Tăng cường kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 75)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

3.1.3.Tăng cường kiểm tra, giám sát

Cần tiến hành công tác kiểm kê, kiểm soát người lao động chặt chẽ. Đặc biệt, cần giám sát kỹ lưỡng, chặt chẽ việc người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng tìm được việc làm mới trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì không được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng nữa. Người thất nghiệp đã tìm được việc làm tức họ đã có nguồn thu nhập để lo cho bản thân và gia đình, nếu lại hưởng thêm trợ cấp thất nghiệp một lần nữa là không hợp lý và không đúng với mục đắch của chắnh sách BHTN đã đề ra.

Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của ngành là liên ngành, kiên quyết xử lý các doanh nghiệp cố tình chây ỳ, nợ đọng, không đóng bảo hiểm thất nghiệp hoặc những trường hợp doanh nghiệp hay người lao động có hiện tượng gian lận trong thụ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Chống trục lợi bảo hiểm Phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm: Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, hành vi lạm dụng chắnh sách bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chắnh sách bảo hiểm thất nghiệp.

3.1.4. Tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật bảo hiểm thất nghiệp

Năm 2012, việc tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam đã đến một số đối tượng, đặc biệt như: học sinh, sinh viên, nông dân, người lao động trong các làng nghề, hợp tác xã, người thuộc hộ cận nghèo, công nhân trong các khu công nghiệp. Nội dung tuyên truyền phù hợp theo nhóm đối tượng. Tuy nhiên, việc tuyên truyền còn chưa thực sự sát sao, mới chỉ mang tính chất hình thức nên hiệu quả đạt được chưa cao. Do đó, cần phải tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền chính sách, pháp luật bảo hiểm thất nghiệp.

3.2. Kiến nghị

Thông qua quá trình nghiên cứu, chúng ta đã thấy rõ được thực trạng cũng như các kết quả đạt được trong việc thực hiện chắnh sách bào hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, những tồn tại hạn chế là không thể tránh khỏi. Các hành vi gian lận, trục lợi là hành vi phạm pháp, có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam cũng như quyền và lợi ắch chắnh đáng của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp một cách chân chắnh, dẫn đến những bất ổn trong đời sống xã hội.Do đó cần phải ngăn chặn và xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi này bằng các biện pháp đồng bộ như sau:

Một phần của tài liệu Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 75)