Đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường hoạt động khuyến ngư

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 37)

TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

3.5.Đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường hoạt động khuyến ngư

Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển, đặc biệt sớm hoàn thiện hệ thống thông tin tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các tai nạn, rủi ro trên biển, cứu hộ cứu nạn. Tăng cường bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển. Giảm thiểu rủi ro về người và tài sản do thiên tai, dịch bệnh hoặc do sự bất thường trong mua bán sản phẩm mà thị trường bên ngoài chi phối. Xây dựng lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ nguồn lợi gắn với bảo vệ ngư dân và quốc phòng an ninh trên biển và hải đảo.

Không chỉ thực hiện mà phải thực hiện một cách toàn diện đến các địa phương chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ ngư dân khắc phục khó khăn, duy trì, đẩy mạnh sản xuất, hỗ trợ về dầu, về bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên; hỗ trợ chi phí mua vé phương tiện về nơi cư trú đối với các trường hợp rủi ro xa nơi cư trú, hỗ trợ các chi phí vận chuyển cấp cứu người từ biển vào đất liền, thông tin tìm kiếm người mất tích trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 30 ngày, hỗ trợ thiệt hại đối với các phương tiện sản xuất bị mất, bị hư hỏng nặng; hỗ trợ chi phí trục vớt phương tiện sản xuất bị chìm đắm hoặc trôi dạt; hỗ trợ con giống thủy sản đối với các diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, hỗ trợ cấp máy thông tin liên lạc, phao cứu sinh đối với tàu, thuyền đánh bắt xa bờ bị chìm, hư hỏng, khôi phục sản xuất; hỗ trợ chi phí nhiên liệu, chi phí sửa chữa đối với các tàu, thuyền tham gia cứu nạn, cứu hộ người và tàu, thuyền bị rủi ro trên biển…

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 37)