Thực trạng chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua.

Một phần của tài liệu cổ tức và chính sách cổ tức (Trang 41 - 44)

khoán Việt Nam thời gian qua.

Trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phát triển một cách ổn định thì mức cổ tức đã làm tăng lòng tin của các cổ đông và sự phấn khởi vào ban quản lý điều hành công ty, cổ phiếu có tính thanh khoản cao và đi kèm với việc gia tăng giá trị cổ phiếu.

Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam ngày càng hướng đến mục tiêu dài hạn.Việc cắt giảm cổ tức là điều mà các công ty không muốn. Vì vậy, ngay

cả khi có lợi nhuận tăng nhưng khi quyết định tăng mức cổ tức lên thì các công ty vẫn rất do dự, vì nếu tăng như thế sẽ tạo áp lực lên ban quản lý duy trì mức cổ tức đó để tránh việc cắt giảm đột ngột cổ tức trong những năm tới. Hơn nữa các công ty có mức cổ tức ổn định thì được đánh giá cao hơn. Vì vậy trong những năm gần đây các nhà đầu tư luôn cố gắng duy trì mức ổn định. Trong giai đoạn 2008 đến giữa 2009, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, lãi suất ngân hàng, lạm phát tăng cao, giá cổ phiếu liên tục giảm (từ 70% đến 80%) thì càng nắm giữ nhiều cố phiếu nhà đầu tư càng lỗ. Trong thời gian này cổ tức bằng tiền mặt, tuy ít nhưng cũng trở thành một khoản thu nhập thật sư đối với nhà đầu tư. Do đó lúc này xu hướng chia cổ tức bằng cổ phiếu không được các nhà đầu tư quan tâm và ngay cả đến doanh nghiệp cũng không mấy mặn mà. Trong bối cảnh này, những công ty có tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt lớn thì được đánh giá cao. Nhiều cổ phiếu Blue-chip trước đây trả cổ tức chủ yếu bằng cổ phiếu thì lại chuyển sang trả bằng tiền mặt với tỷ lệ cao như FPT LÀ 36%, VNM 29%... Nhưng đến khoảng năm 2009 với việc triển khai gói kích cầu trị giá 143.000 tỷ đồng của chính phủ đã kịp thời thúc đẩy sản xuất, ngăn chặn suy giảm kinh tế.Với tình hình thuận lợi khả quan, hàng loạt công ty bắt đầu công bố biệc chi trả cổ tức với tỷ lệ cao hơn tiền gởi ngân hàng không nhiều, phổ biến từ 8%-15%. Nhưng đối với những năm gần đây, các doanh nghiệp đã chuyển sang phương thức chi trả cổ tức thấp hoặc không chi trả để có nguồn vốn trong việc tái đầu tư và mở rộng sản xuất tính đến mục đích dài

hạn của doanh nghiệp. Trong những năm 2007 -2012 , theo thống kê của VietStock cho thấy việc chia cổ tức bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng những năm gần đây 2011- 2012 tỷ trọng của không chi trả cổ tức cũng tăng cao, ở cả hai sàn HNX và HOSE.

Hình 2. Xu hướng trả cổ tức của doanh nghiệp niêm yết trên HOSE (Nguồn : VietStock)

Hình 3. Xu hướng trả cổ tức của doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX (Nguồn: Vietstock)

Tỷ lệ chi trả cổ tức của phần lớn các công ty vẫn ở tỷ lệ hợp lý: mức phổ biến chi trả cổ

tức của các công ty so với mức lãi suất của ngân hàng mà tỷ lệ lạm phát thì có thể chấp nhận được đối với các nhà đầu tư trong thời gian qua. Đối với doanh nghiệp, họ vẫn duy trì nguồn vốn tích lũy đảm bảo cho sự phát triển bền vững, ổn định của công ty. Đảm bảo mức cổ tức hợp lý và hấp dẫn với các nhà đầu tư mà vẫn đảm bảo sự phát triển tăng

trưởng của công ty. Điều này cho thấy, các công ty đã bắt đầu quan tâm đến lợi ích lâu dài của các cổ đông trung thành mà không chạy theo lợi ích của các cổ đông ngắn hạn. Các công ty niêm yết biết rằng không phải bảo giờ cổ tức cùng đi liền với niềm khấn khởi của cổ đông, cổ đông sẽ trăn trở, nếu công ty lãi bao nhiêu thì chia bấy nhiêu thì tiềm năng lâu dài sẽ đến đâu khi công ty không để dành tiền đâu tư. Như trường hợp của Kinh Đô ( KDC) đầu năm 2015, thị trường đón nhận tin KDC dự kiến chi cổ tức khủng cho cổ đông với tỷ lệ 200% bằng tiền mặt, làm mọi kỷ lục trước đó đều bị phá vỡ. Việc chia cổ tức của Kinh Đô bắt nguồn từ khoản tiền sau khi bán 80% cổ phần tại Kinh Đô Bình Dương cho đối tác ngoại. Có vẻ như KDC đã dùng tiền tiêu xài hơi mạnh tay khi không có ý định giữ lại lợi nhuận để đầu tư, mở rộng sản xuất. Trong khi đó các cổ đông nội bộ, cổ đông lớn của KDC liên tục đăng ký và bán ra cổ phiếu KDC. Sau đây là biểu đồ thể hiện tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt ở 2 sàn HNX và HOSE:

Hình 4. Cổ tức tiền mặt bình quân qua các năm 2007 -2012 trên HOSE và HNX (Nguồn: Vietstock)

Nhiều công ty bắt đầu chú ý đền việc sử dụng kết hợp các phương thức chi trả cổ tức:

Trong những năm đầu của thị trường chứng khoán tại Việt Nam thì các công ty niêm yết chỉ chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Nhưng kể từ năm 2004 trở lại đây các công ty đã chú trọng hơn việc kết hợp chi trả cổ tức bằng tiền mặt với việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Và việc kết hợp này được các nhà đầu tư đánh giá cao. Có thể khẳng định thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường chứng khoán theo thông lệ quốc tế khi xu hướng chứng khoán đa phần theo tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp chứ không theo mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Tốc độ tăng trưởng càng nhanh và càng bền vững thì thị giá cổ phiếu càng cao. Để đạt được mục đích này đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhiều dự án đầu tư mở rộng sản xuất, như vậy cần phải huy động mọi nguồn vốn có thể, trong đó có việc giảm tỷ lệ thanh toán cổ tức bằng tiền.

Một phần của tài liệu cổ tức và chính sách cổ tức (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w