YÊU CẦU VỀ CÂU TRONG VĂN BẢN.

Một phần của tài liệu giáo trình tiếng việt thực hành hệ cao đẳng (Trang 33 - 35)

A. YÊU CẦU VỀ CÂU XÉT THEO QUAN HỆ HƯỚNG NỘi1. Câu phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt: 1. Câu phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt:

Phần lớn các câu trong tiếng Việt đòi hỏi phải có đầy đủ hai thành phần nòng cốt là chủ ngữ và vị ngữ. Tuy thế, tùy những hoàn cảnh sử dụng cụ thể, người ta có thể dùng câu một thành phần (câu đặc biệt). Điều cần chú ý khi đặt câu tiếng Việt là trật tự từ trong câu.

2. Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy của người Việt.

a. Câu phải phản ánh đúng quan hệ trong thế giới khách quan. Ví dụ: Truyện Kiều là tác phẩm kiệt tác của Nguyễn Công Hoan ( là một câu sai).

b. Quan hệ giữa các thành phần câu, các vế câu phải hợp logich. Ví dụ: Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đều làm được rất nhiều (sai).

c. Quan hệ giữa các thành phần phải là quan hệ đồng loại. Ví dụ: Người chiến sĩ bị 2 vết thương một vết ở bên đùitrais và một vết ở Quảng Trị (sai).

3. Câu phải có thông tin mới:

Khi đặt câu, người viết ngoài việc phải chú ý đến cấu tạo ngữ pháp, quan hệ ngữ nghĩa, còn phải đặc biệt chú ý dến lượng thông tin mà mình nói (viết) ra. Ví dụ: Nó đá bóng bằng chân, nó nhìn tôi bằng mắt…

4. Câu phải được đánh dấu câu phù hợp:

a. Dấu chấm: Dùng để đánh dấu sự kết thúc của câu trần thuật. b. Dấu chấm hỏi: Dùng để đánh dấu câu nghi vấn.

c. Dấu chấm lửng: Dùng để biểu thị lời nói bị ngắt quãng vì xúc động; biểu thị chỗ ngắt dài giọng với ý châm biếm, hài hước; biểu thị người nói chưa nói hết…

d. Dấu chấm phẩy: Dùng để phân cách các vùng tương đối độc lập trong câu.

e. Dấu chấm than: Dùng để đánh dấu câu cảm thán hoặc câu cầu khiến. g. Dấu ngang cách: dùng để phân biệt thành phần chêm xen, đặt trước những lời đối thoại, các bộ phận liệt kê.

h. Dấu hai chấm: Dùng để báo hiệu điều trình bày tiếp theo mang ý giải thích, thuyết minh, trích dẫn…

i. Dấu ngoặc đơn: Dùng để tách các phần có tác dụng giải thích, bổ sung. k. Dấu ngoặc kép: Dùng để đánh dấu lời trích dẫn trực tiếp, đóng khung tên riêng, tên tác phẩm..

l. Dấu phẩy: dùng để tách các thành phần cùng loại, các vế câu…

B. YÊU CẦU VỀ CÂU XÉT THEO QUAN HỆ ĐỐi NGOẠI.

1. Câu đặt ra phải phục vụ cho mục đích giao tiếp của văn bản. 2. Câu đặt ra phải phù hợp với quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp.

3. Câu đặt ra phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

a. Phù hợp với câu trước và sau nó: không mâu thuẫn. Ví dụ: Bình rất thích âm nhạc. dũng cũng khong thích. Sai.

b. Phù hợp với phong cách văn bản: Chẳng hạn câu đặc biệt là loại câu có tính biểu cảm, tính hình tượng cao thường thích hợp với văn bản nghệ thuật, nhưng lại ít dùng trong văn bản hành chính, khoa học…

Một phần của tài liệu giáo trình tiếng việt thực hành hệ cao đẳng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w