Cổ tức bằng cổ phiếu

Một phần của tài liệu cổ tức và chính sách cổ tức (Trang 34 - 41)

Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là chi trả thêm cổ phần thường cho các cổ công đang nắm giữ cổ phần thường. Nó liên quan đến việc chuyển từ tài khoàn lợi nhuận giữ lại sang các tài khoản vốn cổ phần thường khác của cổ đông (vốn sở hữu của các cổ đông).

Ví dụ: Khi công ty chi trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 5:1 có nghĩa cứ 5 cổ phiếu nắm giữ thì cổ đông có thêm 1 cổ phiếu.

Nguồn tài trợ: phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc các quỹ dự phòng doanh nghiệp. Việc phát hành cổ tức bằng cổ phiếu không làm thay đổi vốn chủ sở hữu

(Equity), và tỷ lệ nắm giữ của mỗi cổ đông trong công ty không đổi (do cùng nhận một tỷ lệ tương ứng cho phần tăng thêm).

Đặc điểm của phương thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là tăng số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường nhưng lại giảm giá trị cổ phiếu.

Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu có 2 loại:

• Lượng cổ tức bằng cổ phiếu nhỏ hơn dưới 20 -25%

• Lượng cổ tức bằng cổ phiếu lớn hơn 20 -25%

Xét ví dụ

Giả sử một công ty X có 10.000cp, giá cp trước khi chia cổ tức là 66$. Vốn cổ phần của các cổ đông đang nắm giữ cổ phần thường trước khi chia cổ tức bằng cổ phiếu (đvt: $) như sau:

Cổ phần thường (giả sử mệnh giá 1$, 10.000cp): 10.000

Thặng dư vốn: 200.000

Lợi nhuận giữ lại: 290.000

Tổng số vốn cổ phần của cổ đông nắm giữ $500.000

Về lượng cổ tức bằng cổ phiếu nhỏ:

Giả sử doanh nghiệp công bố mức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là 10% Các cổ đông nhận được 1.000cp (10.000cp x 10%) mới: 1.000 x $1 = $1.000 Tổng giá trị cp thường tăng : 10.000 +1.000 = $11.000

Giả sử giá cp thị trường khi chia cổ tức là: $65 Tổng giá trị cp với giá 65$ là: 10.000 x 65 = $65.000

Tăng thặng dư vốn: 200.000 + 65.000 = $265.000

Giảm lợi nhuận giữ lại: 500.000 - (11.000 + 265.000) =$ 224.000

Ta có kết quả mới:

Cổ phần thường (giả sử mệnh giá $1, 11.000cp): 11.000

Thặng dư vốn: 265.000

Lợi nhuận giữ lại: 224.000

Tổng số vốn cổ phần của cổ đông nắm giữ $500.000

Về lượng cổ tức bằng cổ phiếu lớn:

Giả sử doanh nghiệp công bố mức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là 100% Lúc này, các cổ đông nhận được 10.000 cp mới: 10.000 x $1 = $10.000 Tổng giá trị cp thường tăng : 10.000 +10.000 = $20.000

Thặng dư vốn không đổi: $200.000

Giảm lợi nhuận giữ lại: $280.000

Cổ phần thường (giả sử mệnh giá $1, 20.000cp): 20.000

Thặng dư vốn: 200.000

Lợi nhuận giữ lại: 280.000

Tổng số vốn cổ phần của cổ đông nắm giữ $500.000

ƯU ĐIỂM : Nhà đầu tư tránh được thuế đánh vào cổ tức tiền mặt , khi nhận thêm cổ tức bằng cổ phiếu . Ngoài ra, ở góc độ công ty, công ty có thể tránh việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt khi đang cần dùng số tiền đó để đầu tư vốn lưu động hoặc tài sản cố định ( nhà máy, thiết bị , … ) . Bên cạnh đó, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu còn giúp tăng thanh khoản giao dịch cổ phiếu , khi số lượng cổ phiếu phát hành thêm tăng lên , và giá được điều chỉnh tăng tương ứng . Do đó , cơ hội cổ phiếu đến với nhiều nhà đầu tư hơn , và cơ hội tăng giá cho chính bản thân cổ phiếu cũng xảy ra

NHƯỢC ĐIỂM : Do số cổ phiếu lưu hành tăng lên , vốn hóa không đổi nên thị giá một cổ phiếu sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giàm . Bên cạnh đó, nếu công ty sử dụng tiền thay vì trả cổ tức tiền mặt vào các dự án không tạo thêm khả năng lợi nhuận cho nhà đầu tư , giá cổ phiếu có thể giảm , khiến nhà đầu tư mất đi cơ hội nếu nhận tiền mặt cổ tức thay vì cổ tức bằng cổ phiếu .

III. Tách gộp cổ phiếu

(Stock Slpits)

Trong sách chỉ đề cập đến Chia cổ phiếu ( Forward Slipt)

Khái niệm: : Là hành động của doanh nghiệp nhằm tăng thêm số lượng cổ phần của công ty, thực chất cũng giống như cổ tức bằng cổ phiếu ngoại trừ việc thể hiện bằng một số tỷ lệ và giá cổ phiếu giảm khi chia nhỏ. Vd: Việc chia nhỏ cổ phiếu từ 1 thành 2 cũng giống như cổ tức bằng cổ phiếu 100%.

VD: (Sách giáo trình dịch/ trg 583)Công ty phát hành 10.000 cp; mệnh giá $1/cp; công ty chia cổ phiếu theo tỷ lệ 1:2; Sau khi phân chia: số lượng cp phát hành là 20.000cp, mệnh giá $0.5cp. Ta có bảng sau:

Chỉ tiêu Trước khi chia Sau khi chia

Số cp phát hành 10.000 20.000

Giá trị $1 $0.5

Tổng giá trị cp $10.000 $10.000

Nguyên nhân doanh nghiệp chia nhỏ cổ phiếu :

− Công ty chia cổ tức bằng hình thức chia nhỏ cổ phiếu làm cho nhà đầu tư cảm thấy giá trị cổ phiếu tăng lên mà chỉ bỏ ra chi phí nhỏ.

− Chia nhỏ giá cổ phiếu làm cho thị trường có thể mua bán dễ dàng và nhanh chóng, tính thanh khoản của cổ phiếu tăng, giá cổ phiếu tăng.

− Nhằm tăng sự ổn định về giá cả cho cổ phiếu.

Tác động của hình thức chia nhỏ cổ phiếu:

− Hình thức chi trả cổ tức bằng cách chia nhỏ cổ phiếu thường được sử dụng khi giá cổ phiếu trên thị trường lên quá cao, tính thanh khoản của cổ phiếu thấp, do đó việc tách cổ phiếu là điều cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu, từ đó kích thích các nhà đầu tư dẫn đến tăng tính thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường.

− Khi chia nhỏ cổ phiếu làm số lượng cổ phiếu tăng dẫn đến tăng số lượng cổ đông và từ đó hạn chế khả năng công ty bị thâu tóm.

So sánh hình thức chi trả cổ tức bằng cách phát hành thêm cổ phiếu và bằng cách chia nhỏ cổ phiếu:

Giống nhau:

• Không làm thay đổi giá trị tài sản và vốn chủ sở hữu của Công ty. f

• Không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ quyền sở hữu của công ty, của từng cổ đông hiện hành. Chỉ làm tăng thêm số lượng cổ phiếu đang lưu hành và vì thế giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu cũng được điều chỉnh tương đối ứng tỷ lệ chia.

Khác nhau:

Trả cổ tức bằng cách phát hành thêm cổ phiếu

Trả cổ tức bằng cách chia nhỏ cổ phiếu

Tăng số lượng cổ phiếu hiện hành nhưng số lượng cổ phiếu tăng thêm thường rất nhỏ so với số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Số lượng cổ phiếu tăng thêm rất nhiều dẫn đến số lượng cổ phiếu hiện hành tăng lên đáng kể

Việc chia cổ tức bằng cách phát hành thêm cổ phiếu làm cho giá cổ phiếu giảm nhưng sự giảm ít

Việc chia cổ tức bằng cách chia nhỏ cổ phiếu làm giá cổ phiếu giảm mạnh hơn, từ đó cổ phiếu có tính thanh khoản tốt hơn

 MỤC ĐÍCH :

- Tâm lý : Khi giá cổ phiếu càng ngày càng cao, có thể một số nhà đầu tư cảm thấy giá cao quá họ không thể mua được, hoặc những nhà đầu tư nhỏ cảm thấy quá đắt. Chia nhỏ cổ phiếu làm cho giá cổ phiếu giảm xuống một mức "hấp dẫn" hơn. Tác động ở đây hoàn toàn là về mặt tâm lý. Giá trị thực của cổ phiếu không thay đổi chút nào, nhưng giá cổ

phiếu thấp hơn có thể tác động đến tâm lý nhà đầu tư đối với cổ phiếu đó và vì vậy lôi kéo những nhà đầu tư mới tham gia. Việc chia nhỏ cổ phiếu còn làm cho các cổ đông hiện tại cảm thấy họ bỗng nhiên có nhiều cổ phiếu hơn trước, và dĩ nhiên, nếu giá tăng, họ bán được nhiều cổ phiếu hơn.

- Tăng tính thanh khoản của cổ phiếu : chia nhỏ cổ phiếu là nhằm tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, tính thanh khoản của cổ phiếu tăng nhờ số lượng cổ phiếu đang lưu hành tăng. Khi cổ phiếu có giá hàng trăm đô la thì chênh lệch giá đặt mua và giá đặt bán lớn có thể đưa đến một kết quả không nhỏ

 LỢI ÍCH CHO NHÀ ĐÂU TƯ :

- Người ta tranh cãi nhau hoài về chuyện chia nhỏ cổ phiếu thì nhà đầu tư có lợi hay không có lợi. Một bên thì nói chia nhỏ cổ phiếu là một tín hiệu tốt, báo hiệu giá cổ phiếu của công ty đang tăng và vì vậy rất là tốt. Lý lẽ này có thể đúng, nhưng ý kiến khác thì, chia nhỏ cổ phiếu thật sự chẳng có tác động gì đến giá trị cơ bản của cổ phiếu và do đó nhà đầu tư chẳng được lợi lộc gì. Mặc dù vậy, các bản tin đầu tư trước giờ thường chú ý đến cảm xúc tích cực khi có một vụ chia tách cổ phiếu nào đó. Có những ấn bản chỉ nói về chuyện cổ phiếu được chia tách và cố gắng hưởng lợi từ tâm lý lạc quan của vụ chia tách đó. Các nhà chỉ trích sẽ cho rằng chiến lược này đâu phải là một chiến lược đã được thử thách qua thời gian đâu và thành công của nó là điều đáng nghi ngờ nhất.

⇨ Nhớ là chia nhỏ cổ phiếu chẳng ảnh hưởng gì đến giá trị (tính theo giá trị vốn hoá thị

trường) của công ty đâu. Không nên coi việc chia nhỏ cổ phiếu là một yếu tố quyết định khiến bạn phải mua bằng được một cổ phiếu nào đó. Các công ty chia nhỏ cổ phiếu là vì một số lý do về tâm lý chứ đâu có làm thay đổi tí tẹo nào những nền tảng cơ bản của công ty đâu. Tóm lại dù bạn có 2 tờ 50 đô hay 1 tờ 100 đô thì tài khoản ngân hàng của bạn cũng có nhiêu đó mà thôi.

D. TÌNH HÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC Ở VN

I. Chính sách chi trả cổ tức và giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam

Lý thuyết MM cho rằng chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và điều này được gắn liền với các giả định của thị trường hiệu quả và hoàn hảo. Nhưng trong thực tế Việt Nam với các bất hoàn hảo thì chính sách cổ tức lại có tác động khá rõ nét đến giá trị của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải cân nhắc rất nhiều trước khi đưa ra một chính sách cổ tức để vừa đảm bào nguồn lực đầu tư phát triển lại vừa tạo được hình ảnh của công ty trong cộng đồng doanh nghiệp các nhà đầu tư.

Hiện tại, có hai chính sách chi trả cổ tức phổ biến là chính sách cổ tức ổn định và chính sách trả cổ tức sau đầu tư. Với chính sách chi trả cổ tức ổn định, cổ tức được chi trả theo kết quả kinh doanh có tính chu kỳ của công ty hoặc ổn định theo tỷ lệ cố định, chính sách này đưa ra tín hiệu về sự ổn định trong kinh doanh của công ty. Với chính sách trả cổ tức sau đầu tư, cổ tức chỉ được chi trả sau khi nhu cầu vốn cho đầu tư được đáp ứng,

chính sách này có ưu điểm là đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư, duy trì cơ cấu vốn như cũ mà không cần phát hành thêm cổ phiếu mới, nhưng nhược điểm là dẫn đến tình trạng bất ổn trong thu nhập từ cổ tức của nhà đầu tư, đây là điều các nhà đầu tư không mong muốn.

Ở Việt Nam, các công ty niêm yết thường chia cổ tức một năm 2 lần. Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thường chưa nhất quán và biến động theo diễn biến của thị trường.

− Đợt 1 (thường là vào tháng 8,9 ): các công ty có kết quả nửa năm (2 quý đầu năm) thường tạm ứng cổ tức cho các cổ đông dựa vào chỉ tiêu kế hoạch và kết quả thực tế đạt được trong nửa năm

− Đợt 2 (thường là tháng2, 3): đây là thời điểm kết thúc năm tài chính, các công ty có kết quả của kiểm toán và công bố kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cả năm vừa rồi và thông báo phân chia lợi nhuận, cổ tức (sau khi đã được hội đồng cổ đông thông qua).

Quan sát chung ta thấy tại các thời điểm này giá cổ phiếu có xu hướng tăng. Nguyên nhân cụ thể của việc tăng giá cổ phiếu tại những thời điểm này có lẽ do nhiều yếu tố khác nhau như: các tin tốt về tình hình kinh tế vĩ mô ở Việt Nam, tâm lý “bầy đàn” của nhà đầu tư, các tin đồn về việc đạt siêu lợi nhuận trong việc mua bán cổ phiếu, các thông tin về việc mua bán của các nhà đâu tư nước ngoài,…

Qua đó ta có thể thấy mối quan hệ giữa cổ tức và giá cổ phiếu. Các công ty niêm yết có chính sách chi trả cổ tức khá hấp dẫn (thường cao hơn lãi suất ngân hàng). Chính điều này làm tăng nhu cầu của nhà đầu tư, dẫn đến tăng giá cổ phiếu. Thêm vào đó, các công ty niêm yết luôn chú trọng việc sử dụng công bố chi trả cổ tức như một việc phát tín hiệu về tình hình phát triển cũng như triển vọng của bản thân công ty. Thậm chí, chính sách cổ tức đã được xem như một công cụ đánh bóng hình ảnh một cách khá hiệu quả của nhiều công ty trong tình trạng bất cân xứng thông tin như thị trường Việt Nam hiện nay. Cổ tức đã làm tăng lòng tin của nhà đầu tư vào công ty và ban quản lý công ty. Sau đây là biểu đồ dẫn chứng về tỷ lệ chi trả cổ tức của 11 doanh nghiệp niêm yết vào tháng 12 năm 2014:

Hình 1.1. Tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt của 11 doanh nghiệp niêm yết tháng 12/2014 (Nguồn: BizLive)

Chính sách cổ tức chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, tuy nhiên, cơ sở quyết định chủ yếu đến việc chi trả cổ tức là dựa trên nhu cầu đầu tư tăng trưởng và khả năng tiếp cận vốn của công ty. Các công ty có nhu cầu đầu tư lớn nhưng khả năng tiếp cận vốn có hạn sẽ ưu tiên nhiều hơn cho việc giữ lại lợi nhuận tái đầu tư đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Các công ty đang vay nợ nhiều, hệ số nợ cao cũng thường phải chi trả cổ tức thấp nhằm ưu tiên nguồn tiền trả nợ. Với các công ty quy mô nhỏ và vừa ở Việt Nam, việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng hay phát hành cổ phiếu không hề dể dàng nên những công ty này thường dựa nhiều hơn vào nguồn vốn nội sinh là lợi nhuận để lại, nên thường chi trả cổ tức thấp hoặc không chi trả. Còn đối với các công ty niêm yết có quy mô lớn, khả năng tiếp cận nguồn vốn của các công ty này tốt hơn các doanh nghiệp nhỏ nên họ thường theo đuổi chính sách ổn định cổ tức. Chính sách này giúp công ty tạo ra dòng tiền ổn định cho cổ đông, giúp ổn định tâm lý cổ đông và giúp cho giá cổ phiếu của công ty được đánh giá cao. Chính sách ổn định cổ tức cũng có thể có một phiên bản là ổn định cổ tức với tỷ lệ thấp kết hợp với một cổ tức đặc biệt cuối năm trong trường hợp lợi nhuận của công ty tốt.

Một dẫn chứng cụ thể nữa về sự thành công nhờ vận dụng hợp lý chính sách cổ tức của Công ty cổ phần Thế giới Di động (MWG). Được thành lập từ năm 2014, trong giai đoạn 2004 -2009, công ty này có mức sinh lời hằng năm rất cao nhưng đã không chi trả cổ tức, ưu tiên tái đầu tư toàn bộ lợi nhuận cho đầu tư tăng trưởng, chiếm lĩnh thị phần trên một thị trường hàng điện tử đang tăng trưởng nhanh, nhờ đó, mà công ty đã trở thành một trong những công ty dẫn đầu nghành và chiếm được thị phần lớn nhất trong ngành. Chính sách cổ tức vẫn là một yếu tố rất lớn tác động đến giá cổ phiếu trong thực tế thị trường Việt Nam, mặc dù mức tác động và cách thức tác động là khác nhau đối với từng

cổ phiếu riêng biệt, từng thị trường khác nhau. Để được các cổ đông thông qua chính sách cổ tức, việc gây dựng niềm tin với cổ đông là rất quan trọng. Vấn đề mấu chốt của chính sách cổ tức là niềm tin của cổ đông vào năng lực quản trị, sử dụng nguồn vốn của

Một phần của tài liệu cổ tức và chính sách cổ tức (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w