trong thời gian qua.
Căn cứ vào kết quả phân tích cầu, tình hình biến động của nền kinh tế nói chung và thị trường cửa nhựa uPVC nói riêng, trong thời gian qua Việt Hà đã có những chính sách, giải pháp thúc đẩy tiêu thụ tương đối hiệu quả.
Chính sách giá
Mặc dù, khủng hoảng kinh tế 2008 làm giá chi phí đầu vào tăng đáng kể, nhưng tình hình tiêu thụ sản phẩm của DN cũng không gặp những biến động lớn, Việt Hà đã dùng nhiều biện pháp cố gắng hạ giá thành xuống mức thấp nhất để kích cầu tiêu thụ cửa nhựa uPVC: giám sát chặt chẽ các khâu: từ nhập nguyên vật liệu đến quy trình sản xuất một cách hiệu quả, DN đã tối thiểu hóa được chi phí giúp cho giá sản phẩm của DN giảm. Ví dụ, trong quý 2/2008 khi hầu hết các DN khác trên thị trường đều tăng giá (Đông Á tăng từ 975- 985 (nghìn VND/m2)) thì Việt Hà lại giảm giá từ 985 -980 (nghìn VND/m2). Giá giảm đã có tác động tích cực trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản
phẩm trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu thời gian qua. Chính sách sản phẩm
Thị trường cửa nhựa uPVC là thị trường cạnh tranh độc quyền. Tức là, sản phẩm của các hãng có sự khác biệt. Nhận thức được điều đó, nên Việt Hà luôn coi chính sách sản phẩm là một trong những chiến lược cạnh tranh của DN. Tuy chưa có bộ phận phụ trách về thiết kế riêng nhưng nhờ lợi thế thâm niên sản xuất nên Việt Hà cũng có tên tuổi trên thị trường Hà Nội và được nhiều đối tác tin tưởng.
Với dây chuyền sản xuất hiện đại và ngày càng được đổi mới về công nghệ, đội ngũ công nhân trình độ cao về cả chuyên môn lẫn hiểu biết nhu cầu thị trường. Việt Hà đã nỗ lực sản xuất ra những sản phẩm: đáp ứng nhu cầu của khách hàng: giá thành, chất lượng tốt, mẫu mã phong phú độc đáo thể hiện nét riêng của Idealwindow…
Chính sách thị trường và mạng lưới tiêu thụ
Thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán các sản phẩm giữa người cung ứng và khách hàng. Muốn hoạt động tiêu thụ sản phẩm được đẩy mạnh, các DN phải chú trọng đến chính sách thị trường. Nghiên cứu xem thị trường thích hợp với sản phẩm nào của DN. Ở thị trường nào cần mở rộng về chiều sâu, thị trường nào cần mở rộng về chiều ngang. Trong thời gian qua, Việt Hà mới chỉ dừng lại ở mở rộng chiều ngang: không chỉ kinh doanh trên thị trường Hà Nội mà hiện nay đến 30% doanh thu của Việt Hà là kết quả kinh doanh ở các thị trường lân cận: Bắc Ninh, Hải Dương…
Vấn đề mạng lưới tiêu thụ của Việt Hà, dù chưa mở rộng các đại lý về những khu vực lân cận, xa trung tâm nhưng Việt Hà đã có những cố gắng trong việc đẩy mạnh chất lượng hoạt động của các đại lý, thúc đẩy tiêu thụ các đại lý đó với các biện pháp: tăng mức chiết khấu cho các đơn hàng lớn, phương thức thanh toán linh hoạt.
Chính sách quảng cáo và xúc tiến bán
Mặc dù trên báo, tạp chí chưa xuất hiện nhiều nhưng với website riêng có thể thấy, Việt Hà đã nhận thức được vai trò quan trọng của chính sách quảng cáo. Mỗi năm, Việt Hà đã chi cho nâng cấp website, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên kinh doanh đến vài trăm triệu - một con số không phải là nhỏ đối với một DN non trẻ.
Hoạt động xúc tiến bán của DN chưa có nhiều, Việt Hà mới chỉ dừng lại ở công tác tiếp cận khách hàng, giới thiệu sản phẩm qua nhân viên kinh doanh và phương tiện truyền miệng.