Chương II: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ỞVIỆT NAM
2.2.2. Quy trình chung về thực hiện chắnh sách BHTN tại BHXH các cấp tỉnh (thành phố tương đương) và cấp huyện (quận tương đương)
(thành phố tương đương) và cấp huyện (quận tương đương)
+ Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng BHTN theo mức quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật BHXH và trắch tiền lương, tiền công của từng người lao động theo mức quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật BHXH để đóng cùng một lúc vào quỹ BHTN.
Để quản lý từng đơn vị sử dụng lao động và từng người lao động trong đơn vị tham gia BHTN, tránh chồng chéo giữa BHXH tỉnh và BHXH huyện, việc phân cấp quản lý thu BHTN đươc thực hiện như phân cấp thu BHXH bắt buộc: Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHTN, BHYT đóng trụ sở chắnh ở địa bàn nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH, BHTN, BHYT tại địa bàn đó theo phân cấp của cơ quan BHXH. Trường hợp đơn vị không đủ tư cách pháp nhân, không có tài khoản, con dấu riêng thì đóng theo đơn vị quản lý cấp trên.
+ Nhà nước hỗ trợ kinh phắ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần vào quỹ BHTN. Hàng năm, BHXH tỉnh và huyện tổng hợp về tình hình lao động, tiền lương, tiền công và kinh phắ được ngân sách nhà nước hỗ trợ về BHTN chuyển về cơ quan tài chắnh cấp huyện, tỉnh để được cấp kinh phắ.
+ BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiện: tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ BHTN; tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp để họ nhanh chóng tìm được việc làm mới; thực hiện việc trả trợ cấp thất nghiệp theo đúng chế độ, kịp thời, thuận tiện. Bên cạnh đó, các đơn vị thuộc BHXH kể trên phải lập kế
hoạch tài chắnh cho chắnh sách BHTN trên cơ sở dự báo biến động về lao động thất nghiệp hàng năm, cũng như dự toán nguồn kinh phắ để hỗ trợ cho công tác giới thiệu việc làm, hỗ trợ công tác đào tạo nghề.
+ Người lao đông tham gia BHTN đăng ký thất nghiệp với cơ quan BHXH, nơi người lao động được người sử dụng lao động trước đó đóng BHXH, BHYT và BHTN đồng thời chịu sự quản lý của cơ quan BHXH trong thời gian thất nghiệp.
+ BHXH tỉnh, BHXH huyện: tư vấn và gửi đi đào tạo nghề cho người lao động thất nghiệp; hỗ trợ học nghề cho đối tượng hưởng chế độ BHTN được thực hiện thông qua hợp đồng ký kết với các cơ sở đào tạo dạy nghề. Việc học nghề gì, thời gian học kéo dài bao lâu, trình độ học nghề đạt được như thế nàoẦ cần có sự thỏa thuận giữa cơ quan BHXH với người lao động thất nghiệp trên cơ sở căn cứ vào thực trạng cung Ờ cầu trên thị trường lao động của địa phương, của vùng nhằm tạo khả năng sớm tìm được việc làm mới. Tương tự như vậy, mức hỗ trợ đào tạo nghề cũng được quy định cụ thể cho phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHTN.