngày càng mở rộng, phát triển nên nhu cầu đào tạo hằng năm sẽ tăng. Trong khi đó chi phí cho đào tạo còn hạn hẹp thì không thể đáp ứng và làm tốt công tác này, và nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
- Để hoàn thành mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng thì công ty cần bổ sung kinh phí cho đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của công tác này. Phải xây dưng kế hoạch phân bổ chi tiêu nguồn kinh phí với tùng hoạt động của công tác đào tạo nguồn nhân lực .
KẾT LUẬN
Trong quá trình đổi mới, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn thành công đều phải dựa vào chiến lược quản lý tốt nguồn nhân lực và chiến lược kinh doanh hiệu quả. Các đối thủ cạnh tranh có thể dễ dàng tiếp cận cùng nguồn thông tin như thông tin về công nghệ, sản phẩm về thị trường…nhưng có một yếu tố tạo nên thế mạnh riêng cho một tổ chức đó là yếu tố con người. Vì vậy, con người được xem là nguồn tài nguyên quý giá, việc sử dụng và hoàn thiện yếu tố
con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xây dựng thành công chiến lược về quản trị nguồn nhân lực thì sẽ giành được lợi thế cạnh tranh vượt trội. Thực tế đã chứng minh rằng đầu tư vào nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với đầu tư vào các yếu tố khác của quá trình hoạt động kinh doanh.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, tôi nhận thấy rằng kết quả mà Công ty đạt được như hiện nay đã thể hiện được sự nổ lực và phấn đấu không ngừng của toàn thể CB – CNV tại công ty. Bộ máy tổ chức tại Công ty không ngừng kiện toàn và nâng cao trình độ chuyên môn của tất cả CB – CNV trong công ty.