NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ VIỆC DÙNG TỪ TRONG VĂN BẢN 1 Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo:

Một phần của tài liệu giáo trình tiếng việt thực hành hệ cao đẳng (Trang 37 - 39)

1. Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo:

Khi viết văn bản cần ghi lại đúng âm thanh và hình thức cấu tạo của từ được sử, nếu không làm cho người đọc lĩnh hội sai nội dung văn bản.

Ví dụ: Đến khi ra pháp trường, anh Nguyễn Văn Trỗi vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.

Tuy thế, vẫn cần phân biệt việc dùng từ không đúng âm thanh và hình thức cấu tạo với hiện tượng dùng từ đồng âm và sáng tạo từ mới.

2. Dùng từ phải đúng về nghĩa:

- Từ dùng phải biểu hiện được chính xác nội dung cần thể hiện. Ví dụ: Hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm lặng (thầm lặng).

- Nghĩa của từ bao gồm cả thành phần nghĩa sự vật, cả thành phần nghĩa biểu thái(biểu hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc của con người):

+ Biếu: Cho người trên với thái độ kính trọng. + Thí: Cho kẻ dưới với thái độ khinh bỉ.

+ Hiến: Cho một sự nghiệp thiêng liêng, cao cả.

- Nghĩa của từ bao gồm cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ví dụ: Đầu: Bộ phận thân thể của con người, hay bộ phận chiếm vị trí trước tiên của một sự vật, thời điểm trước tiên của một khoảng thời gian.

3. Dùng từ phải đúng quan hệ kết hợp;

Các từ khi được dùng trong câu, trong văn bản, luôn có mối quan hệ với nhau về ngữ nghĩa và ngữ pháp. Vì thế, khi dùng từ trong văn bản cần thiết lập cho đúng các quan hệ kết hợp của các từ. Nếu không sẽ mắc lỗi khi dùng từ.

Ví dụ: Do lượng mưa năm nay kéo dài nên đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng (Kết hợp giữa lượng mưa và kéo dài là không phù hợp).

4. Dùng từ phải phù hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản:

Mỗi loại hình văn bản được sử dụng trong mọt phạm vi nhất định của cuộc sống xã hội và nhằm thực hiện một chức năng nhất định, hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. Do đó, mỗi phong cách văn bản đòi hỏi và cho phép dùng những lớp từ nhất định.

Một văn bản được tổ chức tốt là một hệ thống chặt chẽ, trong đó mọi yếu tố ngôn ngữ, cần được huy động một cách nhất quán để đảm bảo cho văn bản thành một chỉnh thể, thực hiện được một mục tiêu giao tiếp thống nhất.

6. Cần tránh hiện tượng lặp từ, thừa từ không cần thiết và bệnh sáorỗng, công thức. rỗng, công thức.

a. Văn bản trong giao tiếp cần cô đọng, vừa đủ về dung lượng. Do đó,

trong việc dùng từ cần tránh hiện tượng thừa từ hoặc lặp từ khi không cần thiết. Ví dụ: Qua hai bảng trên cho ta thấy bệnh nhân khám và điều trị tại nhà chiếm trên 50% dân số (bỏ một trong 2 từ).

b. Cần tránh bệnh dùng từ sáo rỗng, công thức.

Ví dụ: Anh là nhà thơ vĩ đại đã viết nên những tác phẩm tuyệt diệu với một nội dung trữ tình sâu sắc, một hình thức nghệ thuật điêu luyện.

Một phần của tài liệu giáo trình tiếng việt thực hành hệ cao đẳng (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w