1. Chữ cái:
Chữ viết tiếng Việt được xây dựng theo hệ thống chữ cái La-tinh. Chữ viết tiếng Việt gồm các chữ cái sau:
a. Dùng để ghi 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i(y), o, ô, ơ, u,ư và 3 nguyên âm đôi iê (ye, ia, ya), ươ (ưa), uô (ua).
b. Dùng để ghi 23 phụ âm: b,c (k, q), ch, d, đ, g(gh), gi, h, kh,l, m, n, nh(ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x.
Ngoài ra tiếng Việt còn sử dụng 5 dấu để ghi 6 thanh điệu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngang.
2. Nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ:
Yêu cầu giữa âm và chữ phải cóphair có quan hệ tương ứng 1-1. Để đảm bảo nguyên tắc này đòi hỏi:
- Mỗi âm chỉ do một ký hiệu biểu thị.
- Mỗi ký hiệu chỉ biểu thị một âm duy nhất ở mọi vị trí trong từ.
3. Những bất hợp lý trong chữ quốc ngữ:
a. Vi phạm nguyên tắc tương ứng 1-1 giữa kí hiệu và âm thanh. Thểhiện ở chỗ dùng nhiều kí hiệu để biểu thị một âm. Ví dụ: hiện ở chỗ dùng nhiều kí hiệu để biểu thị một âm. Ví dụ:
- Âm /k/ được biểu thị bằng 3 kí hiệu: C, K, Q. - Âm/i/ được biểu thị bằng 2 kí hiệu: I, Y.
b. Vi phạm tính đơn trị của ký hiệu. Thể hiện ở chỗ: Một kí hiệu biểu thịnhiều âm khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ với những âm nhiều âm khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ với những âm trước và sau nó.Ví dụ: Chữ a chủ yếu dùng biểu thị âm /a/ nhưng khi đứng trước u và y ở cuối âm tiết lại biểu thị âm /ă/.
II. CHÍNH TẢ
1. Đặc điểm chính tả tiếngViệt:
a. Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính. Vì thế khi viết, các chữ biểu thị âm tiết được viết rời, cách biệt nhau.
b. Mỗi âm tiết tiếng Việt mang một thanh điệu nhất định. Khi viết phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính của âm tiết.
- Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt:
THANH ĐIỆU
PHỤ ÂM ĐẦU
VẦN
ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI
Trong đó, âm chính và thanh điệu là 2 bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo của bất kỳ âm tiết nào.
- Cách xác định kí hiệu ghi âm chính trong chữ:
Cả chữ Phụ âm
đầu
Vần
Thanh điệu
Âm đệm Âm chính Âm cuối
à A Huyền
án A N Sắc
oản O A N Hỏi
toàn T O A N Huyền
quên Q U Ê N Ngang
quyền Q U YÊ N Huyền
thuế TH U Ê Sắc
2. Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt:
a. các chữ cái biểu thị các phần của âm tiết:
- Tất cả các chữ cái ghi phụ âm đầu đều có thể làm ký hiệu ghi âm đầu của âm tiết.
- Tất cả các chữ cái ghi nguyên âm đều có thể làm kí hiệu ghi âm chính của âm tiết.
- Có 2 chữ cái để ghi âm đệm là o và u.
- Các kí hiệu: p, t, m, n, c, ng, (nh), i(y), u(o) biểu thi các âm cuối. b. Sự phân bố vị trí giữa các kí hiệu cùng biểu thị một âm:
* K, C, Q
+ Q viết trước âm đệm.: quả, quang…
* G, GH- NG, NGH viết trước các kí hiệu ghi nguyên âm * IÊ, YÊ, IA, YA
+ IÊ viết sau âm đầu, trước âm cuối.
+ YÊ viết sau âm dệm, trước âm cuối, hoặc khi mở đầu âm tiết. + IA viết sau âm đầu, không có âm cuối.
+ YA viết sau âm đệm, không có âm cuối. * UA, UÔ
+ UA viết khi không có âm cuối. + UÔ viết trước âm cuối
* ƯA, ƯƠ
+ ƯA viết khi không có âm cuối + ƯƠ viết trước âm cuối
*O, U làm âm đệm
+ Sau chữ cái ghi phụ âm Q chỉ viết U
+ sau các phụ âm khác hoặc mở đầu âm tiết, viết O trước các nguyên âm a, ă, e. Viết U trước các nguyên âm â, ê, y, ya, yê.
* I, Y làm âm chính + I viết sau âm đầu + Y viết sau âm đệm.
3. Quy tắc viết hoa hiện hành
a. Tình trạng viết hoa trong chính tả tiếng Việt: Chữ viết hoa có chức năng sau:
- Đánh dấu sự bắt đầu một câu
- Ghi tên riêng của người, địa danh, tên cơ quan, tổ chức… - Biểu hiện sự tôn kính.
b. Quy định về cách viết hoa tên riêng: - Đối với tên riêng tiếng Việt
+ Tên người và tên địa lý: Viết hoa tất cả các âm tiết và không dùng gạch nối
+ Tên tổ chức cơ quan: Chỉ viết hoa âm tiết đầu trong tổ hợp dùng làm tên
- Đối với tên riêng không phải tiếng Việt
+ Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng chữ La tinh thì giữ đúng nguyên hình trên chữ viết như trong nguyên ngữ.
+ Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng hệ thống chữ cái khác chữ cái La tinh thì dùng lối chuyển tự chính thức sang chữ La tinh sau đó viết hoa chữ cái đầu của âm tiết.
4. Quy tắc viết tên riêng và thuật ngữ nước ngoài.
a. Tình trạng viết tên riêng và thuật ngữ nước ngoài trong chính tả tiếng Việt liên quan đến hai vấn đề chính:
- Phiên âm tên riêng
- Phiên âm thuật ngữ khoa học- kỹ thuật