Thực trạng chắnh sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 47)

Chương II: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ỞVIỆT NAM

2.1. Thực trạng chắnh sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Nói tới thất nghiệp là nói tới tình trạng không có việc làm của những người trong độ tuổi lao động, có nhu cầu làm việc nhưng lại không được đáp ứng nhu cầu đó. Có thể nói, tình trạng như vậy (thất nghiệp nói chung) đã có từ rất lâu, phổ biến ở mọi nơi trên thế giới nói chung, xong việc mà người dân Việt Nam được biết tới bảo hiểm thất nghiệp thì chỉ có cách đây một vài năm mà thôi, và vì thế chắnh sách bảo hiểm thất nghiệp có thể coi là mới trong hệ thống các chắnh sách của nước ta hiện nay.

Ở các nước công nghiệp phát triển có nền kinh tế thị trường đã tiến hành BHTN nhiều năm nay, mà tiêu biểu là CHLB Đức từ 1927. Các nước này coi sự phấn đấu cho trạng thái việc làm cao hay nạn thất nghiệp với tỷ lệ thấp thấp luôn là một trong những mục tiêu chiến lược của quốc gia. Đối với nước ta, chắnh sách BHTN lần đầu tiên được ban hành và triển khai tổ chức thực hiện vào năm 2009. Đây là một công việc hoàn toàn mới đối với vấn đề quản lý thị trường lao động và thực hiện chắnh sách thị trường lao động. Chúng ta phải xây dựng từ đầu hệ thống quản lý lao động và đăng ký lao động; xây dựng mới và tiếp thụ những hệ thống

giới thiệu việc làm và đào tạo lại nghề hiện có cho người lao động thất nghiệp; tổ chức thu và chi trả trợ cấp thất nghiệp cũng như việc tắnh toán cân đối quỹ bảo hiểm thất nghiệpẦ Không những vậy, chúng ta cũng cần có một cái nhìn tổng thể về thị trường lao động, về những đặc trưng của thị trường lao động và nạn thất nghiệp ở nước ta trong giai đoạn trước mắt và lâu dài để từ đó có thể ngay từ bước đi ban đầu đã đưa ra những giải pháp hữu hiệu, nhằm thực hiện tốt chắnh sách BHTN.

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế Ờ xã hội, thì tình trạng thất nghiệp đang là một trong những vấn đề nan giải. Hàng năm, có hơn 1 triệu người bước vào tuổi lao động, nhưng khả năng thu hút lao động của nền kinh tế lại có hạn. Bên cạnh đó, trong quá trình CNH Ờ HĐH và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, một bộ phận không nhỏ lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau bị mất việc làm, đời sống rất khó khăn. Do đó, chắnh sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động học nghề, tìm kiếm việc làm, giúp họ sớm trở lại thị trường lao động. Chế độ BHTN còn thể hiện tắnh tương trợ, lấy số đông để bù đắp cho số ắt bị rủi ro, đồng thời, làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và cho doanh nghiệp.

Ngày 29/6/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm Xã hội, trong đó có chắnh sách BHTN. Đến ngày 12/12/2008, Chắnh phủ đã ban hành Nghị định số 127/2008/NĐỜ CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Xã hội về BHTN. Theo đó, bắt đầu từ ngày 1/1/2009, người lao động và các doanh nghiệp phải đóng BHTN. Với quy định này, thì tối thiểu phải tới ngày 1/1/2010, người lao động tham gia BHTN mới bắt đầu được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Để chuẩn bị cho việc thực hiện chắnh sách này trên toàn quốc, ngày 22/9/2009, Bộ Lao động Ờ Thương binh và Xã hội đã ký quyết định thành lập cơ quan BHTN thuộc Cục Việc làm. Đồng thời, có công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố về việc thành lập Phòng Bảo hiểm thất nghiệp tại các Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) thuộc Sở Lao động Ờ Thương binh và Xã hội để chuẩn bị cho việc

tiếp nhận hồ sơ hưởng BHTN của người lao động. Căn cứ vào phân vùng lãnh thổ, địa lý và số lượng doanh nghiệp, các TTGTVL đã thành lập 157 văn phòng đại diện để phục vụ nhu cầu đăng ký và tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nghị định số 127/2008/NĐ-CP của Chắnh phủ dựa trên những căn cứ và cơ sở như sau:

- Căn cứ Luật Tổ chức Chắnh phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001. - Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006.

- Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006.

- Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Nghị định này bao gồm 7 chương và 44 điều, cụ thể nội dung các chương như sau:

Chương 1: Những quy định chung.

Chương 2: Quyền, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan lao động, bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Chương 3: Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Chương 4: Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Chương 6: Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp. Chương 7: Điều khoản thi hành.

Như vậy chúng ta thấy được rằng, Nhà nước ta đã có được sự quan tâm thắch đáng đối với vấn đề thất nghiệp, mà cụ thể được thể hiện bằng văn bản quy phạm pháp luật đã được triển khai ở trên. Sau 3 năm ban hành, chắnh sách bảo hiểm thất nghiệp đã dần đi vào đời sống nhân dân, đặc biệt là người lao động, giúp họ an tâm hơn về vấn đề việc làm trong tương lai.

Có thể nói, với việc triển khai chắnh sách bảo hiểm thất nghiệp của Nhà nước ta đã đem lại cho người lao động rất nhiều thuận lợi. Cụ thể, nó đã đóng góp không nhỏ vào việc giảm tỉ lệ thất nghiệp và hỗ trợ cho người lao động khi họ gặp những

khó khăn trong vấn đề việc làm. Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, số người tham gia và số thu, chi BHTN ngày càng tăng. Năm 2009 chỉ có 5,9 triệu người tham gia với số thu 5.400 tỷ đồng. Năm 2011, số người tham gia BHTN là 7,9 triệu người, số thu BHTN đạt hơn 7.530 tỷ đồng. Cũng trong năm 2011, đã có 289.181 người có quyết định được hưởng trợ cấp thất nghiệp, tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như TP.HCM, tỉnh Bình Dương, Đồng NaiẦ Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm chiếm gần 75% số người được hưởng BHTN.

Những kết quả trên phần nào cho thấy chắnh sách BHTN đã đi vào cuộc sống, góp phần hỗ trợ người lao động về nhiều mặt khi họ bị mất việc, giảm thu nhập. Sau thời gian dài triển khai như vậy, chắnh sách bảo hiểm cũng bộc lộ không ắt những thiếu sót, và Nhà nước ta cúng liên tục chỉnh sửa và bổ sung sao cho phù hợp với nhu cầu của người lao động cũng như tình trạng phát triển chung của đất nước. Tiêu biểu là Ngày 21 tháng 11 năm 2012, Chắnh phủ ban hành Nghị định số 100/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chắnh phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, Nghị định này sửa đổi, bổ sung thêm các quy định về bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Đối với người lao động có trách nhiệm là phải bảo quản, sử dụng sổ Bảo hiểm xã hội trong thời gian thất nghiệp. Người lao động được nhận thông báo về việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần, quyết định hỗ trợ thất nghiệp, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Lao động Ờ Thương binh và Xã hội. Thực hiện đầy đủ câc quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện các quy đinh khác của pháp luật.

Đối với người sử dụng lao động có trách nhiệm: xác định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện thủ tục, trình tự tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Thông báo với cơ quan lao động khi có biến động lao

động làm việc tại đơn vị theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện. Đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng, đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật. Bảo quản hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và của người sử dụng lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị. Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm thất nghiệp.

Đặc biệt người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin cho người lao động về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động đó trong thời hạn 02 ngày (tắnh theo ngày làm việc), kể từ ngày người lao động yêu cầu. Cung cấp các văn bản theo quy định cho người lao động để hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp như: Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời, thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Về điều kiện người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp: người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau: đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật; người lao động đã đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định.

Đặc biệt, tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động Nghị định số 100/2012/NĐ - CP nêu cụ thể là được tắnh nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động

hoặc hợp đồng làm việc ắt nhất 01 ngày trong tháng đó.

Riêng đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội; người lao động tạm hoãn thực hiện giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật thì thời gian này người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Đăng ký thất nghiệp và thông báo về tìm việc làm với cơ quan lao động: Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nếu người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động thực hiện đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động. Như vậy, so với Nghị định số 127/2008/NĐ - CP quy định trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động phải đến cơ quan lao động để đăng ký thì Nghị định số 100/2012/NĐ-CP đã có sự sửa đổi tăng thời hạn này lên. Bên cạnh đó, hàng tháng người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp đến thông báo với cơ quan lao động về việc tìm kiếm việc làm.

Việc giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng được sửa đổi, bổ sung như sau:

Trước hết, người lao động người lao động phải trực tiếp nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định cho cơ quan lao động nơi người lao động đăng ký thất nghiệp hoặc cơ quan lao động nơi chuyển đến để hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 15 ngày (tắnh theo ngày làm việc), kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.

Qua đó, trong thời hạn 20 ngày (tắnh theo ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan lao động có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét và giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Riêng đối với hỗ trợ học nghề của người thất nghiệp thì trong thời hạn 15 ngày (tắnh theo ngày làm việc), kể từ ngày nhận được đề nghị hỗ trợ học nghề của người thất nghiệp, cơ quan lao động có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải

quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp hằng tháng hoặc trợ cấp một lần cho người lao động trong thời hạn 5 ngày (tắnh theo ngày làm việc), kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan lao động. Trường hợp, cơ quan Bảo hiểm xã hội không thực hiện việc chi trả theo đúng thời hạn quy định hoặc từ chối yêu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật thì cơ quan Bảo hiểm xã hội phải có văn bản thông báo cho cơ quan lao động và người lao động biết và nêu rơ lư do.

Trường hợp người lao động không nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hỗ trợ học nghề hoặc không muốn nhận trợ cấp thất nghiệp thì thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2013. Bên cạnh đó là hàng loạt các văn bản khác đã quy định rất chắnh sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam ta. Chúng ta có thể tham khảo bảng sau:

Bảng 2.1. Các văn bản quy định chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Số hiệu văn bản Ngày ban hành Trắch yếu

32/2010/TT- BLĐTBXH

25/10/2010 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chắnh phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp

03/2010/CT-UBND 20/05/2010

Chỉ thị về tăng cường thực hiện chắnh sách Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

5941/QĐ-UBND 29/12/2009

Quyết định về Bổ sung dự toán chi ngân sách để thực hiện chế độ đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2009 113/2009/TT-BQP Hướng dẫn Nghị định 127/2008/NĐ-

07/12/2009 về bảo hiểm thất nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành

39/2009/TT-

BLĐTBXH 18/11/2009

Hướng dẫn thi hành điều 12 của nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 THÁNG 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về việc làm.

8921/SLĐTBXH-LĐ

16/11/2009

Hướng dẫn Quy trình thực hiện các chế độ Bảo hiểm thất nghiệp

34/2009/TT- BLĐTBXH

16/10/2009

Sửa đổi Thông tư 04/2009/TT- BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 127/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm xã hội về

Một phần của tài liệu Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w