MỘT SỐ THAO TÁC RÈN LUYỆN VỀ CÂU 1 Mở rộng và rút gọn câu:

Một phần của tài liệu giáo trình tiếng việt thực hành hệ cao đẳng (Trang 35 - 37)

1. Mở rộng và rút gọn câu:

a. Mở rộng câu: Biện pháp cụ thể hóa ý nghĩa của câu mà vẫn giữ nguyên cấu tạo nòng cốt (C-V)

- Thêm các từ ngữ mở rộng chủ ngữ. Ví dụ: Nông dân gặt Nông dân xã tôi gặt.

- Thêm các từ ngữ mở rộng vị ngữ. Ví dụ: Gió thổi Gió thổi mạnh. - Thêm các từ mở rộng chủ, vị ngữ. Ví dụ: Nông dân gặt Nông dân xã tôi gặt lúa mùa.

- Thêm các thành phần làm trạng ngữ của câu. Ví dụ: Gió thổi Hôm nay, gió thổi mạnh.

b. Rút gọn câu: Biện pháp làm cho câu chỉ còn lại hai thành phần chính (C-V).

Ví dụ: Con tàu xinh xinh trườn đi trong đêm tối Con tàu trườn đi.

2. Tách và ghép câu.

a.cTách câu: biện pháp làm cho một câu trở thành nhiều câu riêng biệt.

Ví dụ:

Mưa lâm thâm, gió trở lạnh, bầu trời u ám Mưa lâm thâm. Gió trở lạnh. Bầu trời u ám.

b. Ghép câu: Biện pháp làm cho nhiều câu trở thành một câu. Ví dụ: Ông

nội đến. Mọi người ra đón ông. Ông nội đến, mọi người ra đón ông.

3. Thay đổi trật tự các thành phần câu:

Nhằm phục vụ cho mục đích:

- Thể hiện được sắc thái biểu cảm hoặc tạo giá trị hình tượng. - Làm nổi bật được đối tượng, điều cần thông báo.

- Tạo sự liên kết chặt chẽ với các câu khác trong văn bản.

4. Chuyển đổi các kiểu câu:

a. Câu không có đề ngữ thành câu có đề ngữ. Ví dụ: Hạt những bông lúa còn mỏng quá Những bông lúa, hạt còn mỏng quá.

b.Câu chủ động thành câu bị động. Ví dụ: Các chuyên gia đầu ngành giảng dạy lớp học Lớp học do các chuyên gia đầu ngành giảng dạy.

c. Câu khẳng định thành câu phủ định:

IV. CHỮA CÂU

a. Câu không đủ thành phần: Thiếu chủ ngữ. Ví dụ: Qua tác phẩm tắt đèn ta thấy hình ảnh người nông dân trong chế độ cũ (bỏ từ qua).

b. Câu không phân định rõ các thành phần. Ví dụ: Về cách làm công nghiệp hóa của nhiều cán bộ khoa học, cán bộ kỹ thuật tập trung kiến nghị (bỏ của thêm dấu phẩy).

c. Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần. Ví dụ: Ý kiến phát biểu tại đây, đồng chí chủ tịch nhấn mạnh: Phát biểu ý kiến tại đây, đồng chí chủ tịch nhấn

mạnh.

2. Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu:

a. Câu phản ánh sai hiện thực khách quan. Ví dụ: Trần Hưng Đạo lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Minh giành lại nền độc lập cho tổ quốc.

b. Câu có quan hệ giữa các thành phần, các vế câu không lôgich. Ví dụ: Qua anh, nó là người bạn tốt.(thay qua= với)

c. Câu có các thành phần cùng chức không đồng loại. Ví dụ: Hãy tìm các ví dụ trong Tắt đèn, Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương để chứng minh.

3. Lỗi về dấu câu:

Không biết đặt dấu câu đúng với loại câu.

4. Lỗi về phong cách: Là những câu có cấu tạo không phù hợp với phạm

vi lĩnh vực giao tiếp. Ví dụ: Đề nghị các đồng chí cố gắng giúp đỡ tôi thực hiện quyết định này.

Chương V

DÙNG TỪ TRONG VĂN BẢN--- ---

Một phần của tài liệu giáo trình tiếng việt thực hành hệ cao đẳng (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w